Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK của các ngân

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 38 - 120)

của các ngân hàng hiện đại trên thế giới.

Hoạt động kinh doanh XNK ngày càng phát triển rộng rãi giữa các quốc gia trên thế giới. Chính vì thế mà sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh XNK trở nên quyết liệt hơn và rủi ro mà các doanh nghiệp phải gánh chịu cũng gia tăng. Những rủi ro đối với người bán và người mua trong hoạt động XNK cũng tác động rất nhiều đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK, bên cạnh việc các doanh nghiệp cần phải nắm rõ thông tin về đối tác của mình để lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp, thì các ngân hàng tài trợ XNK cũng cần phải am hiểu kỹ các qui định về UCP 600, ISBP, thẩm định khả năng tài chính của người vay để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK của các NHTM. Kinh nghiệm thực tiễn của các ngân hàng hiện đại trên thế giới trong hoạt

động tài trợ XNK sẽ là những bài học quý báu cho các NHTM Việt Nam nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.

1.6.1 Rủi ro từ việc bắt lỗi chứng từ không đúng (Phụ lục 01)

Qua sự việc nêu trên, chúng ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm sau: - Cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế phải có năng lực, chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu tường tận UCP, ISBP, luật pháp….để từ đó có thể hiểu đúng tinh thần UCP, phát hiện đúng, chính xác những sai sót của chứng từ, tránh những tranh chấp đáng tiếc xảy ra. Vì khi NHPH quyết định bộ chứng từ có sai sót, đã thông báo cho người mua và từ chối thanh toán cho người hưởng, nếu phía nước ngoài không đồng ý, tranh chấp sẽ xảy ra, trong khi hàng hóa có thể bị hư hỏng, giảm giá…Nếu phán quyết của Tòa án hay trọng tài kinh tế cho rằng việc bắt lỗi của NHPH là sai, thì NHPH sẽ gặp phải rủi ro. Lúc này, người mở sẽ không nhận hàng và NHPH vẫn phải thanh toán cho người hưởng.

- Cán bộ ngân hàng đừng quá vị nể khách hàng của mình mà cố tình tìm cho ra những cái bị cho là sai sót của chứng từ nhằm mục đích trì hoãn thanh toán cho đến khi hàng về đến cảng hoặc cho đến khi biết chắc được chất lượng của hàng hóa. Biết đâu khách hàng nhập khẩu lại có thể lợi dụng những sai sót của bộ chứng từ này mà từ chối thanh toán giống như CENTRIMEX, trong khi đó những sai sót này lại bị ngân hàng xuất tình/người thụ hưởng bác bỏ.

- Với tư cách là ngân hàng tài trợ tín dụng nhập khẩu, NHPH phải có trách nhiệm quản lý lô hàng nhập khi về đến cảng, mặc dù người mua không chịu nhận bộ chứng từ, từ chối thanh toán. NHPH phải đứng ra nhận hàng thay cho người mua để bảo đảm rằng ngân hàng có thể bán lô hàng nhập, có nguồn thu nợ vay, còn sau đó người mua sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính đối với NHPH nếu như sau khi bán toàn bộ lô hàng nhưng vẫn không đủ tiền để trả nợ vay và các chi phí phát sinh. Việc SGD I-NHNN & PTNT đã để tàu Dewan I rời cảng Việt Nam mang theo toàn bộ 10.000 tấn phân Urê về nước mà không quản lý lô hàng là trách nhiệm của ngân hàng lẫn doanh nghiệp, dẫn đến ngân hàng không thu được nợ từ tiến bán lô hàng. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với ngân hàng tài trợ nhập khẩu.

