Những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCBNha Trang

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 82 - 91)

- CN NHA TRANG

2.6.2 Những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCBNha Trang

Bên cạnh những thế mạnh trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK, VCB Nha Trang vẫn còn những hạn chế nhất định về mặt qui trình, nguồn nhân lực, thời gian xử lý nghiệp vụ, về cơ cấu tài trợ các thành phần kinh tế. Vì vậy, việc đánh giá những điểm hạn chế trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang nhằm tìm ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK một cách hiệu quả. Những điểm hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang như sau:

2.6.2.1Hạn chế về qui trình tín dụng, qui trình thanh toán quốc tế

Qui trình chiết khấu của Vietcombank chưa qui định cụ thể về điều kiện chiết

khấu có điều khoản “Rejection” trong L/C – điều khoản NHPH chỉ thanh toán bộ chứng từ sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm của Cơ quan kiểm dịch thực phẩm Mỹ/EU.

Từ bản chất giao dịch L/C cho thấy, mặc dù hợp đồng mua bán là cơ sở hình thành L/C nhưng một khi L/C đã được phát hành thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến hợp đồng này. Điều này có nghĩa là nếu người bán xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải trả tiền kể cả trong trường hợp người mua khiếu nại hàng hóa thực tế không đúng như hợp đồng, thậm chí hàng hóa không được giao. Như vậy có thể nói phương thức thanh toán L/C là một trong các phương thức thanh toán an toàn cho nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên trên thực tiễn giao dịch thanh toán quốc tế tại VCB Nha Trang, các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường Mỹ, EU, trong L/C xuất khẩu hầu hết đều qui định điều khoản “Rejection” như sau: “ Ngân hàng phát hành chỉ thanh toán bộ chứng từ xuất trình theo L/C trong trường hợp nhận được Giấy chứng nhận kiểm định hàng hóa đã được thông quan thông qua cục FDA của Mỹ hoặc cơ quan kiểm định độc lập của các nước EU”. Như vậy, trong trường hợp hàng hóa bị Cơ quan kiểm dịch ở nước sở tại phát hiện có vấn đề về tạp chất, hoặc nhiễm dư lượng kháng sinh quá mức cho phép và gửi Giấy thông báo không chấp nhận lô hàng nhập khẩu cho NHPH thì NHPH sẽ miễn thanh toán bộ chứng từ mặc dù bộ chứng từ được Ngân hàng người bán xuất trình hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện L/C. Trong trường hợp này, việc thanh toán theo phương thức L/C không còn đúng theo tinh thần UCP 600 nữa, mà thực tế có liên quan đến hàng hóa, đặc biệt là hàng thực phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU. Trong mua bán với các đối tác khó tính ở thị trường Mỹ, EU, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa vẫn phải chấp nhận điều khoản thanh toán mà phía nước ngoài đề nghị. Điều này buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo hàng hóa xuất khẩu có chất lượng, nhưng mặt khác điều khoản Rejection được qui định trong L/C như trên cũng là một trong những rủi ro cho ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất hoặc ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khấu vay vốn lưu động để thu mua hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Ngân hàng sẽ khó có khả năng

thu hồi lại tiền đã chiết khấu hoặc cho đơn vị vay vốn thu mua hàng hóa trong trường hợp bị Ngân hàng phát hành từ chối L/C do hàng không được thông quan.

Vì vậy, việc Qui trình chiết khấu của Vietcombank chưa qui định cụ thể các điều kiện chiết khấu chứng từ hàng xuất đối với các điều khoản L/C qui định “Rejection” sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng chiết khấu khi lô hàng không được Ngân hàng phát hành thanh toán mặc dù bộ chứng từ hoàn hảo theo L/C.

Sự chưa phù hợp về qui định cơ quan định giá tài sản thế chấp trong Qui định

về chính sách bảo đảm tín dụng của Vietcombank

Theo qui định tại Chính sách bảo đảm tín dụng của Vietcombank, đối với các tài sản là dây chuyền thiết bị toàn bộ nhập khẩu có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên thì Chi Nhánh phải thuê tổ chức định giá độc lập. Thực tiễn hiện nay, các đơn vị vay vốn tại VCB Nha Trang để nhập khẩu máy móc thiết bị đều có giá trị nhập khẩu nhỏ hơn 30 tỷ đồng, đặc biệt là các DNVVN.

Đối với các đơn vị vay vốn để mở L/C nhập khẩu máy móc thiết bị, tài sản cố định để phục vụ sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp chủ yếu hình thành từ vốn vay. Tại thời điểm ký Hợp đồng tín dụng, CBKH đồng thời làm Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là máy móc thiết bị nhập khẩu với giá trị tài sản bảo đảm tạm tính dựa trên giá trong Hợp đồng ngoại thương. Sau khi bộ chứng từ nhập khẩu về VCB Nha Trang, và sau khi đơn vị nhận hàng, đơn vị sẽ gửi cho VCB Nha Trang một bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa gồm Tờ khai hải quan, Invoice, B/L, C/O, để Ngân hàng định giá lại tài sản thế chấp trên cơ sở giá nhập khẩu được ghi trên Tờ khai hải quan.

