a) Nguyên nhân
Nguyên nhân của những thành công:
Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp từ Thành phố cho đến Sở GD&ĐT là nguyên nhân cơ bản bảo đảm bảo Quy chế dân chủ được xây dựng và thực hiện có hiệu quả bước đầu.
Ngay sau khi có Chỉ thị số 30/CT của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 22/1998/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định của Chính phủ quy định về thực hiện dân chủ trong 3 loại hình, Thành ủy Hà Nội đã tiến hành chỉ đạo điểm việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Sau khi chỉ đạo điểm, UBND Thành phố có kế hoạch số 38/KH-UB ngày 22/7/1999 triển khai thực hiện Quy chÕ dân chủ ra diện rộng ở tất cả các cơ quan. Ban chỉ đạo Thành phố dưới sự lãnh đạo của Thành ủy đã phát huy đồng bộ vai trò của các ngành có liên quan của Thành phố tham gia xây dựng và ban hành các quy chế, quy ước mẫu, hướng dẫn cơ sở thực hiện, nhờ đó tháo gỡ được khó khăn, lúng túng cho cơ sở và đưa quy chế dân chủ sớm vào cuộc sống.
Được sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố và Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã nghiêm túc thành lập Ban chỉ đạo cấp ngành do đồng chí Giám đốc Sở làm trưởng ban. Sở GD&ĐT đã xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm, quy định về tiếp dân theo mẫu hướng dẫn của UBND Thành phố. Trên cơ sở đó Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường THPT triển khai thực hiện Quy chế dân chủ. Để tạo điều kiện cho các trường học xây dựng các quy định, quy chế, quy ước, Sở GD&ĐT đã ban hành kịp thời một số văn bản hướng dẫn về tuyển sinh, dạy thêm - học
thêm, thu chi tài chính, thi đua khen thưởng tạo ra sự thống nhất hoạt động từ Sở GD&ĐT tới các trường. Ban thanh tra của Sở GD&ĐT phối hợp với các phòng chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra kế hoạch năm học, quản lý chuyên môn, chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp và hoạt động sư phạm của giáo viên. Hàng năm Sở GD&ĐT yêu cầu các trường THPT kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện. Qua sơ kết 3 năm và tổng kết 5 năm việc thực hiện, Sở GD&ĐT Hà Nội đã rót ra nhiều bài học kinh nghiệm, tìm ra giải pháp phù hợp để tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ của các trường trong những năm tiếp theo.
Chi bộ Đảng và đảng viên trong các trường THPT đã gương mẫu trong việc thực hiện Quy chế dân chủ.
Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, đến cuối năm học 2003 - 2004 số đảng viên toàn ngành GD&ĐT Hà Nội là 6.583 chiếm 22% tổng số CBGV-CNV. Trong đó số đảng viên thuộc các trường THPT chiếm 27% tổng số CBGV-CNV ở đây. Như vậy, đảng viên trong các trường THPT ở Hà Nội có tỷ lệ cao hơn so với các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non. Với số lượng đảng viên khá đông, đội ngò đảng viên ở đây đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về số lượng để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong các nhà trường. Đội ngò đảng viên có mặt trong các tổ chuyên môn, các bộ phận trong các nhà trường. Một số đảng viên đã đấu tranh thẳng thắn với các biểu hiện cơ hội, tiêu cực trong nhà trường; đi đầu trong phong trào thi đua dạy tốt, đổi mới phương pháp dạy học; tự học tập tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn; áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến trong dạy học. Đội ngò đảng viên gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chống các hiện tượng tiêu cực như dạy thêm tràn lan, Ðp học sinh học thêm trong các nhà trường; tích cực tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học. Đến nay 100% số đảng viên là CBGV đạt chuẩn về bằng cấp đào tạo, trong đó có 35 đảng viên là thạc sĩ, 1 đảng viên là
tiến sĩ. Chi bộ Đảng và đảng viên đã phát huy được vai trò làm chủ của mình, gương mẫu trong việc thực hiện Quy chế dân chủ để giáo viên ngoài Đảng noi theo. Đảng viên trong các trường THPT đã động viên, tổ chức quần chúng cùng thực hiện Quy chế dân chủ theo phương châm đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Vì vậy, đội ngò đảng viên ở đây được đánh giá cao (xem biểu 2.3, tr. 124).
Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu trưởng đa số các trường THPT có ý thức trong việc đổi mới phương pháp quản lý giáo dục, phối hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn để triển khai Quy chế dân chủ.
Căn cứ vào nội dung của việc thực hiện Quy chế dân chủ, Hiệu trưởng các trường THPT đã có những đổi mới trong cách quản lý giáo dục nhằm tạo điều kiện để CBGV-CNV được biết, được tham gia góp ý, được kiểm tra. Đặc biệt trong quá trình triển khai Quy chế dân chủ Hiệu trưởng các trường THPT tôn trọng ý kiến của học sinh, thông qua đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngò giáo viên để đáp ứng yêu cầu của người học.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ, Hiệu trưởng nhiều trường đã biết khai thác phát huy vai trò tiên phong của chi bộ Đảng, của đảng viên, vai trò của tổ chức Công đoàn trong nhà trường tạo ra sự thống nhất trong việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế, quy ước trong nhà trường.
Tinh thần làm chủ của CBGV-CNV trong nhiều trường THPT đã góp phần to lớn trong việc đem lại thành công cho việc thực hiện Quy chế dân chủ.
CBGV-CNV có thực sự làm chủ nhà trường thì mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong giảng dạy, giáo dục học sinh. Chỉ khi nào CBGV-CNV tự giác, chủ động tham gia vào việc bàn bạc, góp ý vào các hoạt động của nhà trường thì những chủ trương, kế hoạch của nhà trường mới được thực hiện có hiệu quả. CBGV-CNV tích cực đóng góp về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, xây dựng phát triển của nhà trường, góp ý phê bình đảng viên, góp ý cho Giám hiệu, cho đồng nghiệp, đây thực sự là những điều kiện
cơ bản góp phần làm nên thành công của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học.
Nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc:
Việc ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học chậm, không đồng bộ.
Ngày 18/2/1998 Bộ Chính trị có Chỉ thị số 30; bảy tháng sau Chính phủ mới ban hành Nghị định số 71 thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; hơn hai năm sau (năm 2000) Bộ GD&ĐT mới ban hành Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Vì vậy mặc dù Thành ủy và UBND Thành phố Hà Nội có kế hoạch triển khai ngay Chỉ thị 30 của Bộ chính trị bằng kế hoạch số 27/KH-TU ngày 17/3/1998 của Thành ủy và Kế hoạch sè 22/KH-UB ngày 20/4/1999 của UBND nhưng việc triển khai Quy chế dân chủ trong nhà trường vẫn không thể tránh khỏi tình trạng "thực hiện còn chệch choạc". Nhiều trường mất thời gian công sức để tìm tòi, xây dựng quy chế, quy ước, quy định mà hiệu quả vẫn không cao.
Nhận thức của Hiệu trưởng, của CBGV-CNV của một số trường THPT ở Hà Nội hiện nay còn hạn chế, chưa ý thức hết ý nghĩa và tác dụng của việc triển khai Quy chế dân chủ trong nhà trường.
