Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 39 - 128)

2.1.1. Giai đoạn khởi động (1958 – 1986)

Nhiệm vụ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, các tổ chức nghiên cứu, lãnh đạo ngành.

Trước năm 1975:

- Ngày 29-4-1958, Bộ Kiến trúc được thành lập

- Sau khi thành lập, Lãnh đạo Bộ nhanh chóng kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ CBCNV; tổ chức các công ty xây dựng như Công ty xây dựng Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nam Định… và một số đơn vị chuyên sâu như Công ty Lắp máy, Công ty Thi công cơ giới, các xí nghiệp sản xuất gạch ngói, khai thác đá cát sỏi... trên cơ sở tuyển chọn lực lượng từ thanh niên xung phong, bộ đội chuyên ngành và lực lượng xây dựng ở địa phương.

- Ở cơ quan Bộ, ngoài các cục, vụ chức năng, hình thành các tổ chức nghiên cứu khoa học như: Viện Khảo sát thiết kế, Viện Quy hoạch, Cục Thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng... Chính phủ quyết định chuyển Cục Nhà đất cùng các cơ sở sản xuất vật liệu cho ngành Xây dựng phụ trách. Năm 1973, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định sáp nhập Bộ Kiến trúc và Uỷ ban Kiến thiết cơ bản nhà nước thành Bộ Xây dựng.

- Ngành Xây dựng đã thi công hàng trăm công trình lớn, nhỏ góp phần phát triển kinh tế - văn hoá và xã hội: các nhà máy điện Lào Cai, Vinh, Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà, các công trình hoá chất ở khu công nghiệp Việt Trì, khu Cao-Xà-Lá, khu gang thép Thái Nguyên, phân lân Văn Điển, phân đạm Hà Bắc, bóng đèn phích nước Rạng Đông, dệt Minh Phương, dệt Nam Định, chè Phú Thọ, thiếc Tĩnh Túc, cá hộp Hải Phòng... xây dựng các trường đại học, trung học, bệnh viện, khách sạn, kho tàng, khu nhà ở và công trình phúc lợi, hạ tầng kỹ thuật...

- Lực lượng khảo sát thiết kế tự thiết kế các công trình dân dụng và thiết kế bao che cho một số công trình công nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt đã cùng chuyên gia Liên Xô thiết kế và xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung Văn hoá lao động đạt chất lượng cao về kiến trúc và xây dựng.

Từ năm 1976 - 1980:

- Thời kỳ đất nước thống nhất, bắt đầu khôi phục sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội.

- Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, ngành Xây dựng nhanh chóng tổ chức, tập hợp, sắp xếp và điều tiết lại lực lượng xây dựng thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế - xã hội, tập trung thi công các công trình trọng điểm. Hàng loạt công trình quan trọng được khởi công như Thuỷ điện Hòa Bình, Trị An, Xi măng Hoàng Thạch,... công trình khai thác và sàn tuyển than, quặng Apatít Lào Cai.

- Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng ngành tập trung lực lượng đẩy mạnh tiến độ các công trình trọng điểm. Nhiều công trình và hạng mục công trình hoàn thành đúng tiến độ: nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy điện, nhà máy sợi, dệt Đông Nam, Thắng Lợi, Nha Trang, Vinh, nhà máy chế biến thức ăn gia súc Hương Canh, các trạm trại giống phục vụ nông nghiệp, Bệnh viện nhi Thụy Điển, Trạm vệ tinh Hoa Sen, các khu nhà ở Hà Nội và nhiều công trình quan trọng khác.

- Tổng giá trị xây lắp trong 5 năm 1976-1980 đạt 7.638 triệu đồng, tăng 2,2 lần so với giai đoạn 1971 - 1975. Bình quân hàng năm tăng 14% so với năm trước.

- Lĩnh vực sản xuất VLXD được đẩy mạnh. Tập trung phát triển, đầu tư xây dựng các cơ sở xi măng lò đứng, cơ sở gạch, đá ốp lát bán cơ giới... Các loại vật liệu xây dựng như xi măng, tấm lợp, gạch được khôi phục và phát triển, giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn vật tư, nguyên liệu trong nước. Nhìn chung các cơ sở sản xuất VLXD còn mang nặng tính thủ công, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chất lượng chưa cao, lệ thuộc nhiều vào nguồn vật tư, nguyên liệu nhập ngoại.

- Lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khảo sát thiết kế công trình, thiết kế quy hoạch... có nhiều bước tiến bộ đáp ứng yêu cầu sản xuất, xây dựng và phát triển đô thị. Chuyên gia thiết kế nhiều công trình dân dụng, công nghiệp. Áp dụng thành

công công nghệ mới để sản xuất xi măng mác cao, xi măng bền sulfat, gạch chịu lửa, chịu axít.

Từ năm 1981 – 1985:

- Là giai đoạn khó khăn, cơ chế hành chính bao cấp dần được xoá bỏ, tình hình biên giới và hải đảo có nhiều diễn biến phức tạp, thiên tai liên tiếp xảy ra. Các cơ sở sản xuất trong nước gặp khó khăn về phụ tùng vật tư kỹ thuật.

