Những khó khăn vướng mắc

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Chỉ thị 30-CT/TW đã được triển khai rộng rãi trong cả nước bằng thực hiện Quy chế dân chủ ở cả ba loại hình cơ sở: xã, phường, thị trấn; cơ quan; các doanh nghiệp. Các tầng líp nhân dân phấn khởi, hào hứng đón nhận Quy chế. Quy chế thực sự hợp lòng dân và được ban hành đúng lúc. Vấn đề ở chỗ việc tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả, thiết thực.

Chỉ sau hai năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã cho thấy: "Trong ba loại hình cơ sở, xã, phường, thị trấn lẽ ra khó khăn phức tạp nhưng lại triển khai mạnh mẽ, sâu rộng, kịp thời hơn, trong lúc đó, các cơ quan và doanh nghiệp có nhiều thuận lợi nhưng nhìn chung triển khai chậm, thiếu đồng bộ, nhiều nơi chưa đi vào thực chất, thiếu chiều sâu" [42, tr. 49].

Đối với các cơ sở trường học, quá trình triển khai Chỉ thị 30-CT/TW, Nghị định 71/1998/NĐ-CP cũng gặp phải những khó khăn sau:

Về năng lực quản lý của Hiệu trưởng:

Đặc điểm của đội ngò CBGV trong các trường THPT ở Hà Nội là được học tập có hệ thống qua trường líp với trình độ đại học, nhiều giáo viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; hơn nữa, các trường lại ở Thủ đô nên nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, về dân chủ của nhiều CBGV là cao hơn về cả lý luận lẫn thực tiễn. Hiệu trưởng các trường THPT phải nhìn nhận đó là một thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với lãnh đạo các nhà trường trong quá trình quản lý nói chung và quá trình triển khai Quy chế dân chủ nói riêng. Làm thế nào để CBGV-CNV tin tưởng, nghe theo, làm theo? Điều đó đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý, có phẩm chất đạo đức mới theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, theo kịp yêu cầu của việc triển khai Quy chế dân chủ.

Năng lực quản lý của người Hiệu trưởng được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận, tổ chức hoạt động giáo

dục là những yếu tố quan trọng. Hầu hết Hiệu trưởng trong các trường THPT được lùa chọn từ những tổ trưởng chuyên môn, từ tham gia công tác đoàn thể, do đó có thuận lợi cho việc chỉ đạo về chuyên môn, việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Tuy nhiên, đội ngò Hiệu trưởng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vô quản lý giáo dục trong thời kỳ mới. Khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại, những tiến bộ của khoa học - công nghệ trong quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ - yêu cầu cần thiết đối với người quản lý giáo dục chưa được tất cả các Hiệu trưởng quan tâm, đầu tư thích đáng. Điều này ảnh hưởng phần nào tới việc chỉ đạo CBGV-CNV trong nhà trường tham gia học tập nâng chuẩn, học tin học, ngoại ngữ. Tính đến nay đội ngò Hiệu trưởng trong các trường THPT trên địa bàn Hà Nội có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn thấp (6/41, trong đó có 5 thạc sĩ, 1 tiến sĩ).

Trình độ về chính trị, pháp luật của đội ngò quản lý giáo dục trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay còn hạn chế cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho việc triển khai Quy chế dân chủ vào các trường THPT. Nhận thức về dân chủ, về nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được lãnh đạo trong các trường tìm hiểu thấu đáo, do đó, lúng túng trong việc xây dựng nội dung các quy định, quy chế, quy ước ở đơn vị mình như trường THPT Ngô Thì Nhậm, Trần Hưng Đạo, Đa Phóc... Một số đồng chí Hiệu trưởng trong quá trình xây dựng các quy định, quy chế, quy ước chưa thể hiện rõ được quyền làm chủ của CBGV-CNV, không tạo ra được sự nhất trí cao trong lãnh đạo nhà trường, chưa tôn trọng đầy đủ ý kiến góp ý của CBGV-CNV trong quá trình quyết định, dẫn đến mặc dù có các quy định, quy chế, quy ước nhưng khi đưa vào thực hiện hiệu quả chưa cao. Cá biệt có đồng chí Hiệu trưởng chưa lắng nghe ý kiến, phản ánh, phê bình của CBGV-CNV mà còn có biểu hiện trù dập đối với CBGV đã góp ý, phê bình mình nên dẫn đến nhà trường có đơn thư khiếu kiện kéo dài, nội bộ mất đoàn kết, ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường.

