Những yêu cầu của việc đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào trường học

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 36)

và mối quan hệ chặt chẽ giữa CBGV-CNV với cấp ủy Đảng và Chính quyền, với học sinh và phụ huynh học sinh. Trong nhà trường, Ban Giám hiệu, chi bộ Đảng, Cơng đồn đại diện quyền làm chủ của CBGV-CNV, lãnh đạo và tổ chức các hoạt động của nhà trường để thực hiện nhiệm vụ của năm học. Trong đó, Quy chế dân chủ địi hỏi Ban Giám hiệu, chi bộ Đảng biết được như thế nào là thực hiện dân chủ với CBGV-CNV, với học sinh. Người dạy và người học được biết những gì, được bàn những gì, được làm những gì và kiểm tra những gì? Điều đó buộc lãnh đạo nhà trường phải theo sát và lắng nghe ý kiến của người dạy và học. Mặt khác, lãnh đạo phải biết gương mẫu và biÕt thu hót người dạy, người học tham gia vào mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn được những hành vi quan liêu, hách dịch, tham nhòng của cán bộ, tạo ra niềm tin của CBGV-CNV với lãnh đạo nhà trường, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của chi bộ, sự điều hành của Ban Giám hiệu.

1.2.3. Những yêu cầu của việc đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào trường học trường học

Việc đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào trường học, mà cụ thể ở đây là ở Hà Nội cần dùa trên những văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ. Trước hết là các văn bản sau đây:

- Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chÕ dân chủ ở cơ sở.

- Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH khóa X, ngày 30/8/1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

- Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

- Thông tư số 10/1998/TTCP-TCCB ngày 5/12/1998 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn triển khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

- Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

- Kế hoạch số 38/KH-UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị sự nghiệp... và doanh nghiệp nhà nước thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở những văn bản hướng dẫn xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, ngành GD&ĐT thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ từ Sở giáo dục đến các cơ sở trường học. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ gồm: Đại diện cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, cơng đồn, thanh niên, phụ nữ, thanh tra nhân dân, trưởng phịng, ban có liên quan do đồng chí Bí thư cấp ủy hoặc lãnh đạo nhà trường làm trưởng ban.

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ngành GD&ĐT xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ, đồng thời hướng dẫn thực hiện đến các phòng giáo dục quận, huyện, đến các cơ sở trường học.

Các văn bản này đã quy định rất cụ thể những điều dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chính vì vậy Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp trong ngành giáo dục trong quá trình thực hiện cần đảm bảo yêu cầu sau:

Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập quán triệt đến cán bộ đảng viên và toàn thể cán bộ cơng nhân viên cơ quan Sở, Phịng giáo dục và CBGV-CNV trong các cơ sở trường học các Chỉ thị, Nghị quyết, Quy chế, Quy định của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở cơ sở. Trên cơ sở nắm chắc

những văn bản về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở mỗi CBGV-CNV trong các nhà trường phát huy quyền làm chủ của mình.

Thứ hai, Ban Giám hiệu các trường học cần bảo đảm cho CBGV- CNV biết đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết để CBGV-CNV tham gia xây dựng, phát triển nhà trường.

Bằng nhiều cách, Ban Giám hiệu các cơ sở trường học mở rộng thông tin để người dạy và người học trong nhà trường biết đầy đủ, chính xác các vấn đề chính như những điều trong Quy chế đã ghi. Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi Ých và nghĩa vụ của dạy và người học. Nó phải được thơng tin cơng khai, kịp thời để người dạy và người học biết và tự giải quyết. Có như vậy, nhà trường mới thực sự phát huy hết tài năng, trí sáng tạo của mọi thành viên trong nhà trường.

Thứ ba, CBGV-CNV và học sinh được công khai, dân chủ bàn bạc, quyết định trực tiếp những việc cần làm để thúc đẩy nhà trường phát triển.

Trên cơ sở hiểu biết các chủ trương, chính sách, pháp luật, CBGV-CNV và học sinh nhà trường có quyền dân chủ bàn bạc quyết định những cơng việc thiết thực trong nhà trường như thực hiện chương trình đào tạo, cách quản lý của Ban Giám hiệu, sử dụng tài sản, tài chính; tuyển sinh, thi cử, đánh giá; cách đánh giá, thi đua, khen thưởng; việc dạy thêm học thêm, nếp sống văn hóa trong nhà trường v.v...

Huy động CBGV-CNV, học sinh trong nhà trường tham gia ý kiến xây dựng quy chế, quy ước, quy định trong nhà trường như bản Quy chế đã xác định và theo nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Không trái với Nghị định của Chính phủ và chủ trương, chính sách có liên quan của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nguyên tắc 2: Chọn chủ đề, xác định nội dung xây dựng quy chế, quy ước, quy định (những vấn đề chung mà nhà trường nào cũng phải có và những vấn đề riêng trong hoạt động của nội bộ nhà trường và trong quan hệ với phụ huynh, với địa phương).

Nguyên tắc 3: Đảm bảo đúng quy trình dân chủ, công khai, được CBGV-CNV thảo luận, lãnh đạo nhà trường thông qua, ban hành. Khơng cầu tồn chờ xong toàn bộ quy chế, quy định, quy ước để ban hành hàng loạt, chọn những nội dung bức xúc nhất, cần thiết nhất thì xây dựng trước và tổ chức thực hiện trước. Trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung những điều chưa phù hợp.

Thứ tư, CBGV-CNV trong nhà trường trực tiếp kiểm tra, giám sát thúc đẩy các hoạt động của nhà trường.

Khơng có sự kiểm tra nào hiệu quả hơn sự tự kiểm tra, giám sát của chính người dân tại cơ sở. Quy chế dân chủ ở cơ sở quy định CBGV-CNV trong nhà trường được giám sát, kiểm tra những việc liên quan đến thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch công tác năm học, những việc liên quan đến quyền và lợi Ých của CBGV-CNV. Sự kiểm tra, giám sát của CBGV-CNV trong nhà trường sẽ góp phần khắc phục các hạn chế, yếu kém, mở rộng phát huy các kinh nghiệm tốt, các việc làm hay, tạo đà cho nhà trường phát triển.

* *

*

Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường học, những đặc điểm cơ bản trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung là cơ sở để phân tích, lý giải đúng, sát tình hình và kiến nghị những giải pháp đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vào trường học mà trước hết là ở các trường THPT ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w