Nâng cao năng lực tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 106 - 108)

Tỷ lệ vốn vay của Công ty chiếm 88,28% năm 2011, cho thấy tỷ số nợ của Công ty quá cao. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay nên bị ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách cho vay và lãi suất ngân hàng. Vì thế, Công ty cần có kế hoạch nâng cao năng lực tài chính để nắm thế tự chủ trong mọi hoạch động sản xuất kinh doanh.

Trước hết là tăng khả năng tự chủ tài chính của Công ty bằng việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Để giải quyết vấn đề này cần thực hiện theo hai hướng cơ bản, đó là: giảm các khoản nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu của Công ty. Để thực hiện được việc này thì Công ty phải có những chiến lược kinh doanh hấp dẫn nhà đầu tư tham gia góp vốn kinh doanh.

- Công ty cần tăng cường mối quan hệ sẵn có với các ngân hàng, đảm bảo uy tín trong quan hệ tài chính với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để có sự trợ giúp về vốn hoặc đứng ra bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Công ty trong hoạt động tham gia đấu thầu và thực hiện thi công công trình.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dứt điểm từng hạng mục công trình, rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng thu hồi được vốn chủ đầu tư và đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tránh tình trạng thanh toán chậm, cần đưa ra các cam kết chặt chẽ trong hợp đồng thi công với chủ đầu tư. Tổ chức nghiệm thu từng phần, từng hạng mục và lên hồ sơ thanh toán. Làm tốt việc này Công ty không những giảm được các khoản phải thu mà còn giảm được chi phí lãi vay.

- Công ty cần có kế hoạch khai thác năng lực máy móc thiết bị nhàn rỗi của mình bằng các hình thức cho thuê, coi đây là một giải pháp để tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Đồng thời, Công ty cần thanh lý vật tư, thiết bị tồn kho, tài sản sử dụng không hiệu quả nhằm giảm tối đa lượng vốn lưu động ứ đọng trong sản xuất.

Thứ ba, tích cực, chủ động thu hồi dứt điểm công nợ thông qua các chính sách thanh toán hợp lý để nhanh chóng quay vòng vốn kinh doanh.

Thứ tư, tổ chức hợp lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ giảm rất nhiều các khoản chi phí nằm trong giá thành sản phẩm, do đó, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạ thấp giá thành đồng thời doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận thu cũng được thực hiện nhanh chóng khiến cho Công ty có đủ vốn để đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bằng cách lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết với tính toán cụ thể có tính đến ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, điều kiện cung cấp vật tư và các yêu cầu bảo đảm môi trường sinh thái, đảm bảo tiến độ thi công…

Thứ năm, tìm biện pháp để sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, do quá trình sản xuất trong Công ty luôn di động, di động từ công trình này sang công trình khác, di động ngay trong chính công trình xây dựng. Vì vậy, phát sinh nhiều chi phí khác cho khâu di chuyển lực lượng thi công và chi phí để xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công. Điều này đòi hỏi Công ty phải chủ động lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, giảm chi phí di chuyển, sử dụng tối đa lực lượng xây dựng, vật liệu

xây dựng tại nơi xây dựng công trình và tính đến phương thức thuê máy móc thiết bị thi công khi chi phí di chuyển máy móc thiết bị thi công tự do của Công ty quá lớn…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 106 - 108)