- CN NHA TRANG
2.2.5 Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của VCBNha Trang 2008-
Tài trợ xuất khẩu tại VCB Nha Trang được phân theo hai giai đoạn gồm tài trợ trước giao hàng và tài trợ sau giao hàng.
Đây là sản phẩm vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho nhà xuất khẩu để thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu theo các hợp đồng xuất khẩu đã ký hoặc L/C xuất khẩu.
Bảng 2.10: Doanh số cho vay xuất khẩu của VCB Nha Trang 2008-2011:
ĐVT: tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 09/08 10/09 11/10 Tăng trưởng bình quân 1 Doanh số cho vay XK 279 569 907 1,125 104% 59% 24% 62% 2 Doanh số thu nợ XK 310 499 834 1,125 61% 67% 35% 54% 3 Dư nợ cho vay XK 22 92 165 165 318% 79% 0% 133%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VCB Nha trang 2008-2011
Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay xuất khẩu có tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng theo chiều hướng giảm dần từ mức 104% năm 2009 giảm xuống còn 24% năm 2011. Tốc độ tăng trưởng cho vay bình quân đạt ở mức 62%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng thu nợ bình quân ở mức 54%, khoảng cách này chênh lệch không nhiều. Điều này cho thấy công tác thu nợ từ cho vay xuất khẩu có hiệu quả, do hầu hết các khoản vay xuất khẩu tại VCB Nha Trang thường có vòng quay vốn nhanh.
Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay xuất khẩu tại VCB Nha trang có chiều hướng giảm dần qua các năm do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn nên thị phần tín dụng của VCB Nha Trang bị chia sẻ khá nhiều. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa không nhiều, nhưng lại được các ngân hàng cùng nhau đưa ra các điều kiện cấp tín dụng dễ dàng với mức lãi suất ưu đãi, miễn phí chuyển tiền đến từ nước ngoài, giảm phí thanh toán quốc tế… Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu của VCB Nha trang cũng đã có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, một số ngân hàng nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh như HSBC, Citibank…cũng đang từng bước thiết lập quan hệ tín dụng và thanh toán quốc tế với một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn của VCB Nha Trang.
Về mặt hàng tài trợ xuất khẩu, doanh số cho vay xuất khẩu năm 2008, 2009 của VCB Nha trang tập trung vào một ngành hàng chính như thủy sản, gỗ, lâm sản, may mặc, sản xuất lưới, dụng cụ thể thao. Sang năm 2010, 2011, VCB Nha Trang đã mở rộng cho vay một số khách hàng có doanh số xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa như ngành dệt may, ngành chế biến dăm gỗ, ngành cà phê, góp phần đa dạng hóa danh mục tài trợ xuất khẩu tại VCB Nha trang.
Trong thời gian qua, VCB Nha Trang cũng đã tài trợ vốn đến các doanh nghiệp vay vốn thu mua nguyên liệu để xuất khẩu và nguồn trả nợ vay chủ yếu dựa trên dòng tiền xuất khẩu của doanh nghiệp, biện pháp bảo đảm tài sản chủ yếu là tài sản bổ sung, các đơn vị không có đủ tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay.
2.2.5.2 Tài trợ sau khi giao hàng
Sau khi gửi hàng, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu để VCB Nha Trang chiết khấu bộ chứng từ.VCB Nha Trang sẽ quyết định tỷ lệ chiết khấu trên cơ sở tình trạng bộ chứng từ nhưng không được vượt quá giá trị bộ chứng từ. Hiện nay, VCB Nha trang chỉ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất có truy đòi theo L/C trả ngay hay trả chậm có kỳ hạn dưới 360 ngày. Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất có truy đòi qua các năm được thể hiện như sau:
Bảng 2.11: Doanh số chiết khấu chứng từ hàng xuất của VCB Nha Trang 2008 – 2011
ĐVT: tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
09/08 10/09 11/10
Tăng trưởng bình quân
1 Doanh số chiết khấu XK 114 255 411 430 124% 61% 5% 63%
2 Doanh số thu nợ chiết khấu XK 121 235 397 434 94% 69% 9% 57%
3 Dư nợ chiết khấu XK 2 22 35 30 1122% 59% -14% 389%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VCB Nha trang 2008-2011
Bảng số liệu trên cho thấy, mặc dù doanh số chiết khấu có tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần rất nhiều từ mức cao 124% ở năm 2009 giảm xuống còn 61% năm 2010 và đến năm 2011chỉ tăng trưởng nhẹ ở mức 5%. Tốc độ tăng trưởng doanh số chiết khấu giảm dần qua các năm một phần do thị phần thanh toán quốc tế bị các ngân hàng khác trên địa bàn chia sẻ rất nhiều, một phần do các doanh nghiệp thay đổi phương thức thanh toán quốc tế. Cụ thể, doanh số chiết khấu năm 2008, 2009 tăng cao do các đơn vị xuất khẩu của VCB Nha Trang đa phần chọn phương thức thanh toán chính là L/C hoặc D/P trong giao dịch với đối tác nước ngoài nên nhu cầu chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tăng. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 đến nay, doanh số chiết khấu giảm do các đơn vị xuất khẩu đã chuyển phần lớn đến 70% giao dịch với đối tác nước ngoài sang phương thức thanh toán TTR do mối quan hệ truyền thống và có uy tín với đối tác nước ngoài, tính chất giao dịch đơn giản, tiền hàng được nhận nhanh chóng và cũng theo đề nghị phương thức thanh toán TTR của
người mua ở nước ngoài để họ không phải nộp tiền ký quỹ mở L/C nhập khẩu tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, qui trình của Vietcombank chưa áp dụng chiết khấu chứng từ hàng xuất theo phương thức thanh toán TTR do mức độ rủi ro khá cao. Đó là những nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh số chiết khấu qua hai năm 2010, 2011 cũng đã giảm rất nhiều so với các năm trước đây.
Doanh số chiết khấu cũng tập trung vào một số ngành hàng chính như cát, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, dăm gỗ.
Tỷ trọng bình quân đối với doanh số thu nợ chiết khấu là 57%, điều này cho thấy việc thu nợ chiết khấu nhanh chóng, không có khoản nợ chiết khấu nào bị mất vốn.
Biểu đồ 2.4: Doanh số chiết khấu tại VCB Nha Trang 2008-2011
114 255 411 430 121 235 397 434 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số chiết khấu XK Doanh số thu nợ chiết khấu XK