Tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 25 - 128)

1.5.1. Tài chính

Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô nguồn vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn khác cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Mặt khác, khả năng tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện thông qua nguồn vốn cố định và vốn lưu động với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng.

Với khả năng tài chính dồi dào, doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu nhiều công trình khác nhau, có nhiều cơ hội để đầu tư trang thiết bị thu công nhằm đáp ứng kịp thời quy trình công nghệ hiện đại. Đồng thời sẽ tạo được niềm tin đối với các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp vật tư hàng hoá.

Năng lực về tài chính mạnh tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu:

- Giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện giới hạn về vốn. Tạo niềm tin nơi chủ đầu tư về khả năng quản lý hiệu quả đồng vốn được giao.

- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yếu tố quyết định đến khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các chiến lược không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc hiệu quả.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được đánh giá qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bộ máy quản lý từ Giám đốc doanh nghiệp đến cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công dân.

Cán bộ lãnh đạo:

- Phải là người có kiến thức chuyên sâu và tầm nhìn rộng, phải xác định hướng đi và mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp.

- Phải có khả năng dẫn dắt tập thể lao động và làm việc theo đúng pháp luật, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho nhân viên.

- Có thể thành lập một ban chỉ đạo, vận hành hoạt động của doanh nghiệp theo đúng hướng đi đã đặt ra.

Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo của một doanh nghiệp xây dựng, chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức: kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý, các hoạt động của doanh nghiệp và quan hệ xã hội. Quan trọng hơn nữa là tinh thần đoàn kết, đồng lòng của cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo. Điều này sẽ làm tăng sức mạnh của chính doanh nghiệp và tạo ra uy tín đối với chủ đầu tư.

Cán bộ điều hành và quản lý kỹ thuật:

Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đòi hỏi cán bộ điều hành và cán bộ quản lý kỹ thuật phải có những phẩm chất sau:

- Hiểu rõ ý đồ của ban lãnh đạo và tự giác thực hiện nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu chung đã dặt ra.

- Năng động, sáng tạo trong điều hành thiết kế tổ chức thi công.

- Có kinh nghiệm quản lý, điều hành thi công, nắm vững chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn hoá cũng như đa dạng hoá của doanh nghiệp. Thông thường cơ cấu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có chuyên môn về lĩnh vực chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh phải chiếm ít nhất 60%, bởi điều này liên quan đến kỹ thuật và chất lượng công trình.

Cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân:

Đây là đội ngũ lao động trực tiếp tạo nên sức cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh: chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình. Người phụ trách đơn vị phải có trình độ quản lý (tổ chức điều phối lao động và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảo chất lượng), am hiểu sâu rộng về công việc mà đơn vị đang thực hiện, biết

chăm lo đến quyền lợi cho người lao động... Như vậy, người lao động sẽ làm việc với lòng nhiệt tình, sáng tạo và luôn kết hợp với đồng nghiệp để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất.

Một đội ngũ lao động với trình độ tay nghề chuyên sâu, khả năng sáng tạo, trung thực trong công việc là yếu tố cần thiết để thành công. Bởi đội ngũ lao động là những người trực tiếp thực hiện những ý tưởng, chiến lược và chiến thuật kinh doanh của ban lãnh đạo. Hơn nữa, chính là người quyết định trực tiếp tạo nên chất lượng công trình. Nhờ những đóng góp căn bản đó nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao.

1.5.3. Năng lực sản xuất

Máy móc thiết bị là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp xây dựng, nó đại diện cho trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.

Mức độ cơ giới hoá trong xây dựng được chủ đầu tư đánh giá cao bởi nó liên quan rất nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công. Năng lực cạnh tranh về máy móc thiết bị và công nghệ thể hiện thông qua các đặc tính sau:

- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ: thể hiện qua các thông số của máy móc thiết bị (hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất, giá trị còn lại...) và sự đổi mới của quy trình công nghệ.

- Tính đồng bộ: máy móc thiết bị hoạt động tốt phải đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị công nghệ với các điều kiện địa lý, khí hậu, thuỷ văn và phương pháp sản xuất. Đồng thời phải có sự phù hợp giữa chất lượng, độ phức tạp của sản phẩm với giá cả của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất.

- Tính hiệu quả: thể hiện trình độ sử dụng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, từ đó sẽ tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động tối đa nguồn lực vật chất sẵn có, phục vụ cho mục đích cạnh tranh.

- Tính đổi mới: là mức độ tiếp cận sự cải tiến của hệ thống máy móc trên thị trường. Năng lực máy móc, thiết bị và trình độ công nghệ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố kỹ thuật này quyết định việc lựa chọn, tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công, bố trí con người và thiết bị một

cách hài hoà nhằm đạt được tiêu chuẩn về chất lượng, rút ngắn tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí xây dựng, hạ giá thành công trình và tăng lợi thế cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hơn nữa, vấn đề bảo vệ môi trường đang được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội nên doanh nghiệp nào sở hữu công nghệ cao, thiết bị máy móc hiện đại, thông minh nhất định sẽ dành ưu thế trong cạnh tranh.

1.5.4. Năng lực quản lý

Một doanh nghiệp phát triển hay không phát triển, điều quyết định đầu tiên là người lãnh đạo. “Với những công nhân giống nhau, thiết bị giống nhau, những người lãnh đạo khác nhau, chắc chắn sẽ có những kết quả hoàn toàn khác nhau”. Điểm khác nhau của các nhà lãnh đạo, không những có thể trực tiếp tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp mà còn có thể quyết định vận mệnh cuối cùng của doanh nghiệp.

