Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại VCBNha Trang

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 75 - 77)

- CN NHA TRANG

2.4.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại VCBNha Trang

 Rủi ro do bộ chứng từ nhập khẩu giả mạo, người mua không nhận được hàng

Tình huống 4

Công ty D vay vốn tại VCB Nha Trang để mở L/C nhập khẩu hóa chất công nghiệp từ Thổ Nhĩ Kỳ với trị giá L/C nhập khẩu là USD 95,000.00, L/C được mở ngày 15/09/2011.

- Người bán: MAYA GUMRUK CIKIS KAPI KARSISI, Thổ Nhĩ Kỳ. - Ngân hàng người bán: ALTERNATIFBANK Thổ Nhĩ Kỳ.

- Ngày giao hàng muộn nhất trong L/C: 10/10/2011.

- Ngày 14/10/2011: VCB Nha Trang nhận được bộ chứng từ hàng nhập từ Ngân hàng ALTERNATIFBANK A.S và thư đòi tiền trị giá USD 95,000.00.

- Ngày 17/10/2011: VCB Nha Trang phát hiện bộ chứng từ có một số lỗi bất hợp lệ sau (a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được được xuất trình, (b) Biên lai chuyển phát nhanh không được ký bởi dịch vụ bưu điện và đã thông báo bất hợp lệ trên cho Công ty D.

- Ngày 18/10/2011, Công ty D vẫn chấp nhận các sai sót của bộ chứng từ và đề nghị VCB Nha Trang trả tiền theo L/C qui định.

- Ngày 20/10/2011: Công ty D nhận nợ vay USD 95,000.00 để thanh toán tiền theo L/C. Sau đó, Công ty đã cầm bộ chứng từ gốc để đi nhận hàng những vẫn chưa về đến cảng Việt Nam. Sau nhiều lần liên lạc với hãng tàu ZIM SHIPPING và scan vận đơn đường biển để nhờ hãng tàu xem xét lộ trình của chuyến tàu trên, hãng tàu đã thông báo họ không cấp vận đơn đường biển nào như trên, và các container trong Packing List không phải của hãng tàu.

Kết quả :Công ty D đã nhận bộ chứng từ giả mạo từ phía người mua. Mặc dù Công ty

D đã vay vốn ngân hàng để thanh toán tiền cho người bán theo L/C, nhưng thực tế người bán không hề giao hàng , đã cố tình lừa đảo. Kết quả là Công ty vẫn trả nợ vay ngân hàng đầy đủ.

Nhận xét:

Theo UCP 600, Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính chân thật của bộ chứng từ. Về phía VCB Nha Trang, Ngân hàng đã thực hiện đầy đủ các bước theo qui định để thanh toán bộ chứng từ cho người bán theo L/C. Tuy nhiên, rủi ro xảy ra chính là đạo đức của người bán, lợi dụng lòng tin của người mua để chiếm đoạt vốn và lợi dụng qui định của UCP 600 để thực hiện giao dịch rút vốn.

Kết luận:

Bài học kinh nghiệm rút ra từ rủi ro nêu trên là người mua phải tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác nước ngoài trước khi tiến hành giao dịch, tìm hiểu uy tín của Ngân hàng xuất trình trước khi mở L/C, đồng thời trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu đáng nghi ngờ thì trước khi nhận bộ chứng từ nhập khẩu, người mua nên kiểm tra thông tin về lô hàng với hãng vận tải nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Từ phân tích các rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011, tác giả tổng hợp thành Bảng 2.23.

Bảng 2.23: Tổng hợp Rủi ro – Nguyên nhân – Hậu quả trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang

STT Rủi ro Nguyên nhân Hậu quả

1

Do ngân hàng chiết khấu không phát hiện sai sót của bộ chứng từ.

- Ngân hàng đã không kiểm tra một cách cẩn thận bộ chứng từ dẫn đến tình trạng bộ chứng từ có bất hợp lệ, nhưng vẫn chiết khấu.

-NHPH từ chối thanh toán do phát hiện có lỗi bất hợp lệ. -Người bán vẫn trả nợ NH nhưng NHPH trả lại bộ chứng từ. 2 Do người bán tin tưởng vào người mua, chọn phương thức thanh toán TTR

- Người mua cố tình lừa đảo, chiếm đoạt hàng hoá của người bán.

- Người bán chưa có kinh nghiệm trong giao dịch với đối tác nước ngoài

-Ngân hàng gặp rủi ro mất vốn. Người mua nhận hàng nhưng không trả tiền. Ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. 3 Do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

- CBKH chưa có kinh nghiệm và chủ quan trong khâu kiểm soát tiền vay, tin tưởng doanh nghiệp là khách hàng có uy tín.

-Ngân hàng gặp rủi ro mất vốn, người vay không có nguồn thu từ kinh doanh để trả nợ vay. NH bán hàng tồn kho,và người vay nộp nguồn tiền thu khác để trả nợ vay.

4

Bộ chứng từ nhập khẩu giả mạo

- Nhà xuất khẩu cố tình lừa đảo. - Nhà nhập khẩu chưa tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch.

- Người bán không giao hàng, Người mua gặp rủi ro mất tiền do đã trả tiền nhưng không có hàng để bán.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 75 - 77)