Thực tế cho thấy vấn đề dân chủ ở cơ sở nói chung và dân chủ trong trường học nói riêng là một vấn đề mới, được triển khai trong điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn thì nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vấn đề này không thể không là một quá trình. CBGV-CNV trong các trường THPT ở Hà Nội mặc dù đều có trình độ đại học trở lên về chuyên môn nhưng không phải không còn người có những hạn chế về trình độ lý luận, chưa hiểu đúng, hiểu đủ về dân chủ. Ngay đội ngò đảng viên (gồm cả lãnh đạo nhà trường) lực lượng tiên phong trong thực hiện Quy chế dân chủ cũng chưa đạt yêu cầu về trình độ lý luận chính trị. Trình độ lý luận chính trị của đảng viên ở các trường THPT thấp so với trình độ lý luận chính trị của đảng viên thuộc khối
hành chính sự nghiệp ở Hà Nội (xem biểu 2.4, tr. 124). Những biểu hiện thờ ơ với chính trị, với việc học chính trị làm cho nhận thức về dân chủ và dân chủ ở cơ sở trường học còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc triển khai Quy chế dân chủ ở một số trường còn hình thức.
Trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ, do thiếu tín nhiệm nên Hiệu trưởng một số trường THPT chưa phát huy được quyền làm chủ của cán bộ giáo viên.
Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Hà Nội hầu hết là nam (85%), độ tuổi trung bình cao (xem biểu 2.5, tr. 125). Việc lùa chọn Ban Giám hiệu trong các trường THPT được thông qua lấy phiếu tín nhiệm, không được kiểm phiếu và tuyên bố kết quả ngay sau khi bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này tạo cho CBGV-CNV tâm lý thiếu tin tưởng khi lùa chọn. Có những đồng chí Hiệu trưởng, Hiệu phó chưa thực sự là chỗ dùa của CBGV-CNV trong nhà trường. Đó chính là nguyên nhân của CBGV-CNV ngại tham gia ý kiến đóng góp với Hiệu trưởng, đoàn kết xuôi chiều, tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình yếu. Có tình trạng CBGV nghe nhưng không làm, hoặc làm nhưng không phục, thậm chí rơi vào im lặng hoặc chống đối ở một số trường. Khi CBGV trường nào chưa coi mình thật sự là người làm chủ để bàn, để làm, để kiểm tra thì Quy chế dân chủ trường đó chưa phát huy tác dụng thiết thực.
Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh đến đội ngò CBGV- CNV trong nhà trường.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, CBGV cũng phải làm kinh tế, tăng thu nhập vì lợi Ých của cá nhân và gia đình. Điều đó, một mặt, hạn chế việc nâng cao trình độ chuyên môn, hạn chế việc tham gia các hoạt động của tập thể, của nhà trường và mặt khác là mảnh đất cho chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển. Để làm thêm có thu nhập bằng chính nghề của mình, CBGV phải tìm cách dạy thêm. Việc dạy thêm tràn lan không tuân theo quy định của Bộ GD&ĐT trong các trường THPT ở Hà Nội đã trở thành vấn đề nhức nhối
trong nhiều năm nay, làm giảm uy tín của người thầy. Nếu không dạy thêm, CBGV phải lo tìm nghề phụ để tăng thu nhập. Vì quan tâm quá mức tới quyền lợi cá nhân, một số CBGV chỉ lo sao hoàn thành nhiệm vụ là đủ mà không quan tâm tới việc đóng góp ý kiến, tham gia vào công việc chung của nhà trường.
Nhà nước chưa có những quy định tạo ra động lực cho CBGV-CNV phát huy quyền làm chủ trong việc học tập nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy.
