Mở rộng dân chủ tới các đối tượng của trường học

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 115 - 118)

Dân chủ ở cơ sở là một khâu trong hệ thống cơ chế dân chủ. Nó liên quan đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa... của đời sống xã hội. Trong quá trình xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cần phải đổi mới cho phù hợp với thực tiễn. Ở tầm vĩ mô, thông qua sửa đổi Hiến pháp và

đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chúng ta từng bước tăng cường cơ sở pháp lý cho việc thực thi dân chủ ở cơ sở. Ở cấp cơ sở một mặt phải nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước; mặt khác phải vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn ở cơ sở mình:

Phải hồn thiện một cơ chế trong đó người nơng dân thực sự làm chủ ruộng đất, người lao động thực sự làm chủ nhà máy, xí nghiệp, người cơng chức thực sự làm chủ cơng tác ở cơ quan, từ đó mới thực sù động viên được tính chủ động sáng tạo của quần chúng trong lao động, học tập và công tác [46, tr. 46].

Quyền làm chủ đó được khẳng định trong Hiến pháp nước ta, nhưng cụ thể hóa quyền đó tới cấp cơ sở, đến người lao động địi hỏi phải đổi mới không ngõng. Trong nhà trường, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ, quy định rõ trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế dân chủ. Tại Điều 5 quy định những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi ra quyết định. Cịn đối với nhà giáo, cán bộ, cơng chức được quy định tại điều 7 những việc được biết, tham gia ý kiến và giám sát kiểm tra thơng qua hình thức dân chủ trực tiếp, hoặc thơng qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Như vậy, nhà giáo, cán bộ, công chức mới dừng lại ở "được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra" chứ chưa được "quyết định" những công việc đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường. Mọi "quyết định" đều trao cho Hiệu trưởng nhà trường. Điều này dẫn đến hai xu hướng: Một là các quyết định của Hiệu trưởng trùng với các ý kiến của đa số CBGV-CNV. Hai là các quyết định của Hiệu trưởng khác với ý kiến tham gia của CBGV-CNV. Nếu khác với ý kiến của đa số CBGV-CNV thì Hiệu trưởng thơng báo, giải thích cho CBGV-CNV.

Việc trao tồn bộ quyền quyết định mọi hoạt động của nhà trường cho Hiệu trưởng để phù hợp quy định đối với Hiệu trưởng tại Điều 4 Khoản 1 "Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước

pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường". Nhưng nếu Hiệu trưởng có nhiều quyết định khác với ý kiến của đa số CBGV-CNV, không phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường sẽ không đem lại hiệu quả cho hoạt động của nhà trường. Đặc biệt quyết định của Hiệu trưởng liên quan tới chỉ tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm học, liên quan đến sử dụng quỹ phóc lợi của nhà trường, đến thi đua khen thưởng mà khác với đa số ý kiến của CBGV-CNV sẽ không chỉ khơng mang lại hiệu quả mà cịn có thể gây ra phản ứng từ phía CBGV-CNV, dẫn đến nội bộ nhà trường mất đồn kết, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Đối với học sinh, nếu những ý kiến của học sinh về đổi mới tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động liên quan đến người học, ý kiến về việc giáo viên không đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh mà không được Hiệu trưởng nhà trường xem xét, đưa ra quyết định phù hợp với nguyện vọng cũng sẽ dẫn đến dư luận hoặc phản ứng tiêu cực trong học sinh, ảnh hưởng tới chất lượng học tập của nhà trường.

Vì vậy, cần mở rộng dân chủ tới CBGV-CNV và học sinh trong nhà trường:

Quy định rõ CBGV-CNV trong nhà trường có quyền quyết định đối với một số vấn đề cụ thể liên quan đến lợi Ých vật chất của CBGV, đến mục tiêu phấn đấu trong kế hoạch của nhà trường.

Học sinh trong nhà trường có quyền quyết định một số hoạt động, phong trào thi đua cụ thể liên quan trực tiếp và phù hợp với việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Việc trao bớt quyền quyết định của Hiệu trưởng cho CBGV-CNV và học sinh trong nhà trường được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ, không trái với quy định của pháp luật, của Bộ, của ngành, đồng thời không ảnh hưởng

tới quá trình quản lý điều hành hoạt động của Hiệu trưởng cũng như nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w