1.6.2 Rủi ro đạo đức của người mua hàng (Phụ lục 1)

Về phía Centrimex, họ cho rằng nếu chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và tiếp tục nhận lô hàng thì khả năng có thể bị lỗ lớn vì tại thời điểm đó phân Urê trong nước

liên tục bị rớt giá trong khi thị trường đầu ra là đồng bằng Sông Cửu Long lại đang bị ngập lụt. Vì vậy, Centrimex đã cố tình bám vào lỗi chứng từ bất hợp lệ để từ chối thanh toán, không nhận hàng. Điều này dẫn đến NHPH buộc phải thanh toán cho người thụ hưởng mà lại không thu được nợ vay từ người mua. Qua đó, cho thấy trong trường hợp người mua cố ý không nhận hàng do sự biến động giá cả hàng hóa bất lợi cho phía người mua, và không có thiện chí hợp tác với ngân hàng tài trợ nhập khẩu trong việc trả nợ vay thông qua việc phối hợp nhận lô hàng nhập để bán, như vậy rủi ro đạo đức của người mua đã ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay cũng như uy tín của ngân hàng tài trợ nhập khẩu đối với ngân hàng nước ngoài.

1.6.3 Rủi ro do L/C không qui định rõ ràng điều khoản thanh toán (Phụ lục 2)

Trên đây là trường hợp kinh điển làm sáng tỏ các định nghĩa không rõ ràng của một thư tín dụng chấp nhận theo UCP500. Trong thực tế, Điều 9 UCP 500 chỉ qui định rằng Ngân hàng phát hành và Ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ chấp nhận một hối phiếu được ký phát đòi tiền họ và thanh toán khi đến hạn. UCP 500 không nhắc đến việc thương lượng thanh toán/chiết khấu/tài trợ theo tín dụng chấp nhận là được chấp nhận hay không. UCP 500 không qui định rõ ràng về việc thương lượng thanh toán có được thực hiện sau khi Ngân hàng chấp nhận chấp nhận các hối phiếu được xuất trình hay không. Trong nhiều bộ luật, một hối phiếu được cho là có thể thương lượng thanh toán vào bất kỳ thời gian nào trước khi đáo hạn. Quan điểm này tùy thuộc vào luật hối phiếu địa phương ở các nước.

Qua sự việc nêu trên, có thể rút ra được bài học kinh nghiệm là Ngân hàng chiết khấu cần phải am hiểu rõ các điều khoản trong UCP, luật hối phiếu của nước sở tại phát hành L/C, tránh trường hợp qui định không rõ ràng trong L/C dẫn đến việc Ngân hàng đã chiết khấu hối phiếu cho người thụ hưởng nhưng lại không được Ngân hàng chấp nhận thanh toán, dẫn đến thiệt hại về vốn cho Ngân hàng tài trợ tín dụng xuất khẩu.

1.6.4. Rủi ro từ việc xuất trình chứng từ không phù hợp (Phụ lục 3)

Vụ việc được nêu ra ở đây là mặc dù tu chỉnh L/C đã nêu rất rõ là một số chứng từ quan trọng như vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận trọng lượng….không được phép sai lỗi chính tả, lỗi đánh máy. Nhưng khi bộ chứng từ được xuất trình theo L/C, ngân hàng người thụ hưởng vẫn chủ quan, không kiểm tra kỹ những lỗi cơ bản về đánh máy mà tu chỉnh L/C đã nêu rõ, từ đó dẫn đến hậu quả là bộ

chứng từ không được thanh toán theo bản án của Tòa án. Như vậy, trong trường hợp ngân hàng người thụ hưởng đã tài trợ xuất khẩu thông qua việc chiết khấu bộ chứng từ cho người thụ hưởng, thì ngân hàng người thụ hưởng sẽ gặp rủi ro trong việc không được ngân hàng phát hành thanh toán, dẫn đến không thu hồi tiền.

Còn về phía ngân hàng phát hành, do không nhất quán trong việc bắt lỗi chứng từ theo L/C và không tham chiếu đến ý kiến từ chối của người yêu cầu mở L/C đã dẫn đến việc thanh toán cho ngân hàng thông báo không đúng qui định, làm mất uy tín của ngân hàng phát hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I đã trình bày lý luận tín dụng tài trợ XNK tại các NHTM. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đề cập nội dung tín dụng tài trợ XNK tại các NHTM, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK, những rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK và các bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới để làm nền tảng tiếp tục nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng XNK tại VCB Nha Trang ở các chương sau.

