Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại VCBNha Trang

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 72 - 75)

- CN NHA TRANG

2.4.1 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại VCBNha Trang

2.4.1.1 Rủi ro do Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ do bất hợp lệ. Tình huống 1:

- Ngân hàng phát hành L/C: BancoDe Sabadell, S.A, Spain. - Ngưởi hưởng lợi L/C: Công ty TNHH A, Tỉnh Khánh Hòa. - Người mua hàng : Get Fish S.L, Tây Ban Nha.

- Trị giá L/C xuất khẩu : 86,100.00 USD, dung sai được phép +/-10% - L/C xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh, trả chậm 60 ngày kể từ ngày B/L.

- Trong phần xuất trình chứng từ theo L/C có nêu chi tiết: “ Ngày phát hành Health Certificate phải cùng hoặc trước ngày trên vận đơn đường biển”.

- Ngày 19/06/2012, Công ty A xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C với trị giá Invoice là USD 87,576.00 tại VCB Nha Trang. Cùng ngày, Phòng thanh toán XNK kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu thấy hợp lệ và cho đơn vị chiết khấu chứng từ có truy đòi số tiền là USD 78,000.00 - Ngày 21/06/2012, VCB Nha Trang gửi toàn bộ chứng từ xuất khẩu đến Ngân hàng phát hành ở Tây Ban Nha với ghi chú gửi NHPH là bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ theo L/C.

- Ngày 29/06/2012, Ngân hàng phát hành Banco Sabadell Tây Ban Nha gửi điện MT 734 đến VCB Nha Trang thông báo từ chối bộ chừng từ do lỗi bất hợp lệ của bộ chứng từ là :“ Health Certicate được phát hành sau ngày B/L”.

- Ngày 16/07/2012: Ngân hàng phát hành gửi điện thông báo người mua không chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ và không chấp nhận thanh toán cho người hưởng.

- Kết quả: Bộ chứng từ đã được gửi trả lại cho VCB Nha Trang kèm theo điện đòi phí bưu

điện trả lại chứng từ. Ngân hàng phát hành không thanh toán tiền hàng mà VCB Nha Trang đã chiết khấu cho Công ty A.Tuy nhiên, do Công ty A là khách hàng truyền thống và có uy tín trong quan hệ tín dụng với VCB Nha Trang, nên cuối cùng VCB Nha Trang đã giao lại bộ chứng từ gốc cho Công ty A, thu hồi được lại toàn bộ số tiền đã chiết khấu cho Công ty A.

Nhận xét:

Trong quá trình kiểm tra chứng từ, cán bộ thanh toán XNK đã không phát hiện ra sai sót bộ chứng từ do thiếu sự cẩn trọng trong khâu kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C, khi L/C đã qui định rằng “Ngày phát hành Health Certificate phải cùng hoặc trước ngày trên vận đơn đường biển”, nhưng Health Certificate đã bị bất hợp lệ do phát hành sau ngày B/L. Theo đó, Phòng thanh toán XNK đồng ý cho đơn vị được chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất và gửi đi Ngân hàng phát hành đòi tiền với nội dung xác nhận là bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp theo L/C.

Phía Công ty A đã không tìm hiểu kỹ đối tác trong giao dịch mua bán. Tại thời điểm ngân hàng phát hành L/C thông báo bất hợp lệ của bộ chứng từ cho người mua, giá cả lô hàng thủy sản hiện tại đã giảm giá so với thời điểm hai bên ký hợp đồng, vì

vậy người mua không muốn nhận hàng nữa nên đã thông báo với NHPH L/C là không chấp nhận lỗi bất hợp lệ của chứng từ và không chấp nhận thanh toán. Theo qui định tại UCP 600, phía NHPH đã không chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và gửi trả lại chứng từ cho VCB Nha Trang. Điều này hoàn toàn phù hợp với UCP 600.

Kết luận:

Sự thiếu cẩn trọng của cán bộ thanh toán trong khâu kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C đã dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Rủi ro xảy ra là VCB Nha Trang đã chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, nhưng Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ do bất hợp lệ nên không thu hồi được tiền từ Ngân hàng phát hành L/C. Tuy nhiên, do Công ty A là đơn vị có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán XNK với VCB Nha Trang và có doanh số XNK lớn nên Công ty đã dùng tiền xuất khẩu từ lô hàng khác để thanh toán lại đủ số tiền đã chiết khấu cho VCB Nha trang. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ tình huống nêu trên là nếu cán bộ thanh toán đã làm hết trách nhiệm và không sơ sót trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp với các điều khoản và điều kiện theo L/C, thì rủi ro đã không xảy ra đối với cả ngân hàng tài trợ xuất khẩu và người bán trong trường hợp người mua cố tình không muốn nhận hàng và thanh toán bộ chứng từ.

2.4.1.2 Rủi ro do người bán không tìm hiểu kỹ đối tác trong giao dịch mua bán, lựa chọn phương thức thanh toán không phù hợp

Tình huống 2

- Công ty B hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản có vay vốn tại VCB Nha Trang với Hợp đồng tín dụng theo hạn mức là 10 tỷ đồng.

