Cạnh tranh về phân phối và xúc tiến bán hàng được thể hiện qua các nội dung:
- Doanh nghiệp có khả năng đa dạng hóa các kênh và chọn được kênh chủ lực. Với mỗi loại sản phẩm thì doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng kênh phân phối riêng, hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân phối thì cần phải xác định kênh phân phối chủ đạo để tối thiểu hóa chi phí trong quá trình phân phối sản phẩm.
- Hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm bán hàng với cơ sở vật chất hiện đại. Doanh nghiệp cần có các phương tiện phục vụ khách hàng văn minh, bắt kịp thời đại tạo điều kiện cho quá trình bán hàng đơn giản, hiệu quả và nắm được phản hồi của khách hàng nhanh nhất.
- Doanh nghiệp có nhiều hình thức để liên kết các đại lý với nhau, có khả năng liên kết đội ngũ nhân viên bán hàng trên thị trường, đặc biệt là tại những thị trường
có quy mô lớn. Đặc biệt, doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp, cách thức quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng.
- Doanh nghiệp xây dựng chính sách bán hàng và những dịch vụ sau bán hàng hợp lý, luôn mang đến những điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thanh toán (nhanh gọn, tiết kiệm thời gian) để đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
- Doanh nghiệp có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thanh toán nhanh đồng thời đảm bảo công tác quản lý của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích của người bán và người mua, người tiêu dùng tốt nhất. Đồng thời phải thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau khi bán hàng cho người sử dụng, đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành hoặc hết hạn bảo hành.