Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 103 - 105)

- CN NHA TRANG

3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Tiếp tục hoàn thiện qui trình, qui chế cho vay, qui trình thanh toán XNK nhằm đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Cụ thể như sau: 3.3.1.1 Hoàn thiện các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng đối với doanh nghiệp.

Đối với các chỉ tiêu về chấm điểm phi tài chính, Vietcombank cần phải rà soát, điều chỉnh lại một số tiêu chí chấm điểm phi tài chính cho phù hợp với ngành nghề hoạt động kinh doanh của đơn vị, tránh trường hợp hệ thống chấm điểm đưa ra những tiêu chí chung chung, khó có sự lựa chọn chính xác cho cán bộ khách hàng khi chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, vì thông tin nhập dữ liệu và đánh giá đầu vào không chuẩn xác sẽ ảnh hưởng đến thông tin đầu ra về kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Một khi kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp bị sai lệch, thì ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cấp tín dụng và tỷ lệ tài sản bảo đảm thiếu tính chính xác, từ đó cũng ảnh hưởng đến kết quả phân loại nợ của ngân hàng vì hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã chấp thuận cho hệ thống Vietcombank được phân loại nợ theo Điều 7 – phân loại nợ theo phương pháp định tính theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.

3.3.1.2 Bổ sung và sửa đổi qui trình thanh toán quốc tế cho phù hợp với tình hình thanh toán quốc tế hiện tại

Qui trình thanh toán XNK của VCB đã được ban hành từ năm 2008, do đó có những điều kiện còn thiếu tính chặt chẽ cho ngân hàng trong thực tiễn giao dịch thanh toán quốc tế hiện nay. Vì vậy VCB cần sửa đổi qui trình thanh toán quốc tế chặt chẽ hơn, nhưng vẫn đảm bảo nhất quán, tuân theo qui tắc, thông lệ quốc tế, không trái với pháp luật Việt Nam. Các qui định càng cụ thể rõ ràng, càng giúp cho cán bộ nghiệp vụ tránh sai sót bấy nhiêu. Chằng hạn cần phải sửa đổi lại qui trình chiết khấu chứng tù hàng xuất, theo đó qui định chặt chẽ hơn đối với trường hợp chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất có điều khoản “Rejection” được qui định trong L/C, Ngân hàng chỉ thực

hiện chiết khấu khi doanh nghiệp có tài sản thế chấp đầy đủ cho Ngân hàng. Điều này sẽ phần nào hạn chế được rủi ro cho ngân hàng chiết khấu trong trường hợp Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán tiền do hàng hóa không được nước sở tại tại Mỹ, EU thông quan do kém chất lượng.

Đối với trường hợp L/C do VCB phát hành có điều khoản “ L/C cho phép đòi tiền bằng điện”, VCB cần chỉnh sửa lại qui trình thanh toán nhập khẩu chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng khi đã thanh toán tiền theo điện đòi tiền của Ngân hàng đòi tiền như sau: “ Qui định VCB chỉ trả lại bộ chứng từ nhập khẩu cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp Ngân hàng đòi tiền đã hoàn trả lại đầy đủ số tiền mà Ngân hàng phát hành đã thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ”

3.3.1.3 Qui định cụ thể về cấp thẩm định định giá tài sản là dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu hình thành từ vốn vay.

Nhằm đảm bảo việc định giá tài sản thế chấp là dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu mang tính khách quan và hợp lý với giá giao dịch thực tế trên thị trường, VCB cần qui định rõ lại trong qui trình về chính sách bảo đảm tín dụng như sau: “Đối với tài sản thế chấp là dây chuyền máy móc thiết bị có giá trị nhập khẩu từ 05 tỷ đồng trở lên, phải có thẩm định của cơ quan định giá độc lập” thay vì từ 30 tỷ đồng trở lên như trước đây nhằm đảm bảo tính an toàn trong việc định giá tài sản thế chấp cho ngân hàng.

3.3.1.4 Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm tài trợ thương mại nhằm bắt kịp nhu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng kinh doanh của thị trường nước ngoài.

Bên cạnh việc củng cố thêm các giá trị gia tăng cho các sản phẩm tài trợ truyền thống dựa trên L/C, Vietcombank cũng cần phát triển thêm các sản phẩm tài trợ thương mại mới như tài trợ hàng lưu kho, tài trợ trọn gói theo L/C, chiết khấu hóa đơn, phương thức ghi sổ… với mục tiêu gia tăng tiện ích dịch vụ cho khách hàng, tạo sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ ngân hàng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay.

3.3.1.5 Tiếp tục rà soát và cập nhật lại danh sách các ngân hàng đại lý mà Vietcombank có quan hệ thanh toán quốc tế.

Việc rà soát lại danh sách ngân hàng đại lý nhằm cung cấp kịp thời cho các chi nhánh trong hệ thống những thông tin về uy tín, xếp hạng của ngân hàng đại lý, từ đó các chi nhánh có những tư vấn chính xác cho khách hàng trong giao dịch mua bán với đối tác nước ngoài. Điều này sẽ hạn chế những rủi ro xảy ra cho cả ngân hàng tài trợ

XNK và doanh nghiệp XNK khi các ngân hàng nước ngoài giao dịch nhưng không có tên tuổi, thiếu uy tín, luật pháp của ngân hàng các nước này chưa chặt chẽ, gây bất lợi cho ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 103 - 105)