- VCB Nha Trang tài trợ vốn lưu động cho Công ty B để thu mua nguyên liệu thủy sản phục vụ hoạt động xuất khẩu theo các L/C và hợp đồng xuất khẩu đã ký với đối tác nước ngoài. - Trong quá trình vay vốn tại VCB Nha Trang, Công ty B luôn là đơn vị có doanh số xuất khẩu về VCB Nha Trang rất lớn và có uy tín trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

- Rủi ro bắt đầu xảy ra khi đơn vị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc với phương thức thanh toán TTR với tổng trị giá lô hàng là USD 250,000.00.

Tuy nhiên, sau khi nhận hàng xong, người mua đã không thanh toán tiền cho Công ty B và bỏ trốn khỏi địa phương nước xuất khẩu. Mặc dù Công ty B có nhờ đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc truy tìm tung tích của người mua nhưng thực tế người mua đã không còn hoạt động nữa. Do đó, VCB Nha Trang đã gặp rủi ro về tiền vay khi tài trợ vốn xuất khẩu cho công ty B. Kết quả là đơn vị phải bán tài sản thế chấp tại VCB Nha Trang để trả nợ vay cho Ngân hàng.

Nhận xét:

Công ty B quá tin tưởng vào người mua, việc lựa chọn phương thức thanh toán TTR đã dẫn đến rủi ro cho cả ngân hàng và Công ty B do người mua ở Trung Quốc đã nhận hàng nhưng không thanh toán tiền. Hậu quả của rủi ro nêu trên là Công ty B không có nguồn thu để trả nợ vay,VCB Nha Trang phải mất thời gian để xử lý nợ thông qua bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay.

Kết luận:

Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống rủi ro nêu trên là khi Ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp để thu mua nguyên liệu xuất khẩu, VCB Nha Trang cần phải đánh giá phương án trả nợ từ chính Hợp đồng xuất khẩu. Trong trường hợp phương thức thanh toán TTR, VCB Nha Trang phải xem xét lại và tư vấn cho đơn vị đàm phán với đối tác nước ngoài để lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của người bán cũng như khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng.

2.4.1.3 Rủi ro do người vay vốn xuất khẩu sử dụng vốn sai mục đích nên không có nguồn thu trả nợ vay ngân hàng

Tình huống 3

Công ty C hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, có hơn 60% vốn góp của cổ đông người Đài Loan, 40% vốn góp còn lại của hai thành viên người Việt Nam. Công ty C là một trong những đơn vị xuất khẩu truyền thống và có uy tín tại VCB Nha Trang.Vì vậy, Công ty được Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng 05 tỷ đồng với tài sản thế chấp là nhà xưởng, máy móc thiết bị chế biến thủy sản.

Do Công ty C là khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng uy tín nên cán bộ khách hàng chủ quan trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, chưa thật sự bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đặc điểm vay vốn của đơn vị chủ yếu rút vốn bằng tiền mặt để thu mua nguyên liệu thủy sản xuất khẩu.

Rủi ro xảy ra khi khoản vay đến hạn nhưng công ty C không có tiền xuất khẩu để trả nợ vay ngân hàng. Khi thấy dòng tiền xuất khẩu của công ty C có dấu hiệu giảm dần và các khoản vay chuyển sang nợ quá hạn, cán bộ khách hàng mới phát hiện một số sự thay đổi nhân sự lãnh đạo trong công ty như 01 cổ đông người Đài Loan đã bỏ trốn khỏi Việt Nam. Sau khi kiểm tra sổ sách với Công ty C, ngân hàng phát hiện khoản tiền vay đã được đơn vị rút ra để sử dụng cho mục đích khác, không phải trong hoạt động kinh doanh.

Kết quả: Đơn vị không còn nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu, Ngân hàng quản thúc

hàng hóa tồn kho còn lại để bán trong nước, thu hồi nợ vay. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã buộc đơn vị phải huy động các nguồn vốn khác để trả nợ vay ngân hàng. Kết quả là ngân hàng đã thu được toàn bộ nợ quá hạn từ công ty C.

Nhận xét

Doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay ngân hàng sai mục đích, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên không có nguồn thu từ phương án xuất khẩu để trả nợ vay ngân hàng. Ngoài ra, do lịch sử giao dịch tín dụng uy tín của Công ty C nên cán bộ khách hàng đã có một phần chủ quan, chưa bám sát chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên không phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, dẫn đến rủi ro mất vốn trong hoạt động tín dụng.

Kết luận:

Đây cũng là một bài học kinh điển đối với cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay trước, trong và sau khi cho vay thường xuyên sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời tiền vay có được sử dụng đúng mục đích vào hoạt động kinh doanh hay không để phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro nhằm có hướng xử lý kịp thời, đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 72 - 75)