Điều kiện bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 89 - 128)

3.2.2.1. Thể chế kinh tế

Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường cho phép các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh bình đẳng, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn tài nguyên dồi dào, nước ta là một địa điểm hấp dẫn nhà đầu tư.

Hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, là một tỉnh có lợi thế về ngành du lịch, nơi có vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất trên thế giới và Nha Trang chính thức trở thành đô thị loại I năm 2009. Do đó, nhu cầu về các công trình công cộng và nhà ở cũng như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, nhà hàng…tăng cao.

Quá trình này một mặt vừa tạo môi trường, mặt khác vừa đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển nhanh, vững chắc và hội nhập kinh tế có hiệu quả. Theo đó, ngành xây dựng tại Khánh Hòa có rất nhiều thuận lợi, là cơ hội để Công ty tự khẳng định mình, tìm kiểm chủ đầu tư, những dự

án mới trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Thực tế cho thấy, môi trường này đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho các Công ty thay đổi để thích ứng và kinh doanh có hiệu quả.

3.2.2.2. Về khoa học công nghệ

Thời gian vừa qua, công nghệ của máy móc thiết bị phục vụ công tác xây dựng luôn được quan tâm nghiên cứu và cải tiến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hệ thống MMTB bị tiên tiến phục vụ tốt nhất quá trình thi công và sản xuất.

Về công tác nghiên cứu KHKT - CN: Hiện nay, có rất nhiều viện nghiên cứu về KHCN xây dựng, VLXD, kiến trúc, quy hoạch đô thị, nông thôn, môi trường, khoa học quản lý kinh tế xây dựng... Việc nghiên cứu KHCN đã giải quyết dược hàng loạt vấn đề về chuyển giao công nghệ mới, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng, sản xuất VLXD và trong các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm để từng bước hội nhập với cộng đồng thế giới.

Vấn đề này đã giúp các Công ty có điều kiện ứng dụng để phát triển, là động lực để các Công ty liên kết với nhau nhằm ứng dụng KHCN của ngành một cách có hiệu quả. Thực tế cho thấy, điều kiện này góp phần tạo đà cho các Công ty tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và đứng vững.

3.2.2.3. Về chính sách của Nhà nước

Nhà nước có kế hoạch trao quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở, hướng dẫn và thúc đẩy các sở xây dựng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành tại các tỉnh, thành phố.

Nhà nước tạo điều kiện để Bộ xây dựng tổ chức kiện toàn và sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh, bằng cách sáp nhập, nâng cấp chuyển hoá mở rộng quyền hạn và tinh giản bộ máy quản lý tại các đơn vị cơ sở. Tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất và kinh doanh phát triển.

Bộ đã và đang soạn thảo mới, bổ sung, thay thế các văn bản pháp quy trình Nhà nước ban hành. Đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, pháp quy, chủ trương, chính sách của ngành tại nhiều cơ quan, đơn vị thuộc các ngành, các cấp; tổ chức và thúc đẩy sự hoạt động thường xuyên của hệ thống giám sát chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm vật liệu xây dựng.

Như vậy, sự quản lý có khoa học của Nhà nước là điều kiện để các Công ty đẩy nhanh công việc cải tổ, chuẩn bị nguồn lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Tóm lại: Qua phân tích đặc điểm của Công ty về cấu trúc cốt lõi, quy mô nguồn lực, mô hình quản lý, nguồn nhân lực…cùng các yếu tố môi trường bên ngoài như thể chế kinh tế, KHCN đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhà nước cho thấy hiện nay Công ty đang có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ là thách thức đối với Công ty. Vì vậy, việc phân tích đúng đắn và khoa học về năng lực cạnh tranh của Công ty sẽ giúp Công ty có những chiến lược đúng đắn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trước những thách thức mới của thị trường.

3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCP xây lắp và VLXD Khánh Hòa 3.3.1. Xác định yếu tố cốt lõi tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh 3.3.1. Xác định yếu tố cốt lõi tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tại địa bàn thành phố Nha Trang

Trong mục này sẽ trình bày quá trình và kết quả phân tích điều tra ý kiến chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa so với các đối thủ, gồm:

• Quy trình và phương pháp • Thiết kế chỉ tiêu đánh giá

• Mẫu điều tra và quá trình thu thập dữ liệu

• Kết quả phân tích dữ liệu điều tra ý kiến chuyên gia

3.3.1.1. Quy trình và phương pháp

- Việc xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa, trước tiên được dựa trên lý thuyết trình bày tại điểm 1.6 – Chương I. Để phù hợp với môi trường ngành xây dựng các chỉ tiêu đánh giá được điều chỉnh thông qua việc phân tích môi trường ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty.

