Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 105 - 120)

- CN NHA TRANG

3.3.3 Đối với ngân hàng nhà nước

Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô các chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.

Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng cho toàn bộ hệ thống NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho ngân hàng kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh NH.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước thông qua việc tăng cường có hiệu quả chức năng quản lý, thanh tra, giám sát của NHNN đối với các tổ chức tín dụng.

Đề ra những chính sách tiền tệ phù hợp với từng thời điểm thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng tối ưu nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Tiếp tục mở rộng thời hạn cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước phục vụ xuất khẩu và có nguồn thu từ xuất khẩu thay vì đến 31/12/2012. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa khi giảm được chi phí lãi vay do vay vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước phục vụ xuất khẩu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những mặt còn hạn chế trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK của VCB Nha trang giai đoạn 2008-2011 đã được đề cập ở chương 2, tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VCB Nha trang. Đối với VCB Nha trang, những giải pháp về nguồn nhân lực, về cải tiến thủ tục giải quyết hồ sơ vay vốn, về tư vấn nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ tín dụng cho doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro tín dụng…sẽ giúp cho Ngân hàng có thể giải quyết tốt những mặt hạn chế trong nghiệp vụ ngân hàng đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, đối với những giải pháp không thể thực hiện được tại VCB Nha trang, tác giả cũng đã kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam hoàn thiện hơn nữa Qui trình nội bộ ngân hàng về tín dụng, thanh toán quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng và đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Có thể nói tín dụng tài trợ XNK đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thương cũng như đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Vai trò đó được thể hiện qua các mặt sau: ngân hàng cho các doanh nghiệp XNK vay vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đồng thời nhờ có tài trợ vốn xuất khẩu của ngân hàng mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Ngoài ra, tín dụng XNK cũng góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới.

VCB Nha Trang cũng là một trong những ngân hàng tham gia vào hoạt động tín dụng tài trợ XNK có uy tín và có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Khánh hòa. Trong giai đoạn 2008-2011, doanh số cho cho vay XNK của VCB Nha trang tăng trưởng qua các năm, sản phẩm tài trợ XNK đa dạng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong các khâu sản xuất kinh doanh, đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận chung của ngân hàng và tăng thu ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng XNK tại VCB Nha Trang, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cụ thể như sau:

- Chương 1: Tác giả đã hệ thống được lý luận tín dụng tài trợ XNK đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các NHTM.

- Chương 2: Tác giả đã đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với các DNVVN tại VCB Nha Trang giai đoạn 2008 – 2011, nêu ra được những điểm còn hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Chương 3: Tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với VCB Nha trang nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với các DNVVN tại Vietcombank Nha Trang. Ngoài những giải pháp về phía Chi nhánh, có những điều mà trong giới hạn thẩm quyền của mình VCB Nha Trang không thể thực hiện được. Vì vậy, Chương 3 cũng đề xuất các kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và NHNN. Các giải pháp trên áp dụng cho VCB Nha Trang và cũng có thể áp dụng cho các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng VCB. Tùy tình hình thực tế tại mỗi chi nhánh mà có cách vận dụng khác nhau để đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Dương Hữu Hạnh (2011), Thanh toán quốc tế các nguyên tắc & thực hành, NXB Phương Đông,TP Hồ Chí Minh.

2. Đặng Huy Điệp (2009), Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài

trợ XNK tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường

Đại học Ngoại Thương Hà Nội.

3. Đỗ Tất Ngọc (2006), Hoàn thiện môi trường luật pháp đối với thanh toán quốc

tế ở nước ta, NXB Giáo dục.

4. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2004),Tín dụng XNK thanh toán quốc tế và kinh

doanh ngoại tệ, NXB Tài chính, Hà nội.

5. Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C – Cập nhật

UCP600 & ISBP681 xuất bản lần thứ 2, NXB Thống kê, Hà nội.

6. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Thống kê.

7. Võ Thanh Thu (2006), Kỹ thuật kinh doanh XNK, NXB lao động - xã hội, TP Hồ Chí Minh.

8. Võ Thị Thúy Anh, Hồ Hữu Tiến, Lê Phương Dung, Đặng Tùng Lâm (2011),

Thanh toán quốc tế, NXB Tài chính.

9. Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp

vừa và nhỏ, NXB Đại học Quốc giá TP.Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Đỗ Huyền Trân (2008), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ

XNK tại Ngân hàng Á Châu Chi Nhánh Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

11. Lê Thị Thắm (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ XNK tại

Chi Nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

12. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Quy trình thanh toán XNK theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2008.

13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Quy định về chính sách bảo đảm tín dụng năm 2011.

14. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tài liệu tập huấn nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2008.

15. Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp DANIDA (2010), Tập huấn các vấn đề phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng L/C.

Tiếng Anh

16. International Standard Banking Practice ICC Publication No.681 của International Chamber of Commerce.

17.

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và Trường Đại học Ngoại thương (2007), UCP 600 ICC’s New Rule on Documentary Credits, Nhà xuất bản Thống kê.

