Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCBNha trang

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 77 - 81)

- CN NHA TRANG

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCBNha trang

trang

2.5.1 Các yếu tố khách quan

2.5.1.1 Khả năng cung ứng ngoại tệ của Ngân hàng

Trong những năm 2008 – 2009, tình hình ngoại tệ căng thẳng, tỷ giá USD/VNĐ tăng liên tục, sự chênh lệch giữa tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do và tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại cùng với việc găm giữ ngoại tệ trên tài khoản của các doanh nghiệp xuất khẩu đã làm cho khả năng cung ngoại tệ của ngân hàng cho mục đích nhập khẩu gặp khó khăn. Khi nguồn cung ngoại tệ của ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa phải chấp nhận tỷ giá cao để mua được lượng ngoại tệ cần thiết từ các nguồn khác ngoài ngân hàng hoặc sử dụng công cụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn.

Các doanh nghiệp nhập khẩu giao dịch tại VCB Nha Trang vẫn không quen dùng sản phẩm mua bán ngoại tệ kỳ hạn, nên chủ yếu vẫn sử dụng hình thức mua giao ngay. Trường hợp doanh nghiệp vay VNĐ để ký quỹ mở L/C, khi đến hạn thanh toán, nếu ngân hàng không đáp ứng đủ nguồn ngoại tệ, doanh nghiệp cũng phải chấp nhận tỷ giá cao để mua được nguồn ngoại tệ ngoài ngân hàng. Ngoài ra, VCB Nha Trang tuân thủ nghiêm túc về việc mua bán ngoại tệ theo tỷ giá niêm yết, không “lách tỷ giá” như một số NHTM cổ phần khác, chính điều này cũng dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp xuất khẩu khi có ngoại tệ về Ngân hàng không thương lượng được tỷ giá cao như các Ngân hàng khác nên họ đã chuyển ngoại tệ sang Ngân hàng khác để hưởng chênh lệch tỷ giá cao hơn. Chính vì vậy, có những thời điểm VCB Nha Trang rất khan hiếm ngoại tệ, không đáp ứng đủ hết nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp nhập khẩu, mà chỉ ưu tiên bán trước cho các doanh nghiệp có vay vốn tại VCB Nha Trang.

Trước tình hình ngoại tệ khan hiếm, phản ứng của các doanh nghiệp thường là giảm nhập khẩu, trì hoãn việc nhập khẩu hoặc tìm nguồn hàng nội địa thay thế. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số cho vay thanh toán nhập khẩu của các ngân hàng thương mại nói chung và VCB Nha Trang nói riêng.

2.5.1.2 Chính sách cho vay ngoại tệ của NHNN

Ngày 08/03/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 03/2012/TT-NHNN về quy định cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng vay là người cư trú có hiệu lực từ ngày 02/05/2012. Theo Thông tư này, đối tượng vay ngoại

tệ bị siết chặt, chỉ có doanh nghiệp nào tự cân đối được nguồn thu ngoại tệ mới được vay ngoại tệ được trừ một số trường hợp phải trình NHNN. Ngoài ra, NHNN cũng đưa ra thời hạn áp dụng cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước có nguồn thu từ xuất khẩu với thời hạn chỉ đến ngày 31/12/2012. Trước tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước hiện đang diễn biến phức tạp, tác động nhất định đến hoạt động XNK của các doanh nghiệp Việt Nam, việc ban hành các chính sách cho vay ngoại tệ nhằm kiềm chế lạm phát, quản lý thị trường ngoại hối hiện nay cũng đã tác động không nhỏ đến việc cho vay ngoại tệ của các NHTM nói chung cũng như của VCB Nha Trang nói riêng.

2.5.1.3 Về chính sách thủy sản của các nước nhập khẩu

Kể từ ngày 01/01/2010, EU đã áp dụng luật IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing) là tên viết tắt của các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được qui định. Qui định này được EU ban hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp. Theo qui định này, tất cả lô hàng thủy sản muốn vào được thị trường EU đều phải chứng minh nguồn gốc như vùng biển khai thác, tàu khai thác, qui định điều kiện tiên quyết nhập khẩu sản phẩm thủy sản. Việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu đánh bắt đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Khánh Hòa vì hiện nay đa số các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang EU đều sử dụng nguyên liệu đánh bắt. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn khắt khe ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa, dẫn tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp này cũng bị ảnh hưởng.

2.5.1.4 Sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành ngân hàng

Trong năm 2011, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã có thêm 04 Chi nhánh NHTM cổ phần đi vào hoạt động, nâng tổng số tổ chức tín dụng trên địa bàn lên 33 đơn vị với tổng số điểm giao dịch là 147 điểm. Thị trường Khánh Hòa không lớn nhưng bị chia sẻ bởi quá nhiều Ngân hàng làm cho áp lực cạnh tranh hết sức gay gắt. Các Ngân hàng TMCP có nhiều chính sách cạnh tranh về cả huy động vốn lẫn cho vay khiến VCB Nha trang gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũ và mở rộng thêm khách hàng mới.