Điểm bất cập ở đây là CBKH không hề có kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn để có thể thẩm định và định giá tài sản thế chấp là máy móc thiết bị chuyên ngành. Việc định giá giá trị tài sản thế chấp chỉ dựa trên giá trị Tờ Khai Hải quan nhập khẩu và giá trị Invoice mà doanh nghiệp xuất trình.

Trên thực tế tại các NHTM cũng từng xảy ra trường hợp người mua và người bán ở nước ngoài cấu kết với nhau để nâng cao giá trị máy móc thiết bị trong Hợp đồng ngoại thương cao hơn giá trị thực tế của máy móc nhập khẩu rất nhiều, và sau khi bên bán nhận được tiền thanh toán từ Ngân hàng nhà nhập khẩu thì họ sẽ chuyển tiền ngược lại cho người mua. Sau đó, bên mua làm thủ tục tuyên bố phá sản với lý do gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Đến lúc ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp là máy móc thiết bị hình thành từ vốn vay thì giá trị mua bán thực tế trên thị trường thấp hơn rất nhiều so với giá trị trên Invoice

do giá được đẩy khống so với giá trị thực của máy móc, không đủ thu nợ vay, vì vậy Ngân hàng cũng gặp rủi ro mất vốn vay do tài sản bán ra không thu đủ nợ vay.

Chính vì vậy, VCB cũng cần phải điều chỉnh lại giá trị tài sản hình thành từ vốn vay là dây chuyền nhập khẩu có giá trị từ số tiền 5 tỷ đồng trở lên cần phải thuê tổ chức thẩm định giá độc lập nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi nhận thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là dây chuyền máy móc thiết bị khi tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Sự chưa hoàn thiện về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB dẫn đến

quyết định về tỷ lệ tài sản bảm khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp thiếu tính chính xác

Theo qui định về chính sách bảo đảm tín dụng của VCB, Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn bằng nhiều biện pháp bảo đảm tài sản khác nhau như cho vay không có tài sản bảo đảm, cho vay có tài sản là biện pháp bảo đảm bổ sung, cho vay có tài sản bảo đảm một phần hoặc toàn bộ. Việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank, từ đó đưa ra tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu mà doanh nghiệp phải đáp ứng.

Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp được VCB đánh giá dựa trên các yếu tố định lượng: các chỉ tiêu tài chính và các yếu tố định tính: năng lực quản lý của ban lãnh đạo, uy tín giao dịch của doanh nghiệp, lịch sử trả nợ với ngân hàng, sự biến động các yếu tố đầu vào đầu ra của thị trường…

Tuy nhiên, hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB đã thể hiện những điểm còn hạn chế như sau:

- Một số chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với đặc điểm của các ngành hàng, thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc này dẫn đến một số tiêu chí chấm điểm thiếu chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

- Đối với các DNVVN, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị và thiếu sự minh bạch trong số liệu báo cáo.Vì vậy, khi số liệu báo cáo tài chính của đơn vị không chính xác cùng với những đánh giá các yếu tố phi tài chính của cán bộ khách hàng mang tính chủ quan, hoặc cảm tính thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định để đưa ra mức áp dụng tỷ lệ tài sản bảo đảm phù hợp khi cho vay.

Qui trình thanh toán L/C nhập khẩu của Vietcombank chưa qui định chặt chẽ điều kiện thanh toán khi L/C cho phép đòi tiền bằng điện nhằm bảo đảm quyền lợi của ngân hàng mở L/C

Theo Qui trình thanh toán nhập khẩu của VCB Nha trang, trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận điện đòi tiền của Ngân hàng người hưởng lợi, VCB có nghĩa vụ thực hiện thanh toán. Sau khi bộ chứng từ nhập khẩu về đến VCB, nếu Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu phát hiện có điểm bất hợp lệ, không được người mở L/C nhập khẩu chấp nhận bất hợp lệ của bộ chứng từ và VCB gửi trả lại chứng từ cho Ngân hàng đòi tiền.

Trong trường hợp L/C được mở từ nguồn vốn vay và có qui định điều khoản thanh toán “L/C cho phép đòi tiền bằng điện”, điện đòi tiền thường đến ngân hàng phát hành trước khi bộ chứng từ được gửi đến nên ngân hàng phải thanh toán tiền theo L/C. Sau khi ngân hàng nhận bộ chứng từ và phát hiện có lỗi bất hợp lệ nhưng không được người mở L/C chấp nhận nên yêu cầu gửi trả lại bộ chứng từ cho Ngân hàng đòi tiền. Như vậy, qui trình nhập khẩu của VCB đã thiếu tính chặt chẽ khi qui định ngân hàng sẽ trả lại bộ chứng từ cho Ngân hàng đòi tiền sau 03 ngày làm việc kể từ ngày điện từ chối dù không có chỉ thị nào từ phía ngân hàng đòi tiền. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho VCB trong trường hợp nguồn tiền thanh toán L/C từ vốn vay nhưng không được Ngân hàng đòi tiền hoàn trả lại tiền mà vẫn ngân hàng vẫn nhận bộ chứng từ nhập khẩu. 2.6.2.2 Hạn chế về năng lực cán bộ ngân hàng

Hạn chế về năng lực thẩm định hồ sơ L/C của cán bộ khách hàng

CBKH vừa phải thẩm định hồ sơ tín dụng vừa phải thẩm định hồ sơ L/C, xem xét các điều khoản trên Hợp đồng ngoại có phù hợp với yêu cầu mở L/C hay không để tư vấn cho nhà nhập khẩu chuyển tải chính xác các nội dung thanh toán vào Yêu cầu mở L/C, đảm bảo được quyền lợi của các bên có liên quan.