18 UCP 600, ICC’s New Rules on Documentary Credits.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01

Bài học kinh nghiệm từ một thương vụ * TÓM TẮT SỰ VIỆC

- Ngày 19/07/2000 theo yêu cầu của Centrimex, SGD1-NHNN & PTNT đã mở L/C trị giá khoảng USD 1,450,000.00 để nhập khẩu khoảng 10.000 tấn phân Urê, người thụ hưởng L/C là Công ty Helm (Đức). Công ty Centrimex đã vay vốn SGD1- NHNN & PTNT để mở L/C trên.

- Ngày 02/10/2000 nhận được chứng từ do Ngân hàng BHF xuất trình, SGD I- NHNN& PTNT tiến hành kiểm tra và phát hiện một số sai sót :

(i) Hối phiếu ghi sai số tiền bằng chữ và không ghi tên của người thụ trái (drawee). (ii) Vận đơn không ghi chú ngày xếp hàng lên tàu.

- Ngày 03/10/2000 SGD I- NHNN& PTNT thông báo bất hợp lệ cho Centrimex. - Cùng ngày, Centrimex gửi công văn cho SGD I- NHNN& PTNT về việc từ chối thanh toán LC, trong đó có nêu thêm một số sai sót nữa :

(i) Ngày và số hợp đồng ghi trên chứng từ không đúng

(ii) Điều kiện giao hàng CNF FO không phù hợp với Incoterms 2000.

(iii) Lịch trình chạy tàu không đúng như Công ty HELM thông báo trước đó cho Centrimex.

- Ngày 04/10/2000, SGD I- NHNN& PTNT thông báo cho Ngân hàng BHF biết rằng Centrimex từ chối thanh toán L/C do bộ chứng từ xuất trình có sai sót (vận đơn và hối phiếu). Tuy nhiên, ngân hàng BHF không chấp nhận những sai sót chứng từ do SGD I- NHNN& PTNT nêu ra và yêu cầu SGD I- NHNN& PTNT thực hiện thanh toán.

- Ngày 13/10/2000, Bộ Thương Mại có công văn về việc tạm ngừng thanh toán đối với L/C nêu trên.

- Ngày 18/10/2000, Ngân hàng BHF thông báo cho SGD I- NHNN& PTNT rằng họ đã phong tỏa tài khoản của SGD I- NHNN& PTNT.

- Ngày 02/11/2000, Ngân hàng BHF tự động trích tài khoản của SGD I- NHNN-PTNT với số tiền USD 1,451,935.75 để thu hồi tiền hàng L/C. Ngoài ra, Ngân hàng BHF còn phạt SGD I- NHNN& PTNT USD 10.162 vì lỗi chậm thanh toán. SGD I- NHNN& PTNT chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng BHF và ghi nợ tài khoản vay bắt buộc đối với Centrimex.

- Ngày 19/10/2000 do hơn một tháng lưu tại Cảng Sài Gòn nhưng không ai đứng ra nhận hàng, tàu DEWAN I rời khỏi cảng Việt nam về Pakistan cùng với 10.000 tấn phân Urê và yêu cầu tòa án Pakistan cho phép thanh lý lô hàng để thu hồi chi phí.

- Ngày 26/01/2001, tòa án Pakistan ra quyết định ra lệnh trả lại con tàu cùng với hàng hóa để các bên giải quyết tiếp. Tuy nhiên, đoàn đại diện Việt Nam (SGD I- NHNN& PTNT và Centrimex) đã không đạt được thỏa thuận với chủ tàu trong việc đưa tàu DEWAN I trở lại Việt Nam vì Centrimex ngại chi phí tốn kém. Đoàn đại diện Việt Nam ra về tay không. Sau đó tòa án Pakistan cho phép chủ tàu thanh lý lô hàng để trang trải chi phí.

Kết quả : 10.000 tấn phân ure đã bị thất thoát, Công ty Centrimex không có tiền để trả nợ vay ngân hàng. Cán bộ ngân hàng và cán bộ thuộc Centrimex bị khởi tố vụ án hình sự.

*PHÂN TÍCH SỰ VIỆC

(i) Những sai sót của chứng từ và thông báo từ chối.

- Về sai sót trên hối phiếu: Việc hối phiếu có phải là một chứng từ giống như

các chứng từ khác được yêu cầu xuất trình theo L/C hay không và những sai sót liên quan đến hối phiếu có cấu thành lý do để từ chối thanh toán hay không là vấn đề hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong trường hợp này, L/C được phát hành bằng SWIFT MT700 do đó hối phiếu xuất hiện ở Field 42C ( Draft at) và các Field 41C (Available with), 42A (Drawee)chứ không được thể hiện ở Field 46A (Documents required). Như vậy, hối phiếu trong trường hợp này không đóng vai trò như một chứng từ được yêu cầu xuất trình ở Field 46A.

- Về sai sót trên vận đơn: Vận đơn không ghi chú ngày xếp hàng lên tàu.