- Trong giai đoạn này một bảng câu hỏi được sử dụng lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá và mức độ quan trọng (trọng số) ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành xây dựng trên địa bàn Khánh

Hòa (trên cơ sở giá trị trung bình ý kiến các chuyên gia). Cuối cùng trên cơ sở ý kiến các chuyên gia được phân tích trên lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ.

3.3.1.2. Thiết kế chỉ tiêu đánh giá

Như đã trình bày ở chương I, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực Marketing, kỹ thuật, tài chính, quản lý, nhân lực… Để áp dụng vào ngành xây dựng, đặc biệt là đối với địa bàn thành phố Nha Trang, một bảng câu hỏi đã được gửi tới các chuyên gia nhằm thống nhất các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành xây dựng, gồm 39 nhân tố (ký hiệu từ V1 đến V39).

Phụ lục 1: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tại thành phố Nha Trang

Kết quả đánh giá các chuyên gia cho những nhân tố có tầm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang (Bảng 3.14).

Chỉ tiêu đánh giá STT

Mức độ

Trọng số

1 Thương hiệu của doanh nghiệp 0.011

2 Uy tín đối với khách hàng 0.042

3 Lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hóa của công ty 0.009 4 Quy mô và độ phức tạp của các dự án đã hoàn thiện 0.013

5 Kết quả của các dự án đã thực hiện 0.035

6 Năng lực về máy móc thiết bị 0.037

7 Năng lực về kỹ thuật, công nghệ 0.038

8 Năng lực về công nghệ thông tin 0.010

9 Năng lực tổ chức thi công 0.042

10 Mức độ am hiểu tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng 0.041

11 Quy mô về nguồn vốn kinh doanh 0.038

12 Tình hình tài chính của công ty 0.040

13 Thanh toán cho thầu phụ và nhà cung cấp đúng hạn 0.033

14 Khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng 0.040

15 Khả năng thanh toán nợ 0.034

16 Mức độ quảng cáo giới thiệu về công ty và sản phẩm 0.011

17 Khả năng khai thác và sử dụng thông tin thị trường 0.036

18 Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác 0.012

19 Quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước 0.014

20 Quan hệ với khách hàng/chủ đầu tư 0.038

21 Quan hệ với các đơn vị tư vấn 0.034

22 Quan hệ với nhà thầu phụ và nhà cung cấp 0.039

23 Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp 0.040

24 Hiệu quả của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 0.012 25 Hiệu quả của môi trường kiểm soát nội bộ 0.010

26 Hiệu quả của hệ thống quản lý tiến độ 0.036

27 Hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng 0.039

28 Hiệu quả của hệ thống quản lý chi phí 0.040

29 Hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro 0.012

30 Hiệu quả quản lý an toàn lao động 0.011

31 Hiệu quả của điều phối nhà thầu phụ 0.012

32 Mức độ am hiểu kinh doanh và luật pháp 0.033

33 Chất lượng nguồn nhân lực hiện tại 0.036

34 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 0.013 35 Mức độ phù hợp của cấu trúc tổ chức nhân sự 0.013 36 Năng lực của nhân viên và hiệu quả làm việc nhóm 0.014

37 Viễn cảnh nghề nghiệp trong tổ chức 0.010

38 Mức độ gắn bó của nhân viên với công ty 0.011

39 Văn hóa doanh nghiệp 0.011

Tổng 1

Bảng 3.14: Bảng điểm đánh giá của các chuyên gia đối với các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành xây dựng tại TP. Nha Trang

Sau khi tổng hợp và tính điểm ý kiến của các chuyên gia như bảng 3.14, tiếp tục tiến hành thảo luận nhóm, khảo sát ý kiến chuyên gia và xác định 21 nhân tố (trọng số >=0,033) có tầm ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang. Trong đó có một số nhân tố được các chuyên gia đánh giá là có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng như:

- Uy tín đối với khách hàng: Ngày nay, khi lựa chọn nhà thầu khách hàng có sự tác động mạnh bởi sự tín nhiệm của chủ đầu tư chọn đối với nhà thầu. Chủ đầu tư tin tưởng những nhà thầu có uy tín, kinh nghiệm trên thị trường sẽ thi công những công trình tốt, tiến độ nhanh chóng và giá cả phải chăng.

- Năng lực tổ chức thi công: Để hoàn thành một công trình chất lượng cao, quá trình thi công đúng tiến độ thì công tác tổ chức thi công đóng vai trò rất quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác này thì việc bắt tay vào thu mua nguyên liệu, vật tư…, sản xuất bê tông, xây lắp sẽ được tiến hành nhanh chóng, ổn định, tránh được những tác động từ môi trường bên ngoài.

- Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp: Cán bộ quản lý có tầm nhìn, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng sẽ hướng doanh nghiệp đi đúng mục tiêu đã đặt ra. Ngoài ra, họ còn giúp cho nhân viên bổ sung những kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình làm việc.

- Hiệu quả của hệ thống quản lý chi phí: Trong quá trình thi công có rất nhiều công đoạn , vì thế sẽ không tránh khỏi những chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Do đó, cần phải có một hệ thống kiểm tra chi phí hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Phụ lục 2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tại thành phố Nha Trang

Kết quả đánh giá của các chuyên gia được tổng hợp ở bảng 3.15 cho những nhân tố có tầm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang (Bảng 3.15).

Ký hiệu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Trọng số

V1 Uy tín đối với khách hàng

0,058

V2 Kết quả của các dự án đã thực hiện

0,044

V3 Năng lực về máy móc thiết bị

0,051

V4 Năng lực về kỹ thuật, công nghệ

0,048

V5 Năng lực tổ chức thi công

0,052

V6 Mức độ am hiểu tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng

0,046

V7 Quy mô về nguồn vốn kinh doanh

0,053

V8 Tình hình tài chính của công ty

0,049 V9 Thanh toán cho thầu phụ và nhà cung cấp đúng hạn

0,044

V10 Khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng

0,051

V11 Khả năng thanh toán nợ

0,042 V12 Khả năng khai thác và sử dụng thông tin thị trường

0,043 V13 Quan hệ với khách hàng/chủ đầu tư

0,046 V14 Quan hệ với các đơn vị tư vấn

0,041 V15 Quan hệ với nhà thầu phụ và nhà cung cấp

0,044

V16 Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp

0,057

V17 Hiệu quả của hệ thống quản lý tiến độ

0,048

V18 Hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng

0,052

V19 Hiệu quả của hệ thống quản lý chi phí

0,049 V20 Mức độ am hiểu kinh doanh và luật pháp

0,039 V21 Chất lượng nguồn nhân lực hiện tại

0,043

Tổng 1

Nguồn: Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia Bảng 3.15: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN hoạt động

trong ngành XD tại TP. Nha Trang và mức độ quan trọng của các nhân tố Trọng số trong bảng 3.14, bảng 3.15 được tính bằng cách bình quân ý kiến chuyên gia chia cho tổng số những yếu tố được lựa chọn.

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm: các nhân tố như: uy tín đối với khách hàng; năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp; năng lực tổ chức thi công; hiệu quả của hệ thống quản lý chi phí vẫn được các chuyên gia đánh giá là có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Trong quá trình thảo luận có nhiều ý kiến cho rằng: năng lực về máy móc thiết bị, khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng; tình hình tài chính của công ty; năng lực về kỹ thuật; công nghệ; hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng, hiệu quả của hệ thống quản lý tiến độ cũng có ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của Công ty.

Các chuyên gia cho rằng Công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao và tin tưởng khi tham gia đấu thầu. Tương tự đối với nhân tố về hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng và tiến độ, bởi các chủ đầu tư hiện nay kỳ vọng rất cao đối với chất lượng công trình và tiến độ hoàn thành để họ nhanh chóng đưa vào hoạt động nhằm thu hồi vốn đầu tư. Ngoài ra, Công ty có tình hình tài chính ổn định thể hiện được khả năng tăng trưởng, phát triển tốt và giữ lợi thế trong đấu thầu. Một nhân tố nữa là khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng, trong quá trình thi công sẽ nảy sinh nhiều vấn đề đột xuất cần vốn gấp, nếu Công ty có khả năng huy động nhanh thì sẽ đảm bảo được tiến trình thi công như kế hoạch.

Chính vì thế, các nhân tố vừa được nêu trên có trọng số lớn so với những nhân tố như: chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, mức độ am hiểu kinh doanh và luật pháp, quan hệ với các đơn vị tư vấn, khả năng khai thác và sử dụng thông tin thị trường, khả năng thanh toán nợ.

Tiếp theo, một bảng câu hỏi được gửi cho các chuyên gia để xin ý kiến đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang, gồm:

Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa Công ty Cổ phần Sông Đà 207

Phụ lục 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang

3.4.3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của CT CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa

Trên cơ sở thu thập thông qua tính toán và xử lý trên phần mềm Excel và đưa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh (Bảng 3.16), ta thu được kết quả như sau:

TỔNG HỢP CÓ TRỌNG SỐ Ký hiệu NHÂN TỐ Trọng số CTCP xây lắp và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 89 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)