Trong các trường THPT kết quả của việc thực hiện Quy chế dân chủ được thể hiện rõ nét trong chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi người giáo viên phải luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi. Trong thực tế việc học tập của giáo viên THPT nhằm nâng chuẩn gặp nhiều khó khăn. Dù được Hiệu trưởng quan tâm tạo điều kiện cho đi học hầu hết cũng chỉ trên cơ sở bố trí thời khóa biểu hợp lý, còn vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, công tác như những giáo viên khác bởi không có cơ chế thuê hợp đồng dạy thay cho người đi học. Hầu hết CBGV khi theo học đều phải lo việc học, lo giảng dạy trên líp, lo dạy thêm tăng thu nhập. Nhiều giáo viên ngại học. Mặt khác, nhiều CBGV khi có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, có danh hiệu giáo viên dạy giỏi Thành phố, dạy giỏi toàn quốc v.v... lại chưa được tăng lương sớm hơn người đạt chuẩn, người dạy trung bình. Đây chính là một trong những nguyên nhân của tình trạng "chưa có gì nhiều nảy sinh từ dân chủ" của ngành giáo dục nói chung, giáo dục ở trường THPT Hà Nội nói riêng. Từ thực tế Hà Nội cho thấy, ở đâu dân chủ không gắn với lợi Ých, không mang lại lợi Ých cho người lao động- CBGV, thì dân chủ vẫn chỉ là khẩu hiệu, vẫn chỉ là hình thức. Dân chủ, dù trong lĩnh vực nào của đời sống, theo đúng nghĩa của nó, là thực hiện lợi Ých của số đông. Dân chủ không gắn với lợi Ých, không mang lại lợi Ých là dân chủ hình thức, dân chủ không có sức sống. Thực hiện Quy chế dân chủ nói chung, trong trường THPT nói
riêng chính là làm cho mọi người được "thực sự hưởng những phóc lợi của nền dân chủ" [25, tr. 481].
Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ngành chưa kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ thường xuyên để đánh giá và uốn nắn kịp thời.
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là một ngành lớn, phạm vi hoạt động rộng, nên việc kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ tới từng cơ sở trường học khó có thể thường xuyên. Các trường THPT quốc lập là 41 cơ sở, chưa kể hệ thống các trường THPT dân lập. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ lại là những đồng chí giữ trọng trách lớn, đảm đương nhiều nhiệm vụ của ngành, của Thành phố. Việc kiểm tra thực hiện chỉ mới ở một số trường trọng điểm, hoặc những trường có biểu hiện vi phạm Quy chế dân chủ. Điều này dẫn đến việc đánh giá, khen thưởng, nhân các điển hình thực hiện tốt và chấn chỉnh những cơ sở làm chưa tốt gặp nhiều khó khăn, thiếu kịp thời và chính xác.
Chi bộ Đảng và đảng viên trong các trường THPT mặc dù đã có cố gắng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Ý thức trách nhiệm, sự tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong điều kiện mới của nhiều đảng viên chưa cao. Nguy cơ tụt hậu về trí tuệ biểu hiện ở số đảng viên có trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn trên đại học còn thấp so với đội ngò giáo viên; nguy cơ "lão hóa" chậm được khắc phục; tỷ lệ đảng viên phát huy vai trò gương mẫu chưa tương xứng với đội ngò đảng viên; tính chiến đấu, hiệu quả phê bình và tự phê bình của đảng viên trong các tổ chuyên môn chưa cao. Đặc biệt công tác phân công nhiệm vụ cho đảng viên đang còn là một khâu yếu trong chi bộ các trường THPT ở Hà Nội, đến nay số đảng viên được phân công công tác mới chỉ đạt tỉ lệ 59% (xem biểu 2.6, tr. 125) còn nhiều đảng viên chưa được phân công nhiệm vụ như THPT Ngọc Hồi: 15/25, THPT Yên Viên, THPT Yên Hòa: 8/14, làm hạn chế vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng trong các nhà trường. Đây chính là nguyên
nhân của mọi nguyên nhân làm cho việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT ở Hà Nội chưa đạt được kết quả mong muốn.
b) Những bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT ở Hà Nội những năm qua có thể rót ra những kinh nghiệm sau:
Một là, Toàn thể CBGV-CNV mà trước hết là đội ngò cán bộ lãnh đạo và đảng viên trong nhà trường cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng và tác dụng của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học, trường THPT.
Mục tiêu của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học là phát huy được tính chủ động sáng tạo của mỗi CBGV-CNV trong việc tham gia bàn bạc, gãp ý vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Điều đó không thể có được bằng mệnh lệnh mà chỉ