Theo Điều 23 (a)(ii) UCP 500 có qui định “Việc bốc hàng lên hoặc xếp lên một con tàu đích danh có thể được ghi bởi chữ in sẵn trên vận đơn là hàng hóa được bốc lên một con tàu đích danh hoặc xếp lên một con tàu đích danh, trong trường hợp này, ngày phát hành vận đơn sẽ được xem như là ngày bốc hàng lên tàu và xếp hàng”. Như vậy, nếu vận đơn xuất trình có in sẵn nội dung : “Shipped on board the vessel name” ở gần ô nơi ngày phát hành của vận đơn thì có thể xem vận đơn là hợp lệ, trong trường hợp này ngày phát hành được xem như là ngày xếp hàng lên tàu.

Trên cơ sở nêu trên, Ngân hàng BHF đã không chấp nhận bất hợp lệ trên vì cho rằng chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, buộc SGD I -NHNN & PTNT phải chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng L/C như đã cam kết.

- Công văn của Bộ Thương Mại không đủ cơ sở pháp lý để buộc SGD I-NHNN & PTNT thực hiện và nếu SGD I-NHNN & PTNT thực hiện theo tinh thần của công

văn này thì ngân hàng BHF vẫn không chấp nhận. Trong trường hợp này, chỉ có Lệnh Tòa Án, chứ không phải của Bộ Thương Mại, mới có đủ cơ sở pháp lý cho ngân hàng thực hiện tạm ngừng thanh toán.

PHỤ LỤC 2 * CÁC BÊN

- Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc (ABC) - Ngân hàng phát hành và chấp nhận. - Ngân hàng Trung Quốc ( BOC) – Ngân hàng thông báo và chiết khấu.

* TÓM TẮT TÌNH HUỐNG

1. Vào ngày 17/05/1999, Ngân hàng ABC phát hành một L/C có giá trị thanh toán bằng chấp nhận sau 89 ngày sau khi xuất trình được ký phát đòi tiền Ngân hàng phát hành số tiền USD 333,920.00.

2. Ngày 24/05/1999, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng BOC, sau đó bộ chứng từ này được gửi đến Ngân hàng phát hành ABC để chấp nhận thanh toán.

3. Ngày 27/05/1999, Ngân hàng ABC đã gửi thư chấp nhận thanh toán đến Ngân hàng BOC nói rằng Ngân hàng phát hành ABC đã chấp nhận hối phiếu và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào ngày 22/08/1999.

4. Dựa vào thông báo chấp nhận của Ngân hàng ABC, Ngân hàng BOC đã chiết khấu hối phiếu và trả USD 333,920.00 cho người thụ hưởng.

5. Ngân hàng phát hành ABC không thực hiện việc thanh toán vào ngày đáo hạn và Ngân hàng BOC kiện Ngân hàng phát hành ABC để yêu cầu thanh toán.

* CÁC VẤN ĐỀ CẦN TRANH LUẬN

1. Thương lượng thanh toán có được chấp nhận dựa trên một tín dụng chấp

nhận hay không?

Trong trường hợp này, Tòa án của Trung Quốc quyết định:

a. L/C có giá trị thanh toán tại Ngân hàng phát hành bằng chấp nhận thanh toán. Điều này ngăn cản bất kỳ các ngân hàng, bao gồm cả Ngân hàng BOC, thực hiện thanh toán, cam kết thanh toán trả sau, chấp nhận trả tiền hoặc thương lượng thanh toán L/C. Theo đó, Ngân hàng phát hành đã không ủy quyền cho Ngân hàng BOC thực hiện chiết khấu/ thương lượng thanh toán và Ngân hàng BOC đã vượt quá các quyền và nghĩa vụ theo UCP 500 đối với một Ngân hàng xuất trình.

b. Ngân hàng phát hành ABC không gửi trả lại các hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng BOC, nên Ngân hàng BOC đã không nắm giữ hợp lệ các hối phiếu này. Kết quả là không cho phép chiết khấu các hối phiếu đó.

Vì vậy, Tòa Án đã quyết định rằng việc Ngân hàng BOC thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng là nằm ngoài L/C. Do đó, Ngân hàng BOC không được quyền yêu cầu thanh toán đối với Ngân hàng ABC dựa trên L/C.

PHỤ LỤC 3

Tranh chấp chứng từ về bất hợp lệ * CÁC BÊN

- Nguyên đơn : Công ty B – Nhà nhập khẩu

- Bị đơn : Ngân hàng H – Ngân hàng phát hành L/C

* TÓM TẮT VỤ VIỆC

- L/C không hủy ngang được mở theo UCP 500 (điện MT700) - Ngân hàng phát hành – Ngân hàng H.

- Người yêu cầu mở L/C: Nguyên đơn.

- Trị giá L/C: USD 1,904,000.00 +-10% dung sai. - Thời hạn hiệu lực L/C : 15/07/2004.

- Xuất trình chứng từ tại bất cứ ngân hàng nào – hối phiếu trả ngay.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH tín DỤNG tài TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO các DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 105 - 120)