Thực tế tại trường THPT Lê Quý Đôn cho thấy, những thắc mắc của CBGV-CNV trong nhà trường lúc đầu chỉ là một vài khoản thu chi của nhà trường; vấn đề tuyển sinh, sắp xếp líp đối với một vài học sinh nhưng do Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu và Hiệu trưởng ở đây không thực hiện việc đấu tranh tự phê bình và phê bình một cách kịp thời, nghiêm túc, không tìm biện pháp kiên quyết khắc phục, trái lại còn thành kiến đối với những người đã thẳng thắn phê bình, nên bầu không khí trong nhà trường trở thành căng thẳng, nội bộ CBGV mất đoàn kết. Không được giải quyết thắc mắc, một vài người kêu kiện lên Sở GD&ĐT, nhân dịp đó những người thiếu thiện ý, hoặc thiếu thông tin chính xác kích động thêm vào làm cho tình hình thêm phức tạp. Hậu quả là nhà trường không tiến hành được Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, không tổ chức tổng kết 5 năm cuộc vận động "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", các buổi hội họp không được tổ chức theo kế hoạch... ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Những vấn đề trên cho thấy Hiệu trưởng của một số trường THPT chưa theo kịp yêu cầu của triển khai Quy chế dân chủ; Chưa tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp; Chưa nhận thức được việc thực hiện Quy chế dân chủ không chỉ là yêu cầu đối với người Hiệu trưởng mà còn thể hiện năng lực, trình độ của người quản lý giáo dục trong quá trình đổi mới dẫn đến chỉ đạo công việc này một cách hình thức.

Về phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn:

Chức năng của Công đoàn đã được xác định rõ trong Điều 10 Chương I Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 là:

Chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy 3 chức năng của Công đoàn là: Bảo vệ-Tham gia-Giáo dục vận động. Ba chức năng có quan hệ khăng khít với nhau, làm tiền đề và điều kiện tồn tại cho nhau, trong đó chức năng bảo vệ có vai trò cơ bản và hàng đầu.Tổ chức Công đoàn trong các trường THPT có chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho CBGV-CNV, tham gia với chính quyền để hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học, nâng cao chất lượng dạy và học góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CNH-HĐH Thủ đô và đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay, tổ chức Công đoàn trong một số nhà trường chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của mình; chưa chủ động bàn bạc với Hiệu trưởng soạn thảo các văn bản quy định cụ thể cho đơn vị, chưa làm rõ quyền và trách nhiệm của đoàn viên, dẫn đến đoàn viên Công đoàn thiếu tin tưởng vào việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trong các trường THPT ở Hà Nội theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu là một ví dụ. Công đoàn trong các trường THPT ở Hà Nội còn lúng túng, chậm chạp trong phối hợp với chính quyền để triển khai xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Từ tháng 1 năm 2003 các trường THPT ở Hà Nội thực hiện chế độ lương mới bằng việc trích 40% học phí cho việc tăng lương. Hiệu trưởng các trường THPT đưa ra giải pháp là hạ tiền chi trả hệ B từ 18.000đ đến 20.000đ một tiết xuống 8.000đ đến 10.000đ một tiết. Giải pháp này dẫn đến CBGV-CNV được hưởng lương mới mà tổng thu nhập không tăng và đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải đứng ra bảo vệ quyền lợi cho CBGV-CNV. Trong Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học 2002 - 2003 vấn đề này trở thành gay cấn và các trường THPT đều rơi vào tình trạng không thể giải quyết thỏa đáng. Không những thế nhiều trường không còn kinh phí cho việc đầu tư cơ sở vật chất và cho các hoạt động của nhà trường dẫn đến việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ gặp khó khăn, đoàn viên công đoàn thiếu tin tưởng vào việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Hầu hết CBGV-CNV trong các trường THPT ở Hà Nội cho đến nay nhận thức được vai trò của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở trường học. Nhưng vẫn còn CBGV-CNV coi việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ là nhiệm vụ của lãnh đạo, của Công đoàn mà không thấy được thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường còn là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi CBGV-CNV. Từ nhận thức sai lệch trên, một số CBGV- CNV chỉ quan tâm đến hoàn thành nhiệm vụ được phân công để không ai nói tới mình, Ýt quan tâm đến công việc chung trong nhà trường. Việc tham gia góp ý, đóng góp trí tuệ vào quá trình quản lý, hoạt động của nhà trường rơi vào hình thức. Việc thực hiện các quy định, quy chế, quy ước vẫn còn bị vi phạm và chưa được xử lý kịp thời. Một số giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới, sức khỏe yếu, khả năng sử dụng những phương tiện hiện đại, những tiến bộ của khoa học, công nghệ trong dạy học còn hạn chế ảnh hưởng tới việc đổi mới phương pháp dạy học. Ở mét vài trường còn có CBGV-CNV phát ngôn thiếu tinh thần xây dựng về các hoạt động trong đơn vị, ảnh hưởng phần nào đến khối đoàn kết của nhà trường. "Có một vài cá nhân ở một số đơn vị còn lạm dụng Quy chế dân chủ để đòi hỏi quyền lợi cá nhân không chính đáng, không hợp lý của mình, gây phiền hà, rắc rối cho cơ sở, cho ngành" [50, tr. 9].