Trên thực tế, các CBKH tại VCB Nha Trang cũng chưa thật sự am hiểu hết về UCP 600, về nghiệp vụ ngoại thương, Incoterms để có thể kiểm tra một cách chính xác các điều khoản trên Hợp đồng với Yêu cầu mở L/C, phát hiện ra những điểm bất lợi của hợp đồng có ảnh hưởng đến quyền lợi người nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Mặc dù, sau khi hồ sơ duyệt mở L/C được chuyển qua Phòng Thanh toán quốc tế, cán bộ thanh toán XNK sẽ phải rà soát lại lần nữa sự phù hợp giữa Yêu cầu mở L/C và Hợp đồng ngoại thương. Nhưng với vai trò là cán bộ

khách hàng đầu mối, do đó với yêu cầu về mặt nghiệp vụ như trên thì CBKH khó mà thõa mãn cả hai tiêu chí: vừa là một cán bộ tín dụng chuyên nghiệp vừa là một cán bộ thanh toán XNK dày dạn kinh nghiệm để có thể tư vấn cho khách hàng và thẩm định các yêu cầu mở L/C của khách hàng một cách chính xác. Vì vậy, đây cũng là một hạn chế của cán bộ khách hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK.

Công tác tiếp thị sản phẩm tín dụng tài trợ XNK đến các DNVVN còn hạn chế

Qua kết quả khảo sát tại Bảng 2.17 nêu trên cho thấy các DNVVN biết đến sản phẩm tín dụng tài trợ XNK từ cán bộ ngân hàng rất thấp, điều này cho thấy công tác tiếp thị sản phẩm tín dụng ngân hàng đến các doanh nghiệp còn hạn chế. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh hòa hiện nay, thị phần tín dụng XNK của Ngân hàng bị chia sẻ khá nhiều. Do đó, cán bộ khách hàng cần phải tăng cường tính chủ động hơn nữa trong công tác tiếp thị, giúp các DNVVN tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách rộng rãi hơn nữa.

2.6.2.3 Thủ tục vay vốn rườm rà, thời gian xử lý nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK đối với DNVVN tại VCB Nha trang bình thường

Kết quả khảo sát từ Bảng 2.18 và 2.21 cho thấy các DNVVN vẫn chưa đánh giá cao về thời gian xử lý nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK của VCB Nha Trang và thủ tục vay vốn ngân hàng.

Sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các phòng ban trong Ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khâu xử lý nghiệp vụ bị chậm, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, do đội ngũ cán bộ khách hàng của VCB Nha Trang vẫn còn trẻ, trong đó có một số cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên cũng chưa sắp xếp được thời gian một cách khoa học để đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ tín dụng cho doanh nghiệp cũng như cách thức yêu cầu cung cấp hồ sơ vẫn còn mang nặng tính lý thuyết nên trong một số trường hợp chưa tạo được sự linh hoạt trong việc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ tín dụng.

Để có thể cạnh tranh tốt hơn nữa với các ngân hàng, cán bộ khách hàng cần phải giải quyết hồ sơ thủ tục nhanh chóng kịp thời hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho doanh nghiệp.

2.6.2.4 Sự thiếu cân đối trong cơ cấu tài trợ XNK các thành phần kinh tế tại Vietcombank Nha trang

Trong cơ cấu tài trợ XNK của VCB Nha Trang, tỷ trọng cho vay các DNVVN chỉ chiếm tỷ trọng bình quân ở mức 26%, trong khi đó các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ

trọng đến 74% tập trung dư nợ chủ yếu vào các ngành hàng như thuốc lá, thủy sản, dệt may, cát, cà phê. Điều này cho thấy sự thiếu cân đối trong cơ cấu tài trợ XNK các thành phần kinh tế của VCB Nha Trang, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng như sau:

- Ngành hàng về thủy sản, dệt may là những ngành hàng gặp khá nhiều rủi ro về thị trường đầu ra, phụ thuộc vào đối tác nước ngoài ở các thị trường Mỹ, EU. Đây là những thị trường khó tính đòi hỏi gắt gao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hàng thủy sản. Các đơn vị xuất khẩu thủy sản qua thị trường Mỹ, EU phải chấp nhận điều khoản hàng hóa được Cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm thông quan thì ngân hàng phát hành mới thanh toán mặc dù bộ chứng từ xuất trình hoàn toàn phù hợp theo

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)