Người lãnh đạo thực sự giống như những hạt giống, đã trở thành nhân tố quyết định doanh nghiệp trong tương lai có thể phát triển hay không.[13]

Năng lực quản lý được thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp. Năng lực quản lý thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, tầm nhìn và cách giải quyết các công việc một cách linh hoạt và nhạy bén; khả năng thuyết phục, quan tâm, động viên, kích thích lòng nhiệt tình của cấp dưới. Xây dựng môi trường làm việc năng động, tập trung tất cả ý chí sức lực và tinh thần trách nhiệm cũng là yếu tố cần thiết đối với người lãnh đạo. Nhờ đó tạo sự gắn kết khăn khít giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Người lãnh đạo phải biết nhìn xa trông rộng, đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, năng lực quản lý đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

1.5.5. Uy tín

Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có uy tín sẽ có nhiều đối tác làm ăn và lượng khách hàng lớn. Để đạt được mục tiêu của mình doanh nghiệp phải tạo được uy tín trên thị trường và lòng tin của khách hàng. Để tạo được uy tín, doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh

doanh; có hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng tốt cho hoạt động kinh doanh. Yếu tố quan trọng nhất để uy tín của doanh nghiệp nâng cao là “con người”, do đó phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhân viên giỏi về tay nghề và kỹ năng cao, họ là những con người có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu của khách hàng.

Uy tín của công ty là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xây lắp và giúp công ty thắng lợi trong đấu thầu. Đây là nhân tố nội tại mà tự bản thân nó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Nếu công ty có uy tín tốt và dày dạn kinh nghiệm sẽ được nhiều chủ đầu tư tin cậy và tạo nên sức cạnh tranh mạnh hơn với các đối thủ.

1.5.6. Thị phần

Thị phần là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh.

- Thị phần của toàn bộ doanh nghiệp so với thị trường: là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu của doanh nghiệp so với tổng doanh thu ngành. Nó thể hiện phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trên thị trường.

Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện doanh nghiệp chiếm lĩnh một thị trường rộng lớn. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp có phạm vi thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và doanh nghiệp có vị trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành.

- Thị phần tương đối: là tỷ lệ so sánh về doanh thu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó biết được điểm mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ.

Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp/ Tổng doanh

Ưu điểm : đơn giản, dễ thực hiện và dễ hiểu.

Nhược điểm: Phương pháp này khó đảm bảo tính chính xác vì khó lựa chọn doanh nghiệp mạnh nhất, đặc biệt là kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau và thông thường mỗi doanh nghiệp có thế mạnh trong một vài lĩnh vực nào đó và để đảm bảo hiệu quả thì phải phân nhỏ sự lựa chọn này thành nhiều lĩnh vực.

1.5.7. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu thì khách hàng sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Mong muốn của khách hàng là đảm bảo sự hài hoà giữa chất lượng và giá cả. Để sản phẩm của doanh nghiệp là lựa chọn duy nhất của khách hàng thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong và sau khi sử dụng. Nói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm với nhiều chủng loại, mẫu mã, bền hơn và tốt hơn. Nhờ những yếu tố đó sẽ làm cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu được ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, khách hàng ngày càng tin tưởng và sự trung thành với doanh nghiệp.

Chất lượng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Đồng thời, uy tín của doanh nghiệp cũng tốt hơn, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng. Do vậy, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng và hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

1.5.8. Giá cả

Giá cả là một trong những công cụ quan trọng trong quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nếu chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng cao hơn đối thủ

cạnh tranh. Vì thế, sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm.

Để đạt mức giá thấp doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng hạ giá sản phẩm. Có nhiều khả năng hạ giá sẽ tạo được lợi thế hơn đối thủ. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố:

- Chi phí về kinh tế thấp

- Khả năng bán hàng tốt, do đó có khối lượng bán lớn - Khả năng về tài chính tốt

Doanh nghiệp cần lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành sử dụng giá cả làm công cụ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần kết hợp linh hoạt giữa giá cả và chiết khấu với những phương thức bán hàng hiện hành, xu thế, trào lưu của người tiêu dùng. Đồng thời, do đặc điểm khác nhau ở từng vùng thị trường nên doanh nghiệp phải có chính sách giá riêng hợp lý. Hơn nữa, doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa giá sản phẩm với chu kỳ sống của sản phẩm đó. Việc kết hợp này cho phép doanh nghiệp khai thác được tối đa khả năng tiêu thụ của sản phẩm, cũng như không mắc phải những sai lầm trong việc khai thác chu kỳ sống của sản phẩm.

1.5.9. Phân phối và chính sách xúc tiến bán hàng

Cạnh tranh về phân phối và xúc tiến bán hàng được thể hiện qua các nội dung:

- Doanh nghiệp có khả năng đa dạng hóa các kênh và chọn được kênh chủ lực. Với mỗi loại sản phẩm thì doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng kênh phân phối riêng, hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân phối thì cần phải xác định kênh phân phối chủ đạo để tối thiểu hóa chi phí trong quá trình phân phối sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm bán hàng với cơ sở vật chất hiện đại. Doanh nghiệp cần có các phương tiện phục vụ khách hàng văn minh, bắt kịp thời đại tạo điều kiện cho quá trình bán hàng đơn giản, hiệu quả và nắm được phản hồi của khách hàng nhanh nhất.

- Doanh nghiệp có nhiều hình thức để liên kết các đại lý với nhau, có khả năng liên kết đội ngũ nhân viên bán hàng trên thị trường, đặc biệt là tại những thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 25 - 128)