Nếu xác định đối thủ cạnh tranh trên cơ sở vốn điều lệ, tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng và tính hiệu quả thì đối thủ cạnh tranh trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK

chủ yếu của VCB Nha Trang là Vietinbank Khánh Hòa, BIDV Khánh Hòa, và ACB Nha Trang. VietinBank có thế mạnh vượt trội về cho vay các DNVVN. BIDV đang khẳng định là một ngân hàng hàng đầu về đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp. ACB đang có thế mạnh vượt trội về dịch vụ khách hàng cá nhân và thanh toán quốc tế. Những thế mạnh đó của các đối thủ đang là những thách thức rất lớn đối với VCB Nha Trang. Do đó, vấn đề cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần, khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Từ đó, khâu thẩm định khách hàng khi cấp hạn mức tín dụng mở L/C không chặt chẽ hay vì lý do sợ mất khách hàng nên bỏ bớt một khâu nào đó trong quy trình thẩm định. Hơn nữa, để tăng tính cạnh tranh trong việc tốc độ xử lý giao dịch cho khách hàng, nhân viên có thể không cẩn thận hoặc không tuân thủ quy trình xử lý để dẫn đến sai sót.

Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đã dẫn đến thị phần tín dụng XNK của VCB Nha trang đã bị chia sẻ nhiều, ảnh hưởng đến doanh số cho vay XNK của ngân hàng.

2.5.2 Các yếu tố chủ quan

2.5.2.1 Yếu tố con người

Con người luôn là yếu tố then chốt trong sự thành công của một giao dịch. Chính vì vậy, năng lực cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, thanh toán XNK có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Tại VCB Nha Trang, hoạt động tín dụng tài trợ XNK có liên quan mật thiết đến hoạt động thanh toán XNK, có sự tương tác với nhau giữa nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán XNK. Vì vậy, nếu công tác tín dụng XNK được đẩy mạnh thì doanh số thanh toán XNK cũng tăng cao. Tuy nhiên, nếu nghiệp vụ thanh toán quốc tế không được thực hiện tốt như kiểm tra bộ chứng từ còn sai sót theo L/C, trình độ kiểm bộ chứng từ còn hạn chế sẽ dẫn đến rủi ro tiền không được Ngân hàng nước ngoài thanh toán, từ đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ vay do VCB đã ứng trước vốn để đơn vị thu mua nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

Theo thống kê của ICC thì có đến 50% - 70% bộ chứng từ có sai sót khi xuất trình lần đầu [3].Và sự sai sót này đã dẫn đến việc chậm trễ thanh toán, chi phí gia tăng, từ chối thanh toán hoặc kiện tụng kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu ở nội dung không rõ ràng của L/C; ở sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu không đúng về nội dung tinh thần UCP của các doanh nghiệp XNK, Ngân hàng phát hành và Ngân hàng chiết khấu;

không kiểm tra các điều kiện và điều khoản của L/C và trình độ thanh toán XNK của doanh nghiệp XNK.

2.5.2.2 Các yếu tố khác

- Thứ nhất, công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng còn thiếu hợp lý. Hiện tại, các phòng ban tại chi nhánh được tổ chức dựa trên cơ sở các nghiệp vụ cơ bản như thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng. Nhưng trên thực tế, giữa các phòng ban lại chưa thực sự có sự gắn kết chặt chẽ để trao đổi thông tin, cải thiện hiệu quả hoạt động.Ví dụ: Phòng Khách hàng thực hiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn lưu động để thu mua hàng hóa phục vụ xuất khẩu, sau đó đơn vị đã giao hàng xong và xuất trình bộ chứng từ xin chiết khấu tại Phòng thanh toán. Nếu như không có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ thanh toán XNK và CBKH thì trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ rút tiền chiết khấu mà không trả nợ vay ngân hàng hoặc trường hợp tiền xuất khẩu của đơn vị đã được Ngân hàng nước ngoài báo thanh toán, Phòng thanh toán XNK thực hiện hạch toán ghi có tài khoản tiền xuất khẩu vào tài khoản của đơn vị nhưng lại không thông báo kịp thời cho CBKH nên đơn vị rút tiền ra mà không trả nợ vay ngân hàng. Từ việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng khách hàng và phòng thanh toán XNK trong khâu kiểm soát dòng tiền xuất khẩu của đơn vị về tài khoản tại VCB Nha Trang dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng do không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng để thu nợ vay.

- Thứ hai là những hạn chế trong việc khai thác hệ thống thông tin về khách hàng. Hiện nay thông tin về khách hàng và thông tin dùng để đánh giá, thẩm định phương án vay vốn tại VCB Nha trang chủ yếu từ hồ sơ xin vay vốn, thông tin từ Trung tâm thông tin tin dụng (CIC) của Vietcombank và những hồ sơ khác do chính khách hàng cung cấp. Đối với thông tin CIC, việc khai thác thông tin tín dụng đôi khi còn chưa cập nhật kịp thời những biến động về dư nợ vay, tình hình trả nợ của khách hàng dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng trong việc quyết định cấp tín dụng nhanh chóng cho khách hàng.

Hiện nay các DNVVN thường cung cấp báo cáo tài chính không phản ánh đúng bản chất hoạt động kinh doanh của đơn vị, vì vậy việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng thường không sát với thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại VCB Nha Trang.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 77 - 81)