Các nội dụng cơ bản trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại các NHTM hiện nay đã được đề cập trong chương 1 như sau: (1)Tài trợ xuất khẩu gồm: tài trợ trước xuất khẩu, Tài trợ sau xuất khẩu (chiết khấu chứng từ hàng xuất, ứng trước tiền thanh toán hàng xuất khẩu, bao thanh toán. (2) Tài trợ nhập khẩu gồm: cho vay để mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, cho vay thanh toán hàng bộ chứng từ nhập khẩu, tài trợ thông qua bảo lãnh vận đơn, tài trợ thông qua bảo lãnh.

Bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã phân tích những rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK của các ngân hàng hiện đại trên thế giới nhằm giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam hạn chế được những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho các bên tham gia vào quá trình hoạt động tín dụng XNK.

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN - CN

NHA TRANG.

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN - Chi nhánh Nha Trang

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercical Bank for Foreign Trade of Viet Nam – Nha Trang Branch (VCB Nha Trang).

Trụ sở chính (kể từ 02/09/2011): 21 Lê Thành Phương - Nha Trang

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 19/12/1984 trên cơ sở chuyển đổi từ Phòng ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Khánh với qui mô ban đầu chỉ gồm có 04 Phòng, tổ và 25 nhân viên.

Đến nay, VCB Nha Trang đã không ngừng hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình mới. Tại trụ sở chính có 10 phòng, tổ chuyên môn, số phòng giao dịch là 05, trong đó có 04 phòng giao dịch nằm trong địa bàn thành phố, 01 phòng giao dịch ở Thị xã Ninh Hòa với tổng số nhân viên của VCB Nha Trang là 134 người.

Ngân hàng đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ uy tín như: Cho vay, huy động vốn, đầu tư, bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại, ngân quỹ, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, ngân hàng điện tử, mua bán ngoại tệ và hoạt động khác … Việc đa dạng các loại hình nghiệp vụ của chi nhánh phù hợp với chủ trương của Trung ương, tình hình hội nhập quốc tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt tại địa phương.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN - Chi Nhánh Nha Trang

Tại trụ sở chính gồm có 10 phòng nghiệp vụ:

- Phòng Kiểm tra Giám sát Tuân thủ là phòng kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh.

- Phòng Kế toán phụ trách nghiệp vụ Kế toán giao dịch, Kế toán nội bộ.

- Phòng Tổ chức hành chính phụ trách về nhân sự, hành chính, xây dựng cơ bản. - Phòng Ngân quỹ phụ trách về thu, chi tiền mặt của chi nhánh.

- Phòng Khách Hàng phụ trách nghiệp vụ Tín dụng thể nhân và khách hàng doanh nghiệp, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

- Phòng Tổng Hợp: kinh doanh vốn, kinh doanh tiền tệ, giám sát tình hình nguốn vốn và sử dụng vốn, thông báo lãi suất cho vay và lãi suất huy động.

- Phòng Quản lý Nợ: mở tài khoản vay, hạch toán thu nợ vay, lưu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng, báo cáo thống kê.

- Phòng Kinh doanh dịch vụ: mua bán ngoại tệ tiền mặt, thu đổi séc, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh.

- Phòng Thanh toán thẻ: phát hành thẻ nội địa và tín dụng, dịch vụ Ngân hàng điện tử.

- Tổ vi tính: thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của Chi Nhánh.

- Phòng thanh toán quốc tế: thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, tài trợ thương mại.

- Các phòng giao dịch làm nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng thể nhân, dịch vụ

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của VCB Nha Trang

Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Quản lý nợ Phòng Tổng hợp Phòng thanh t oán Thẻ Phòng Ngân quỹ Tổ vi t ính Phòng kdoanh dịch vụ Phòng Hchính nhân sự Phòng Kế toán Phòng KTGS Tuân thủ Phòng giao dịch 3 Phòng giao dịch 1 Phòng GD Ninh Hòa Phòng GD NTT Phòng giao dịch 2 Phòng Khách Hàng Phòng TTXNK

