Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 94 - 95)

- CN NHA TRANG

3.2.3 Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK

- Cần phải thường xuyên rà soát lại hồ sơ tín dụng có dư nợ lớn, hoặc hồ sơ tín dụng có vấn đề để phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng. Hiện nay, Phòng Kiểm tra nội bộ của VCB Nha Trang chỉ có 02 người gồm 01 Trưởng Phòng và 01 nhân viên kiểm soát nên vẫn còn thiếu nhân sự để có thể kiểm soát hết các hoạt động tín dụng thể nhân, doanh nghiệp, thanh toán quốc tế. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần thiết phải bố trí thêm cán bộ làm công tác hậu kiểm cho các mảng chính nêu trên.

- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng ngay từ khâu cho vay để đảm bảo những yếu tố đầu vào đã được ngân hàng thẩm định kỹ. Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, phải đảm bảo tuân thủ nghiêm túc qui trình cho vay nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng do thiếu những thủ tục pháp lý cần thiết hoặc cấp tín dụng sai qui trình.

- Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của đơn vị như việc sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến không có nguồn thu từ xuất khẩu để trả nợ vay ngân hàng như đã phân tích ở chương 2.

- Kiểm tra cẩn thận chứng từ khi thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất cho khách hàng theo L/C. Thẩm định khách hàng thận trọng trước khi chiết khấu chứng từ; quan tâm xem xét thông tin liên quan đến mặt hàng xuất khẩu và giá cả mặt hàng đó trên thị trường thời điểm chiết khấu. Đặc biệt, khi chiết khấu các bộ chứng từ xuất trình theo L/C phát hành bằng đường thư, cần thẩm định cẩn trọng và chặt chẽ Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo, người nhập khẩu. Không nên chiết khấu cho khách hàng mà cán bộ thanh toán quốc tế không hiểu rõ về khách hàng đó hoặc chiết khấu những bộ chứng từ xuất khẩu các mặt hàng mà nhà nước cấm xuất khẩu hay chiết

khấu chứng từ xuất trình không đúng theo quy định của L/C. Đối với chứng từ xuất trình theo L/C chuyển nhượng, cần thận trọng khi chiết khấu vì việc thanh toán L/C chuyển nhượng phụ thuộc vào việc thanh toán của người mở cho người hưởng lợi thứ nhất. Ngoài ra, cần hạn chế việc chiết khấu bộ chứng từ mà vận đơn do những hãng vận tải không đáng tin cậy phát hành.

- Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền xuất khẩu của đơn vị để đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay trong hoạt động tài trợ XNK. Nếu VCB Nha Trang là ngân hàng tài trợ cho nhà xuất khẩu để thu mua nguyên liệu xuất khẩu, nhưng sau khi xuất hàng xong, doanh nghiệp lại đem xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu tại ngân hàng khác, do đó ngân hàng tài trợ sẽ gặp rủi ro không thu hồi được khoản vay. Điều này cho thấy để hoạt động tài trợ xuất khẩu mang lại hiệu quả khả thi thì ngân hàng tài trợ phải tham gia hoạt động thanh toán quốc tế với vai trò là ngân hàng thông báo và ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Lúc đó, ngân hàng có thể kiểm soát được dòng tiền của đơn vị để thu hồi nợ vay.

Trên thực tế, một khách hàng luôn mong muốn ngân hàng thực hiện dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng tù A đến Z. Như vậy, chỉ khi ngân hàng cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng thì ngân hàng mới nâng cao được khả năng phòng chống rủi ro và thu hút được nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ ngân hàng khép kín sẽ tăng được thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Đây cũng là xu hướng tích cực của các ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 94 - 95)