Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 34 - 35)

1.5.2.1 Rủi ro phát sinh từ các chủ thể tham gia vào quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Rủi ro từ phía người yêu cầu mở thư tín dụng:

Trừ trường hợp ký quỹ 100%, nghiệp vụ phát hành tín dụng thư mang tính chất bảo lãnh: NHPH bảo lãnh cho người yêu cầu mở tín dụng thư, người mở tín dụng thư chỉ phải ký quỹ một phần giá trị thư tín dụng, phần còn lại được ngân hàng tài trợ nhập khẩu bằng cách cấp tín dụng thông qua hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản. Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C

chỉ căn cứ vào chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó rủi ro xảy ra khi người xuất khẩu cố tình không giao hàng, có ý định gian lận phối hợp với ngân hàng thông báo lập một bộ chứng từ hoàn hảo gửi cho NHPH xin thanh toán thì hậu quả khó lường [5]. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành đã cấp tín dụng cho người mở thư tín dụng để thanh toán hàng hóa nhập khẩu nhưng trên thực tế người mua không nhận được hàng hóa, không có hàng hóa bán để trả nợ vay ngân hàng, nên ngân hàng có khả năng không thu hồi vốn vay được.

Rủi ro từ ngân hàng chiết khấu tín dụng thư hoặc từ ngân hàng xuất trình chứng từ

Người thụ hưởng sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho NHCK để chiết khấu. Trường hợp điện đòi tiền theo thư tín dụng đã được thanh toán, bộ chứng từ không phù hợp và bị người mở tín dụng thư từ chối, NHPH có thể gặp rủi ro không thể truy đòi tiền từ ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

1.5.2.2 Rủi ro phát sinh từ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng

Bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc là một nghiệp vụ phổ biến để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu mở tín dụng thư nhận hàng khi họ đáp ứng được khả năng thanh toán L/C, tuy nhiên nó cũng có thể đem lại rủi ro cho NHPH. Khi phát hành thư bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng đã cam kết sẽ đền bù cho hãng vận tải nếu có tổn thất xảy ra khi người mở thư tín dụng nhận hàng mà không xuất trình vận đơn gốc, cam kết này hoàn toàn độc lập với cam kết thanh toán cho người thụ hưởng [5].

Bảo lãnh nhận hàng chỉ có tính chất tạm thời, không thể thay thế được chứng từ sở hữu hàng hóa. Khi NHPH nhận được vận đơn gốc từ người thụ hưởng, phải giao vận đơn gốc cho hãng vận tải để thu hồi bảo lãnh nhận hàng về thì trách nhiệm của NHPH đối với hãng vận tải mới chấm dứt. Như vậy, NHPH sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu như người thụ hưởng thực hiện hành vi lừa đảo, không phải là chủ sở hữu của lô hàng và lô hàng đã nhận không thuộc thư tín dụng đã mở mà nó thuộc về một chủ sở hữu khác. Trong trường hợp này, NHPH đã thanh toán cho người thụ hưởng mà vẫn phải bồi thường cho hãng vận tải.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 34 - 35)