Có hịm thư lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh học sinh về các hoạt động của nhà trường, giao cho Ban Thanh tra nhân dân xem xét và báo cáo cho Ban Giám hiệu, cho Ban chấp hành Cơng đồn thường xun và định kỳ.
* *
*
Sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đặt ra yêu cầu cần thiết phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự giác của đội ngò giáo viên và cán bộ quản lý trong các nhà trường. Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường học góp phần đáp ứng được những yêu cầu đó. Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở các trường THPT ở Hà Nội được tiến hành bằng nhiều giải pháp khác nhau, thông qua các con đường khác nhau. Vì vậy, địi hỏi lãnh đạo nhà trường phải có quan điểm tồn diện, đồng bộ, khéo léo lùa chọn, phối hợp giữa các giải pháp. Để vận dụng các giải pháp trên có hiệu quả, cần phải có những văn bản pháp lý phù hợp, phải dùa vào mục đích, nội dung, điều kiện thực tế cho phép; dùa vào điều kiện vật chất của từng trường và khả năng sử dụng biện pháp của lãnh đạo các nhà trường.
KẾT LUẬN
Thực hiện dân chủ, dân chủ ở cơ sở, dân chủ trong trường học trong đó có trường THPT ở Hà Nội là một yêu cầu khách quan, cấp bách trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta nói chung, đổi mới giáo dục nói riêng. Thực hiện Quy chế dân chủ ở các trường THPT thực sự trở thành khâu hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đánh giá thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường THPT trên địa bàn Hà Nội hiện nay để từ đó nêu ra những quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế, qua thực tế cho thấy, là cơng việc khó khăn và phức tạp.
Để có cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải đi từ phân tích rõ khái niệm cơ bản về dân chủ ở cơ sở, dân chủ ở trường học. Phân tích làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ, dân chủ ở cơ sở và thực tiễn xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ ở nước ta 6 năm vừa qua trong xã hội, trong giáo dục, trong trường học và trường THPT ở Hà Nội hiện nay. Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng và cấp bách ở nước ta hiện nay.
Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở các trường THPT trên địa bàn Hà Nội hiện nay được thực hiện theo những yêu cầu chung của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội về Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT ở Hà Nội hiện nay lại có những yêu cầu riêng. Trên cơ sở những vấn đề chung về dân chủ, mà trước hết là dân chủ trong giáo dục trong giai đoạn hiện nay mà luận chứng yêu cầu, đặc điểm về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay.
Từ đánh giá thực trạng việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT ở Hà Nội từ năm học 1998 đến nay mà chỉ rõ những
nguyên nhân của những ưu điểm và những hạn chế của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở đây. Từ đó nêu ra một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường mà dự báo xu hướng biến đổi của quá trình thực hiện Quy chế dân chủ trong trường THPT ở Hà Nội.
Phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn là cơ sở để đề xuất các giải pháp để xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường ở Hà Nội hiện nay. Từ tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục; tổ chức thực hiện có hiệu quả; tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện; đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy, sù quản lý của Ban Giám hiệu và hoạt động của các đoàn thể; nâng cao đời sống cho CBGV-CNV đến mở rộng dân chủ đến các đối tượng của trường học.
Các giải pháp có quan hệ chặt chẽ, thống nhất, hỗ trợ nhau nên phải tiến hành đồng bộ, khơng được xem nhẹ giải pháp nào. Trong q trình vận dụng vào thực tiễn, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới, cho nên các giải pháp trên đây phải được nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và bổ sung điều chỉnh cho phù hợp.