Về việc đảm bảo quyền lợi của người học:

Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân trong trường THPT ở Hà Nội không chỉ nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ của CBGV-CNV mà còn phát huy quyền làm chủ của học sinh, nhất là khi học sinh THPT bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, chuẩn bị thành người công dân - có đầy đủ quyền và nghĩa vụ trước xã hội. Trong quá trình triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường THPT ở Hà Nội, việc người học có quyền được biết và được tham gia chưa được nhiều trường tổ chức tuyên truyền và thực hiện đầy đủ. Hiệu trưởng các trường phân công cho giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện nhưng thiếu sự kiểm tra đầy đủ. Những ý kiến của học sinh và cha mẹ học sinh phản ảnh qua

giáo viên chủ nhiệm nhiều khi không tới Hiệu trưởng với những lý do như giáo viên chủ nhiệm thiếu trách nhiệm, những ý kiến của học sinh góp ý về khuyết điểm của đồng nghiệp, về chính Hiệu trưởng nên giáo viên chủ nhiệm né tránh. Việc thông báo kịp thời những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với học sinh chưa được nhiều trường thực sự quan tâm. Hiện tượng học sinh và cha mẹ học sinh thắc mắc về xếp loại học tập, đạo đức, kỷ luật, khen thưởng, những khoản đóng góp và chi tiêu những khoản đóng góp v.v...vẫn còn. Có những trường hợp học sinh có ý kiến về chất lượng giảng dạy của giáo viên đang giảng dạy ở líp nhiều lần, đề nghị chuyển đổi giáo viên khác, nhưng Hiệu trưởng không có biện pháp giải quyết, nguyện vọng của học sinh không được đáp ứng, quyền lợi học tập của học sinh không được đảm bảo theo quy định.

Việc kiểm tra, giám sát:

Khâu giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế về kế hoạch năm học, thu chi tài chÝnh, tuyển sinh, tuyển dụng giáo viên, khen thưởng, dạy thêm học thêm... chưa được thường xuyên. Đây là khâu quan trọng nhưng lại còn yếu trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở các trường THPT Hà Nội hiện nay.

Trong các trường THPT trên địa bàn Hà Nội hiện nay việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện Quy chế dân chủ phần lớn được thực hiện thông qua Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường. Ban Thanh tra nhân dân trong các trường phải xây dựng kế hoạch hoạt động theo quý, học kỳ và cả năm học, phân công phụ trách từng mảng công việc theo quy định, họp định kỳ mỗi quý 1 lần để kiểm điểm và triển khai công tác quý sau; các biên bản và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân phải được Ban chấp hành Công đoàn nhà trường xác nhận và đóng dấu. Trên thực tế nhiều Ban Thanh tra nhân dân chưa hoạt động được theo nguyên tắc trên. Ban Thanh tra nhân dân trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay hoạt động thiếu chủ động, đôi khi do dự, né tránh chưa làm tốt vai trò giám sát của mình. Đặc biệt, khi tham gia giám sát hoặc kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính trong nhà trường, bản thân

CBGV-CNV hoặc đại diện của thanh tra nhân dân trong nhà trường, do thiếu hiểu biết về nghiệp vụ tài chính, nên việc kiểm tra rơi vào hình thức.

Sau 3 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở Thành phố Hà Nội đã có nhận xét chung về việc thực hiện trong cơ quan hành chính, sự nghiệp như sau:

Nhìn chung việc thực hiện Quy chế dân chủ còn ở mức độ; kết quả có khác nhau, không đồng đều. Nhiều cơ quan thực hiện chậm so với kế hoạch; tình trạng phổ biến là cán bộ, công chức còn ngại tham gia ý kiến đóng góp với lãnh đạo cơ quan, đoàn kết xuôi chiều, tinh thần đấu tranh phê và tự phê yếu vì vậy chuyển biến chậm, chưa rõ nét, quy chế dân chủ chưa vào cuộc sống, chưa phát huy tác dụng thiết thực... khối các trường học thực hiện còn chệch choạc, nhiều nơi thực hiện chưa đúng với hướng dẫn của Thành phố [53, tr. 8].

Nhận thức rõ những hạn chế trên, năm 2002 Ngành GD&ĐT Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ. Ngành đã xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban của Sở. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của ngành chỉ đạo và tăng cường kiểm tra việc thực hiện tới từng cơ sở trường học. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thẳng thắn chỉ ra những mặt còn yếu kém, những tồn tại bất cập trong xây dựng và thực hiện Quy chế quản lý, Quy chế dân chủ trong các nhà trường:

Việc tôn trọng thực hiện kỷ cương, nền nếp còn có những mặt yếu kém, quy chế chuyên môn ở một số trường còn lỏng lẻo, đáng chú ý là ở một số trường ngoài công lập. Hiện tượng dạy trước, dạy dồn Ðp hoặc cắt xén chương trình chưa chấm dứt. Một số cán bộ lãnh đạo và giáo viên chưa thực hiện tốt kỷ luật lao động, buông lỏng quản lý, hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan chậm được khắc

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 65)