quy ước đến nay:
Hiệu trưởng các trường THPT ở Hà Nội đã thực hiện tốt hơn quyền và trách nhiệm của mình trước tập thể CBGV-CNV. Đó là quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường theo những quy định của Quy chế dân chủ ở cơ sở. Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của CBGV-CNV, học sinh, của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong nhà trường. Thông qua các buổi họp, qua hòm thư góp ý hoặc trao đổi trực tiếp để rút kinh nghiệm, phát huy những mặt mạnh, sửa chữa những mặt còn yếu kém. Có các biện pháp giải quyết những vấn đề đặt ra đúng theo chế độ chính sách của Nhà nước, theo nội quy, quy chế, theo điều lệ của nhà trường. Những vấn đề do CBGV-CNV đề xuất hợp lý được lãnh đạo nhà trường giải quyết kịp thời, những vấn đề chưa hợp lý được đưa ra bàn bạc để đi đến thống nhất trong toàn Hội đồng giáo dục thông qua Hội nghị cán bộ, công chức.
Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng các trường thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các giáo viên, công nhân viên trong nhà trường; đảm bảo thực hiện chế độ công khai tài chính, chế độ hội họp theo quy định.
Hàng năm, Hiệu trưởng thông báo cho CBGV-CNV những vấn đề đã được quy chế quy định như: kế hoạch công tác năm học, kế hoạch công tác theo học kỳ; công khai kinh phí hoạt động hàng năm bao gồm nguồn kinh phí do ngân sách cấp và nguồn tài chính khác, quyết toán kinh phí hàng năm. Ngoài ra, các vấn đề tuyển dụng giáo viên, tuyển sinh, đánh giá thi đua cũng được công khai trong Hội đồng giáo dục. Vì vậy đã xây dựng được không khí dân chủ, đoàn kết trong các Hội đồng sư phạm, trong ngành.
Đối với CBGV-CNV:
CBGV-CNV trong các trường THPT ở Hà Nội được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và trách nhiệm, thông qua các hoạt động cụ thể:
Trong đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học, CBGV-CNV được học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Ngành, nghe tình hình thời sự trong nước và quốc tế.
CBGV-CNV được thảo luận và tham gia xây dựng kế hoạch công tác của nhà trường, của bản thân trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng, chế độ tham quan học tập v.v... từ đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Mỗi CBGV-CNV được bố trí công tác theo đúng chuyên môn và được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao, hàng tháng được đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ căn cứ vào các quy định về thi đua đã xây dùng trong bé quy chế, quy ước.
Mỗi CBGV-CNV trong các trường THPT được tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng theo chương trình của Bộ, của Ngành. Ý thức tự học- tự bồi dưỡng của CBGV-CNV được nâng cao. Đầu những năm 1990, trình độ giáo viên đạt chuẩn ở mức 93% đến nay đã đạt trên 99%. Một số CBGV đã và đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ: 213, tiến sĩ: 9. Giáo viên tích cực hơn trong việc tham gia phong trào đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, tham gia phong trào thi đua Hai tốt. Sau hơn 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chất lượng giảng dạy của các trường THPT được nâng lên rõ rệt (xem biểu 2.1, tr. 123).
CBGV-CNV được thực hiện quyền kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật, bằng hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện thông qua tổ chức Công đoàn, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Đối với học sinh:
Ngay từ đầu năm học, học sinh đã được phổ biến về kế hoạch trong năm học, về quy định tuyển sinh, nội quy, quy chế học tập, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học lực, đạo đức, khen thưởng, kỷ luật. Thông qua giáo viên chủ nhiệm, học sinh tham gia ý kiến của mình về nội quy, quy định của nhà trường, về tổ chức các phong trào thi đua. Đặc biệt trong hơn 5 năm qua, một nét mới đối với học sinh THPT ở Hà Nội là được tham gia ý kiến về việc tổ
chức giảng dạy, học tập ở líp, ở trường. Đây chính là động lực giúp các thầy, cô giáo trong các trường THPT phải nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu của học sinh, tôn trọng quyền lợi chính đáng của người học. Chính vì vậy chất lượng học tập trong những năm qua (so với trước khi có Quy chế dân chủ) được tăng lên rõ rệt (xem biểu 2.2, tr. 123).
Đối với các đoàn thể trong nhà trường:
Công đoàn trong các cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của Quy chế dân chủ trong trường học, vận động đoàn viên công đoàn tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các quy định, quy chế, quy ước dân chủ và thực hiện tốt các quy định, quy chế, quy ước đã đề ra.