2.1.3 Kết quả hoạt động của VCB Nha Trang giai đoạn 2008 - 2011

2.1.3.1 Về huy động vốn

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của VCB Nha Trang 2008 – 2011: Đơn vị: tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 Tăng trưởng bình quân I Ngân hàng trên địa bàn 12.143 15.830 20.638 23.004 30.4% 30.4% 11.5% 24.1%

Trong đó

Tổ chức tín dụng 914 686 839 290 -24.9% 22.3% -65.4% -22.7%

Tổ chức kinh tế 3,371 4,430 5,225 5,064 31.4% 17.9% -3.1% 15.4%

Dân cư 7,859 10,715 14,574 17,650 36.3% 36.0% 21.1% 31.2%

Tỷ trọng dân cư/tổng huy động 64.7% 67.7% 70.6% 76.7% 4.6% 4.3% 8.7% 5.9%

II VCB Nha Trang

Tổng huy động vốn cuối kỳ 1,189 1,631 2,154 2,582 37.2% 32.1% 19.9% 29.7%

1 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 401 592 558 604 47.6% -5.7% 8.2% 16.7%

- Kỳ hạn <12 tháng 666 945 1,446 1,876 41.9% 53.0% 29.7% 41.5%

- Kỳ hạn >12 tháng 122 94 150 102 -23.0% 59.6% -32.0% 1.5%

2

Cơ cấu huy động vốn theo đối

tượng khách hàng

- Tổ chức kinh tế 590 739 652 724 25.3% -11.8% 11.0% 8.2%

- Dân cư 580 874 1,481 1,836 50.7% 69.5% 24.0% 48.0%

- Tổ chức tín dụng 19 18 21 22 -5.3% 16.7% 4.8% 5.4%

Tỷ trọng dân cư/tổng huy động 48.8% 53.6% 68.8% 71.1% 9.9% 28.3% 3.4% 13.9% Tỷ trọng dân cư/dân cư trên địa

bàn 7.4% 8.2% 10.2% 10.4% 10.5% 24.6% 2.4% 12.5%

3 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

-VNĐ 894 1,223 1,680 1,937 36.8% 37.4% 15.3% 29.8%

-Ngoại tệ 295 408 474 645 38.3% 16.2% 36.1% 30.2%

III Thị phần 9.8% 10.3% 10.4% 11.2% 5.2% 1.3% 7.5% 4.7%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Nha Trang 2008 - 2011

Bảng số liệu trên cho thấy tổng huy động vốn của VCB Nha trang có mức tăng trưởng qua các năm dù thị trường tiền tệ gặp nhiều biến động, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần tỷ trọng từ 37.2% (2009/2008) xuống còn 32.1% (2010/2009) và 19.9% (2011/2010). Điều này cho thấy công tác huy động vốn ngày càng khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể trong năm 2011, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã có thêm 04 Chi nhánh Ngân hàng TMCP đi vào hoạt động, nâng tổng số tổ chức tín dụng trên địa bàn lên 33 đơn vị với tổng số điểm giao dịch là 147 điểm. So sánh tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giữa các ngân hàng trên địa bàn cho thấy tăng trưởng bình quân của VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011 đạt mức 29.7%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân các Ngân hàng trên địa bàn là 24.1%. Bên cạnh đó, thị phần huy động vốn của VCB Nha Trang trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng có mức tăng trưởng

nhẹ qua các năm, đến năm 2011 đã chiếm thị phần huy động vốn là 11.2%. Điều này khẳng định vị thế và uy tín của VCB Nha Trang trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Huy động vốn theo kỳ hạn

Việc tăng nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu ở các khoản tiền huy động có kỳ hạn ngắn, trong đó huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 50% tổng nguồn vốn huy động qua các năm.Trong năm 2011, huy động vốn có kỳ hạn trên 12 tháng của VCB Nha Trang giảm đến 32% so với năm 2010, lý do chủ yếu do sự cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng, mức lãi suất huy động liên tục đẩy lên cao nên khách hàng có xu hướng gửi kỳ hạn ngắn với kỳ vọng lãi suất sẽ tăng cao

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 38 - 120)