Phân tích hoạt động tài trợ nhập khẩu tại VCBNha Trang 2008-2011

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 62 - 63)

- CN NHA TRANG

2.2.6 Phân tích hoạt động tài trợ nhập khẩu tại VCBNha Trang 2008-2011

Bảng 2.12 : Doanh số cho vay nhập khẩu của VCB Nha Trang 2008-2011

ĐVT: tỷ đồng

Tốc độ tăng trưởng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 09/08 10/09 11/10

Tăng trưởng bình quân

1 Doanh số cho vay NK 320 592 767 823 85% 30% 7% 41%

2 Doanh số thu nợ NK 269 468 831 857 74% 78% 3% 52%

3 Dư nợ cho vay NK 89 212 147 113 138% -31% -23% 28%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VCB Nha trang 2008-2011

Doanh số cho vay nhập khẩu có tăng trưởng qua các năm nhưng với tốc độ giảm dần, cụ thể năm 2009 tăng đến 85% so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 tốc độ giảm dần xuống mức 30% và đến năm 2011 giảm còn 7% so với năm 2010. Trong tổng doanh số tài trợ nhập khẩu tại VCB Nha Trang năm 2010, 2011, doanh số tài trợ nhập khẩu cho doanh nghiệp lớn như Tổng Công Ty Khánh Việt, Công ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang, Công ty CP Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng, Công ty CP Tân

Việt, Công ty TNHH Gallant Ocean, Công ty CP Sông Cầu, Công ty CP Phát Triển Du Lịch Tân An… chiếm đến khoảng 80% tổng doanh số cho vay. Trong đó Tổng Công Ty Khánh Việt là doanh nghiệp có doanh số nhập khẩu chiếm đến 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của VCB Nha Trang. Các doanh nghiệp nhập khẩu lớn trên cũng là những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng truyền thống, uy tín tại VCB Nha trang.

Phương thức tài trợ nhập khẩu của VCB Nha Trang đối với các đơn vị chủ yếu thông qua phương thức cho vay mở L/C tại VCB Nha Trang. Tùy thuộc vào tình hình tài chính, khả năng trả nợ và uy tín của từng doanh nghiệp, VCB Nha Trang sẽ quyết định tỷ lệ ký quỹ cụ thể, phần còn lại ngân hàng tài trợ vốn vay để mở L/C. Đối với L/C được mở từ nguồn vốn vay ngân hàng, Ngân hàng qui định trong L/C phải nêu rõ “Vận đơn đường biển phải được ký phát theo lệnh của VCB Nha trang” để Ngân hàng có thể kiểm soát được hàng hóa nhập khẩu khi về đến cảng. Trong trường hợp 1/3 vận đơn đường biển được người bán gửi trước đến người mua sau khi giao hàng, và 2/3 vận đơn đường biển kèm theo bộ chứng từ nhập khẩu được Ngân hàng xuất trình gửi đến VCB Nha Trang sau, nếu người mua muốn nhận hàng được thì VCB Nha Trang phải ký hậu vận đơn đường biển trên cơ sở người mua chấp nhận nhận nợ và thanh toán vô điều kiện bộ chứng từ nhập khẩu trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình có bất hợp lệ theo L/C.

Các doanh nghiệp có thể vay vốn bằng VNĐ để mua ngoại tệ thanh toán L/C hoặc vay vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo qui định của Ngân hàng nhà nước từng thời kỳ.

2.3 Đánh giá kết quả khảo sát nhu cầu tài trợ XNK của các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực XNK tại VCB Nha Trang.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 62 - 63)