Công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học, tạo điều kiện cho đoàn viên công đoàn tham gia ý kiến vào mọi hoạt động của nhà trường để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT. Để Quy chế dân chủ trong trường học đi vào chiều sâu và có thực chất, Công đoàn cơ sở vận động đoàn viên thực hiện tốt cuộc vận động "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Nếp sống văn hóa công nghiệp", "Dân chủ hóa trường học", phong trào "Tự học, tự bồi dưỡng", phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, phong trào "Thi giáo viên giỏi" v.v... tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi chuyên đề, hội thảo tạo điều kiện cho GV-CNV thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp CNH-HĐH Thủ đô và đất nước.
Thông qua Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường, Công đoàn cơ sở tham gia vào việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của nhà trường, bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của CBGV-CNV. Đặc biệt từ khi có Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, Công đoàn đã cùng với
chính quyền xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế này được thông qua Hội nghị cán bộ, công chức và thống nhất thực hiện trong mỗi trường.
Đoàn thanh niên phối với Ban Giám hiệu tổ chức các cuộc họp với líp trưởng, bí thư chi đoàn hàng tháng, học kỳ, tổ chức lấy ý kiến của học sinh về công tác, hoạt động của nhà trường, lắng nghe ý kiến phản ánh của học sinh. Nhiều trường lấy ý kiến của học sinh về việc giảng dạy của các thầy cô giáo cuối mỗi học kỳ để chấn chỉnh quá trình dạy và học, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Đoàn thanh niên tổ chức cho đoàn viên các phong trào thi đua Học tốt, xây dựng "Nhà trường văn hóa, học sinh văn minh thanh lịch, hiện đại", các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vận động đoàn viên thực hiện mọi nội quy, quy định của nhà trường.
Có thể đánh giá chung về kết quả của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở trường THPT trên địa bàn Hà Nội những năm qua như sau:
Đến nay đã hình thành Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong tất cả các trường THPT, đã xây dựng kế hoạch thực hiện và xây dựng được bộ quy chế, quy ước cho hoạt động của nhà trường.
CBGV-CNV bước đầu thực hiện quyền tham gia bàn bạc, giải quyết trực tiếp các vấn đề của nhà trường đặc biệt những vấn đề liên quan đến quyền lợi của CBGV-CNV.
CBGV-CNV thực hiện quyền bàn, góp ý, phê bình qua Hội nghị công chức đầu năm hoặc tại các buổi họp hội đồng, họp tổ chuyên môn để Hiệu trưởng các trường quyết định.
CBGV-CNV thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật bằng các hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện thông qua tổ chức Công đoàn, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Hiệu trưởng các trường làm việc theo nguyên tắc công khai chủ trương, công khai tài chính, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của CBGV-CNV, học sinh, của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong nhà trường.
Bầu cử, ứng cử theo nguyên tắc dân chủ, không áp đặt.
Tất cả đều hướng tới xây dựng "Nhà trường văn hóa, học sinh văn minh, thanh lịch, hiện đại"; nâng cao chất lượng đội ngò CBGV, chất lượng học tập của học sinh; xây dựng chính quyền, tổ chức Đảng trong nhà trường trong sạch, vững mạnh đáp ứng sự nghiệp đổi mới GD&ĐT.
Có thể nói, thực thi dân chủ trong các trường THPT ở Hà Nội những năm qua đã tạo ra bước ngoặt có tính đột phá về các mặt quan trọng sau:
Một là, góp phần quan trọng trong việc tạo ra động lực để phát huy tính năng động, sáng tạo của CBGV trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ nghề nghiệp, thi đua dạy tốt, học tốt, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học v.v... đáp ứng đổi mới sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH.
Hai là, thúc đẩy mạnh mẽ Ban Giám hiệu các trường thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình trước tập thể CBGV-CNV. Đặt hoạt động của Ban Giám hiệu trước sự giám sát của tập thể, của Ban Thanh tra nhân dân trong nhà trường.
Ba là, tăng cường vai trò của Chi bộ Đảng, của các đoàn thể trong nhà trường. Công đoàn, Đoàn thanh niên các trường thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở mà bảo vệ quyền và lợi Ých chính đáng, hợp pháp của CBGV-CNV, của học sinh.
Bốn là, tạo ra niềm tin của CBGV - CNV với lãnh đạo nhà trường, xây dựng được không khí dân chủ, đoàn kết trong các hội đồng sư phạm.
Thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT trên địa bàn Hà Nội đã làm thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, về thể chế hoạt động trong các nhà trường, nâng cao một bước chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH Thủ đô và đất nước.