Kết quả trong việc tổ chức tuyên truyền Quy chế dân chủ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

Sau khi có Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị, Nghị định 71/NĐ-CP của Chính phủ, được sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo các trường THPT đều nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, đưa công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học. Thực hiện Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của CBGV-CNV, góp phần xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh, tăng cường trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường, của mỗi CBGV-CNV trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy.

Từ nhận thức đúng đắn, Hiệu trưởng các trường THPT đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường theo đúng quy định, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ đồng thời nghiêm túc triển khai tới toàn thể CBGV-CNV trong các nhà trường về nội dung và tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học.

Việc tuyên truyền, phổ biến học tập, quán triệt đến CBGV-CNV trong các trường THPT trên địa bàn Hà Nội về Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 71 của Chính phủ và Quyết định 04 của Bộ GD&ĐT được thực hiện thơng qua đợt học chính trị đầu năm; qua Hội nghị cán bộ, công chức; qua các buổi họp tổ chun mơn (hoặc phịng ban) hàng tuần, qua các cuộc họp Hội đồng giáo dục hàng tháng; qua các cuộc họp chi bộ nhà trường. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, đến cuối năm học 2003 - 2004 số trường THPT quốc lập trên địa bàn Hà Nội là 41 trường với tổng số 2.960 CBGV-CNV, trong đó số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 2572 chiếm tỷ lệ 87%. Số đảng viên trong các trường THPT là 793 - chiếm 27% tổng số CBGV-CNV ở đây. Như vậy, việc tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt quy chế dân chủ trong trường học nếu được thực hiện ở các tổ chuyên môn, ở trong chi bộ sẽ đem lại

hiệu quả cao hơn so với việc tổ chức trong toàn Hội đồng. Trong thực tế, Hiệu trưởng nhiều trường THPT đã thấy được hiệu quả các cách tổ chức học tập, tuyên truyền trên để thực hiện.

Do số trường thành lập ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ là 41/41 trường, tỷ lệ 100%, số đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ là 39/41 đạt tỷ lệ 95% nên việc tổ chức tuyên truyền có nhiều thuận lợi. Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ ngành GD&ĐT Hà Nội (1998 - 2003) cho thấy kết quả của việc học tập tuyên truyền về nội dung xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ hàng năm ở trường THPT như sau:

- Sè đơn vị tổ chức tuyên truyền: 41/41 đạt tỷ lệ 100% - Sè đơn vị tổ chức từ 4 buổi trở lên: 35/41 đạt tỷ lệ 85%

- Sè lượt người tham gia trong một buổi: 2.912 đạt tỷ lệ 98% [50, tr. 4]

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)