Nâng cao đời sống cho CBGV-CN

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 115)

Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa IX nêu rõ:

Việc xếp lương nhà giáo ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp như yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 2 vẫn chưa thực hiện được. Nhìn chung, chính sách đối với nhà giáo chưa tạo được động lực đủ mạnh cho người dạy để đưa sự nghiệp giáo dục vào thế ổn định và tiến lên theo hướng đổi mới bắt kịp bước phát triển của thế kỷ mới như Nghị quyết Trung ương 2 đã vạch ra [18, tr. 36].

Đó chính là lý do mà một bộ phận giáo viên THPT chưa toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, không Ýt CBGV-CNV trong các trường THPT ở Hà Nội mới chỉ quan tâm "hồn thành nhiệm vụ" giảng dạy, khơng quan tâm tới các hoạt động của tập thể, thờ ơ với việc đóng góp ý kiến với sinh hoạt chính trị, một trong những lý do làm cho CBGV chưa gắn bó với các hoạt động trên đó là lý do khó khăn về vật chất. Vì đời sống khó khăn, một số giáo viên hết giê dạy ở trường đã tổ chức dạy thêm ở nhà, ở trung tâm, dẫn đến việc "dạy thêm học thêm tràn lan". Do đó việc nâng cao đời sống cho CBGV-CNV cũng là một biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trong thời gian tới cần quan tâm nâng cao đời sống cho CBGV-CNV trong các trường THPT ở Hà Nội trên cơ sở tăng cường đầu tư cho giáo dục, xếp lương cho giáo viên cần đảm bảo điều kiện sống tối thiểu để CBGV-CNV yên tâm công tác.

Ban Giám hiệu bố trí cho giáo viên dạy hệ B một cách công bằng, quan tâm đến những giáo viên thu nhập thấp để giáo viên có thêm thu nhập ngồi lương.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi đóng góp của Thành phố, của địa phương cho việc đảm bảo đời sống CBGV-CNV (Thời gian qua Thành phố đã hỗ trợ học phí hệ A đối với việc nâng lương của CBGV).

Cơng đồn nhà trường phối hợp với Cơng đồn ngành vay vốn cho CBGV-CNV có hồn cảnh khó khăn để CBGV-CNV có điều kiện phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập. Sử dụng quỹ phóc lợi của nhà trường vào việc quan tâm đến đời sống CBGV-CNV, đặc biệt chú ý đến việc khám chữa bệnh định kỳ cho CBGV-CNV hàng năm, tổ chức thăm quan nghỉ mát cho CBGV- CNV mỗi năm 2 lần tạo nên sự gắn bó giữa CBGV-CNV với nhà trường.

Nhà trường cùng với Sở GD&ĐT, Cơng đồn ngành trợ cấp kịp thời cho CBGV-CNV có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Khen thưởng CBGV đạt thành tích cao trong giảng dạy, trong bồi dưỡng học sinh giỏi, trong viết sáng kiến kinh nghiệm. Hỗ trợ kinh phí cho CBGV tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có chế độ khuyến khích CBGV học trên chuẩn.

Nhà trường cùng với Cơng đồn tổ chức bữa ăn trưa cho CBGV-CNV để CBGV-CNV đảm bảo sức khỏe tiếp tục giảng dạy và phục vụ giảng dạy.

Đảm bảo đời sống cho CBGV-CNV, quan tâm đến đời sống của CBGV-CNV làm cho CBGV-CNV gắn bó với tập thể, với nhà trường, khi nào quyền và lợi Ých của CBGV-CNV được đảm bảo, khi đó mới phát huy được quyền làm chủ của CNGV-CNV trong việc thực hiện Quy chế dân chủ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w