- Dưới Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V, ngành tập trung giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành các mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 1981- 1985. Vai trò chỉ đạo của các lực lượng quốc doanh trên các lĩnh vực xây lắp, sản xuất VLXD, quản lý phát triển nhà, quản lý đô thị ngày càng rõ nét hơn.

- Lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành các công trình trọng điểm như: 2 tổ máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy Super phốt phát Lâm Thao, nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, chế biến gỗ, kéo sợi, giấy Bãi Bằng, chế biến nông sản, thực phẩm... Các công trình lớn được xây dựng như Thuỷ điện Hoà Bình, Apatít Lào Cai, Nhà máy kính Đáp Cầu, Giấy Tân Mai…

- Các đơn vị xây lắp thuộc Bộ Xây dựng đảm nhận nhiều công trình trọng điểm quốc gia, tỷ trọng giá trị xây lắp các công trình trọng điểm chiếm 79,7% tổng giá trị xây lắp của Bộ.

Năm 1981 1982 1983 1984 1985

Tốc độ tăng GTXL 20% 21% 28% 36%

- Lĩnh vực sản xuất VLXD phát triển về số lượng, chủng loại theo xu hướng thị trường, một số mặt hàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Các cơ sở sản xuất nắm bắt được tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại như Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch... Nhiều địa phương quan tâm đầu tư khai thác nguồn tài nguyên tại chỗ làm VLXD. Xi măng lò đứng phát triển ở các địa phương: Hà Tây, Huế, Quy Nhơn, Hà Tiên… Tổng sản phẩm VLXD đã tăng gần 30% so với thời kỳ 1976 -1980.

2.1.2. Giai đoạn đổi mới và phát triển: 1986 – 2010

Nhiệm vụ: Chủ trương chính sách của Nhà nước và các tác động đến ngành Xây dựng. Năm 1986 – 1995:Giai đoạn đổi mới

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị xây lắp từ năm 1986 - 1990 Năm 1986, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI – đổi mới nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng sản lượng so với giai đoạn 1981 – 1985: tăng 2 3 lần Năm 1991-1995: Tốc độ tăng trưởng sản lượng gấp 2 lần so với năm 1986-1990

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, ngành Xây dựng đã có nhiều nỗ lực, tạo được bước ngoặc quan trọng và đúng hướng trong nhiệm vụ phát triển ngành, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH.

Lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng: các đơn vị xây lắp được tổ chức, sắp xếp lại theo chủ trương của Nhà nước thông qua việc thực hiện Nghị định 388 HĐBT, nhanh chóng ổn định tổ chức sản xuất, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước, tập trung đầu tư nâng cao năng lực thi công, khẳng định vai trò chủ đạo trong cơ chế thị trường.

Tốc độ tăng giá trị sản lượng xây lắp bình quân toàn ngành là 76,4%. Xây dựng dân dụng

và công nghiệp

Đấu thầu Lực lượng lao động

Nghị định 388 HĐBT 20/11/1991 Vật chất kỹ thuật, máy móc Các doanh nghiệp Nhà nước x2,52 X8 X3,2 X1,14 2,52 20,16 20,16 73,54

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng giá trị xây lắp từ năm 1990 – 1995

- Các công trình trọng điểm: thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Thác Mơ, đường dây 500 KV Bắc Nam, nhà máy xi măng Hà Tiên, Hoàng Thạch, Apatit Lào Cai…

- Lĩnh vực sản xuất VLXD: chuyển sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bộ Xây dựng chủ trương tập trung nguồn lực để phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ những mặt hàng quan trọng như xi măng, kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát và các mặt hàng có tầm chi phối thị trường. Những sản phẩm thông thường, mang tính truyền thống địa phương, kỹ thuật ít phức tạp thì khuyến khích đầu tư nhằm sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu xây dựng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm mới đã được nâng lên ngang với tiêu chuẩn các nước trong khu vực, được người tiêu dùng chấp nhận. Kết quả 5 năm 1991-1995, sản lượng các loại VLXD đều tăng gần 2 lần so với 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tổng sản lượng VLXD đạt 17,9%.

Năm 1996 – 2010: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra định hướng phát triển VLXD đến 2010 và 2020, đề ra chiến lược phát triển quốc gia đến năm 2010 và 2020.

- Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến về chất trong sự phát triển của ngành. Nhiều cơ chế chính sách được Bộ tập trung xây dựng trong giai đoạn này đã tạo nên khung pháp lý khá đồng bộ. Việc triển khai mạnh mẽ công tác quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngành ở cấp vĩ mô. Các tổng công ty, công ty mạnh đã được thành lập và củng cố, tiếp tục đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuộc ngành, chuẩn bị những tiền đề tiến tới hội nhập kinh tế khu vực

1,6 3,2 6,72 12,09 15,48 x1,6 x 2 x2,1 x1,8 x1,28

và quốc tế. Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và những hậu quả của thiên tai trong 3 năm 1998-2000, mức tăng trưởng có chậm lại, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 5 năm 1996-2000 của ngành công nghiệp VLXD đạt khoảng 16,9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của công nghiệp trong cả nước khoảng 13%.

