việc thực hiện Quy chế
Để việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường đi vào thực chất thì khâu giám sát, kiểm tra việc thực hiện rất quan trọng. Việc giám sát kiểm tra phải được thực hiện từ khâu ra văn bản đến tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát từ Sở GD&ĐT xuống các cơ sở trường học. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của Sở GD&ĐT cần chỉ đạo tốt việc thực hiện Quy chế dân chủ ở ngay cơ quan Sở GD&ĐT để đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong việc thực hiện Quy chế dân chủ từ Sở GD&ĐT đến các cơ sở trường học. Ban chỉ
đạo Quy chế dân chủ của Sở giáo dục trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT do đó không được buông lỏng kiểm tra bởi: Lãnh đạo cũng có nghĩa là kiểm tra; buông lỏng việc kiểm tra thì cũng bằng không, coi như không có lãnh đạo. Vì vậy, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ của Sở GD&ĐT cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường THPT để đánh giá và kịp thời chỉ đạo. Hình thức kiểm tra nên đổi mới: Giảm nghe báo cáo mà trực tiếp kiểm tra qua CBGV-CNV nhà trường; tập trung kiểm tra những trường yếu kém để uốn nắn kịp thời những trường thực hiện tốt để nhân điển hình.
Kiện toàn tổ chức Thanh tra nhân dân trong các trường học, tạo mọi điều kiện để Ban Thanh tra hoạt động tốt. Ban Thanh tra nhân dân không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng. Các thành viên của Ban Thanh tra nhân dân cần được tập huấn nghiệp vô thanh tra ngay từ đầu năm học về Luật Thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Giáo dục, về Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 40 của Ban bí thư Trung ương Đảng... để có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Ban thanh tra nhân dân cần phân công nhiệm vụ cụ thể theo 3 mảng công việc: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chính sách chế độ; giám sát việc thực hiện thu chi về quỹ phóc lợi, vốn tự có, tài sản, vật tư... để mỗi thành viên của Ban Thanh tra nhân dân nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện công việc của mình. Thanh tra viên mắc sai lầm khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao cần bị xem xét và bãi miễn.
Ban Thanh tra nhân dân tiếp nhận ý kiến của CBGV để xem xét kiểm tra. Ban chấp hành Công đoàn nhà trường chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân hoạt động đúng chức năng, hoạt động theo kế hoạch: Mỗi quý họp để kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác, bàn bạc triển khai công tác quý sau, kiến nghị những vấn đề còn tồn đọng, đồng thời báo cáo tình hình hoạt động với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để Ban chấp hành Công đoàn cơ sở nắm được tình hình, tiếp tục chỉ đạo. Khi có yêu cầu và kiến nghị của Ban
Thanh tra nhân dân, của trực tiếp CBGV, Hiệu trưởng nhà trường phải giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nhà trường, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài.
Tiếp tục củng cố, tăng cường bộ máy thanh tra giáo dục để làm tốt công tác thanh tra trong quản lý giáo dục, thanh tra lao động sư phạm của giáo viên và thanh tra khiếu nại, tè cáo:
Bảo đảm để các hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, có trọng điểm; ngăn chặn, khắc phục, xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong thực hiện chương trình giáo dục; trong sử dụng tài chính, tài sản; trong tuyển sinh, thi cử, đánh giá kết quả học tập, trong cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường có hành vi tiêu cực trong việc dạy thêm, Ðp buộc học sinh học thêm để vụ lợi [7, tr. 30].
CBGV-CNV trong mỗi trường nêu cao tinh thần trách nhiệm, giám sát kiểm tra mọi hoạt động của nhà trường. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm cần phản ánh ý kiến với Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường để Ban Thanh tra nhân dân xem xét, kiểm tra hoặc có ý kiến trực tiếp với Hiệu trưởng nhà trường để được xem xét, giải quyết kịp thời.