Bổ sung, hoàn thiện các hình thức, các biện pháp tổ chức thực hiện Quy chế

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 100)

trong trường học đến học sinh và cha mẹ học sinh. Tạo bầu không khí học tập và sinh hoạt ở líp, ở trường theo tinh thần dân chủ-làm chủ; học sinh hơn ai hết được hưởng lợi Ých từ dân chủ. Chỉ có nâng cao nhận thức của CBGV- CNV của học sinh thì việc triển khai Quy chế dân chủ trong nhà trường mới có tác dụng. Đây là giải pháp của mọi giải pháp.

3.1.2.2. Bổ sung, hoàn thiện các hình thức, các biện pháp tổ chức thực hiện Quy chế thực hiện Quy chế

Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT, của ngành, các trường THPT cần xây dựng các quy định, quy chế, quy ước phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa phương, thể hiện rõ vai trò làm chủ của các thành viên trong nhà trường, trong quá trình thực hiện phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

Mét trong những bài học thành công của các trường THPT khi xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là phân công trách nhiệm rõ ràng cho tổ chức, cá nhân trong nhà trường và kiểm tra, đôn đốc thường xuyên theo trách nhiệm được giao. Việc phân công trách nhiệm được thực hiện từ Ban Giám hiệu đến các tổ chuyên môn, phòng ban và từng giáo viên, nhân viên trong nhà trường và được công bố công khai trong Hội nghị cán bộ, công chức hoặc niêm yết tại phòng hội đồng. Việc xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm rõ ràng trong lãnh đạo, trong Hội đồng giáo dục giúp cho: "Các thành viên trong hội đồng thấy rõ nhiệm vụ và có ý thức trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, đồng thời giúp cho lãnh đạo theo dõi

việc thực hiện từng nhiệm vụ, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để kịp bổ sung, điều chỉnh hoạt động của nhà trường" [51, tr. 43].

Việc phân công trách nhiệm tới từng cá nhân và tập thể, việc xét thi đua, việc thực hiện nếp sống văn hóa được thể hiện trong các quy định, quy chế, quy ước. Vì vậy, các quy chế, quy định, quy ước gắn với điều kiện cụ thể của nhà trường, của địa phương, phù hợp với lợi Ých và nguyện vọng của CBGV-CNV sẽ động viên, khuyến khích được CBGV-CNV tự giác, chủ động trong việc thực hiện. Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện cần rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi quy chế cho phù hợp, đồng thời kiểm tra, đánh giá việc thực hiện. Trong nhiệm vụ năm học 2004 - 2005 của khối THPT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các trường "Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế và chất lượng hoàn thành các công việc được giao của tập thể và cá nhân".

Tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, động viên CBGV-CNV tham gia tháo gỡ những khó khăn, thực hiện tốt các quy định, quy ước đề ra. Đặc biệt, kết hợp tốt việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc củng cố kỷ cương, nền nếp, việc thực hiện các quy chế quản lý giáo dục trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành.

Trong quá trình thực hiện quy chế, quy định, quy ước sẽ nảy sinh những khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phát huy trí tuệ của tập thể để giải quyết. Hội nghị cán bộ công chức là điều kiện thuận lợi để phát huy quyền làm chủ của toàn thể CBGV-CNV trong nhà trường trong việc tháo gỡ khó khăn, đề xuất giải pháp cho việc thực hiện tốt hơn các quy định, quy chế đã được đề ra, sửa đổi bổ sung các quy định, quy chế cho phù hợp. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng dân chủ luôn gắn với kỷ cương và pháp luật, do đó, việc xây dựng và sửa đổi quy chế, quy định, quy ước không được trái với các văn bản pháp luật hiện hành. Chẳng hạn như các quy định về quản lý CBGV nhà trường dạy thêm, học thêm cần căn cứ vào chỉ thị số 15/2000/CT-BGD&ĐT ngày 17/5/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; xây dựng quy ước về thực hiện chính

sách dân số, kế hoạch hóa gia đình không được trái với pháp lệnh dân số, nghị định 104 của Chính phủ.

Trong những năm tới, cùng với việc bám sát Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn của Sở GD&ĐT, việc xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT ở Hà Nội còn phải gắn với các nội dung sau:

Củng cố, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngò nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương.

Thực hiện ba đề án của Thành ủy: Cải cách hành chính - Nâng cao hiệu quả kinh tế - Cải thiện môi trường xã hội.

Thực hiện tốt cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương -Tình thương - Trách nhiệm"; "Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp" gắn với phong trào xây dựng "Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch".

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, dân chủ hóa trường học.

Thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành như "Hai tốt", "Tự học tự bồi dưỡng", đúc rót sáng kiến kinh nghiệm, "Thi giáo viên giỏi"....

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w