- Lĩnh vực xây dựng: có sự chủ động, sáng tạo, cạnh tranh, thúc đẩy phát triển và đổi mới công nghệ.

- Lĩnh vực xây lắp có tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/năm. Thời kỳ này các công trình được tập trung xây dựng với tốc độ thi công nhanh gấp 2-3 lần so với thời kỳ 1991 - 1995. Các công trình điện lớn như Yaly, Sông Hinh, Phú Mỹ, Phả Lại 2; xi măng Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai được xây dựng và bước đầu đi vào sản xuất.

2.1.3. Giai đoạn định hướng và phát triển (năm 2010 về sau)

Nhiệm vụ: đề ra giải pháp để khắc phục để khắc phục những vấn đề hiện tại.

2.1.3.1. Tình hình hiện tại trong ngành xây dựng Việt Nam

Sau khi hội nhập, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam rất lớn với nhiều dự án kinh tế mang tầm vóc quốc tế, cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, quá trình CNH - HĐH và đô thị hóa làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng bị quá tải không đủ đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, vấn đề vô cùng quan trọng được đặt ra cho ngành xây dựng là phát triển cơ sở hạ tầng bắt kịp được tốc độ phát triền kinh tế trong giai đoạn mới.

2.1.3.2. Nội dung định hướng trong tương lai

Khu đô thị mới

- Xây dựng các khu đô thị mới nhằm giảm áp lực luồng người di cư, giảm áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng đang bị quá tải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiện ích cuộc sống. Như Khu đô thị mới Thủ Thiêm là trung tâm mới của TP. HCM với nhiều khu chức năng riêng biệt.

Hệ thống giao thông

Xây dựng các công trình giao thông :

- Đường bộ: đường cao tốc, cầu, nút giao thông, cầu vượt. - Đường sắt: xây dựng hệ thống tàu điện ngầm.

- Đường thủy và đường hàng không: cảng biển và sân bay với quy mô lớn. Các công trình: đường cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây, tàu điện ngầm tuyến Bến Thành – Suối Tiên, sân bay quốc tế Long Thành, Cảng Vân Phong.

Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước

- Xây dựng hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước cho các thành phố, các khu đô thị; xây dựng đập thủy điện để phục vụ nhu cầu của mọi người.

- Thủy điện Dak R’tih vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng, công suất 144MW, xây dựng trên huyện Đăk R’lap tỉnh Đăk Nông, hoàn thành 2010.

- Xây dựng hệ thống đê, kè kiên cố hạn chế thiên tai bão lũ, nước biển dâng.

Môi trường trong ngành xây dựng

- Công trình xây dựng thân thiện với môi trường như: công trình xanh với vật liệu ETFE trong suốt, tự làm sạch, dễ thay đổi kết cấu vì có khả năng tái chế.

- Quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững: quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, thu gom xử lý rác thải và giao thông đô thị…

Đảng và Nhà nước đánh giá cao những thành quả của ngành Xây dựng trong 50 năm qua. Có được những thành quả đã đó trước hết là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là kết quả của toàn ngành quán triệt và kiên trì phấn đấu thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng. Đồng thời, cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong ngành đã đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo; vượt mọi khó khăn gian khổ, vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ được giao phó.

2.1.4. Thực trạng các doanh nghiệp trong ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang phố Nha Trang

Cùng với xu thế của ngành xây dựng cả nước hiện nay, hoạt động xây dựng tại thành phố Nha Trang đang thu hút nhiều Công ty tham gia, tạo nên cường độ cạnh tranh mạnh. Trên thị trường nổi bật một số Công ty có quy mô lớn và phát triển mạnh, như: Công ty CPXD 510, Công ty CPXD Khánh Hòa, Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa, Công ty CPXD công trình 505, Công ty CPXD số 17 – Vinaconex… là những đơn vị có quá trình hoạt động lâu dài và vị trí vững chắc trên thị trường. Trong giai đoạn này, các Công ty còn nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường… Nhưng nhiều

Công ty đã có những nỗ lực trong quản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, kinh doanh có lãi, đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất, chất lượng xây lắp và khả năng thắng thầu xây dựng các công trình. Các Công ty có khả năng hoàn thành các công trình kỹ thuật cao, được các chủ đầu tư trong tỉnh và các tỉnh lân cận tín nhiệm; chứng tỏ được là đội quân chủ lực trong xây dựng. Tuy nhiên, vẫn còn một số Công ty tham gia xây dựng nhưng hiệu quả kinh doanh không tốt. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do năng lực cạnh tranh của các Công ty trong ngành còn chưa được chú trọng và phát triển đồng đều. Cụ thể:

Thứ nhất, về năng lực tài chính: có rất nhiều Công ty hạn chế về năng lực tài chính, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thấp, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay phải trả lãi với lãi suất cao. Trong khi đó, các khoản nợ của chủ đầu tư thì lại không được trả lãi như vốn vay ngân hàng.

Thứ hai, một số Công ty vẫn chưa thật sự chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị vì thế thiếu sự đồng bộ. Từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình cũng như chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý của các Công ty còn nhiều hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 39 - 128)