Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 61 - 128)

3.1.1.1. Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều công trình đã, đang và sẽ được khởi công xây dựng với quy mô lớn. Đây là cơ hội tốt để Công ty tăng khối lượng cung cấp vật tư xây dựng; đồng thời kết hợp với các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi công. Công ty cần biết cách nắm bắt thông tin nhanh chóng để tìm kiếm khách hàng mới, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tỷ giá hối đoái: Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty, đặc biệt là trong thời gian hiện nay. Công ty sẽ bán được nhiều nguyên vật liệu và vật tư hơn vì giá các loại hàng này nhập từ nước ngoài tăng. Đây là cơ hội để Công ty thâm nhập sâu thị trường nội địa và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Lãi suất: là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty. Với đặc thù ngành, các công trình thi công xây dựng thường là các công trình có quy mô lớn, phát sinh thường xuyên nhu cầu tín dụng ngắn hạn như các công trình hệ thống dân dụng,… do đó biến động về lãi suất ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh của Công ty hiện nay chủ yếu là vốn vay nên nếu lãi suất cao, chi phí tăng lên do trả lãi tiền vay lớn gây khó khăn cho Công ty khi cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực mạnh về vốn.

Lạm phát: là nguyên nhân làm cho giá cả tăng lên, người tiêu dùng dè dặt hơn khi quyết định mua hàng do vậy Công ty cần phải cân nhắc kỹ khi tiến hành nhập

nguyên vật liệu và công cụ. Điều này gây trở ngại cho hoạt động phân phối hàng hóa của Công ty và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.

3.1.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật

Các nhân tố chính trị pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Quan điểm đường lối chính trị, hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh. Với cơ chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm minh góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước kích thích cầu xây dựng tăng. Đặc biệt, các luật liên quan đến doanh nghiệp như luật thuế, những quy định về nhập khẩu của Nhà nước đảm bảo cho sự công bằng giữa các doanh nghiệp, ngăn chặn hành vi gian lận gây mất ổn định.

Nhà nước đã từng bước khuyến khích cho ngành xây dựng có hướng phát triển tốt. Tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi sự phát triển của các Công ty xây dựng. Do đó, sẽ có thêm nhiều Công ty mới gia nhập vào thị trường và mức độ cạnh tranh gay gắt hơn.

Hệ thống thị trường yếu tố sản xuất Hệ thống pháp lý Thị trường VLXD

Thị trường sức lao động

Thị trường cho thuê máy xây dựng Thị trường công nghệ Thị trường vốn Luật Xây dựng Các Luật khác Pháp quy hành chính Pháp quy kỹ thuật Pháp định nghề nghiệp Bảo hiểm công trình

Bảo hành công trình

Bảo hiểm lao độngbảo hiểm y tế Bảo hiểm nghề nghiệp

Bảo hiểm an toàn

Giám sát Nhà nước Giám sát hành chính Giám sát pháp luật Giám sát xã hội

Giám sát hội nghề nghiệp

Hệ thống bảo hiểm Hệ thống giám sát

Hình 3.1: Thể chế thị trường xây dựng

3.1.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội

Các nhân tố như tốc độ tăng trưởng dân số, thu nhập bình quân, dịch chuyển lao động và trình độ lao động có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Công ty cần phải lưu

Thị trường giao nhận

tâm đến vấn đề lực lượng và trình độ của lao động. Bởi nguồn lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu của Công ty. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên của Công ty được ổn định qua các năm nên sự thay đổi về lao động ít ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của mình.

3.1.1.4. Môi trường kỹ thuật công nghệ

Các nhân tố thuộc khoa học công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng vì sự triển mạnh mẽ của nó. Thông qua hai công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp là chất lượng và giá bán sản phẩm nó thể hiện tầm quan trọng của mình đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay Công ty luôn nỗ lực hết mình để tiếp cận với công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

3.1.1.5. Môi trường tự nhiên

Vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, vấn đề về môi trường…có tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường kinh doanh và ngược lại. Công ty hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nơi đây có nhiều nhà đầu tư xây dựng các công trình quy mô lớn. Đây chính là cơ hội mà Công ty cần nhanh chóng nắm bắt để phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, sự xâm lấn của nước biển và ảnh hưởng thời tiết của làm ảnh hưởng đến các công trình. Do đó, Công ty cần có chính sách trong quá trình thi công, sử dụng vật liệu chất lượng cao và bảo hành những công trình đó.

3.1.2. Môi trường vi mô 3.1.2.1. Khách hàng 3.1.2.1. Khách hàng

Trong môi trường cạnh tranh, khách hàng là bộ phận không thể tách rời mọi động thái của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng đôi khi là tài sản có giá trị nhất và là lợi thế lớn của doanh nghiệp. Khách hàng là người nắm vai trò quyết định đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh phải hướng nỗ lực của hoạt động Marketing vào

khách hàng, thu hút sự chú ý, kích thích sự quan tâm, thúc đẩy khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ của mình.

Hiện nay, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng rất đa dạng. Khách hàng không những chú trọng đến số lượng, chất lượng, kết cấu kỹ thuật mà còn có tính thẩm mỹ cao và chi phí thấp. Hơn nữa, trên thị trường có nhiều Công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, do đó sự cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao uy tín của Công ty ngày càng gặp phải nhiều thách thức.

Đặc biệt, nhóm khách hàng thường gây áp lực với doanh nghiệp là những nhóm khách hàng tập trung và mua với khối lượng lớn. Nhóm khách hàng mua đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt vì họ có thể tìm được nhà cung cấp khác một cách dễ dàng hoặc nhóm khách có đầy dủ thông tin về sản phẩm, giá cả thị trường, giá thành của nhà cung cấp.

Những áp lực từ khách hàng là không thể tránh khỏi với mức độ cạnh tranh gay gắt hiện nay. Công ty đã và đang cố gắng sản xuất sản phẩm bê tông tốt nhất với giá cả hợp lý và giao đúng hạn. Công ty luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành những công trình quan trọng của tỉnh giao và tham gia đấu thầu nhiều công trình quy mô lớn. Công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này nên có nhiều kinh nghiệm và uy tín cao đối với khách hàng.

3.1.2.2. Nhà cung ứng

Nhà cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra kế hoạch. Thực tế nhà cung ứng gồm 3 loại chủ yếu: nhà cung ứng vật tư, thiết bị; nguồn lao động; cộng đồng tài chính. Mỗi doanh nghiệp cùng lúc có thể quan hệ với cả ba nhà cung ứng trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung ứng phải đầy đủ về số lượng, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và ổn định về giá cả. Nếu có sự sai sót về các điều trên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện nay, Công ty hợp tác với các nhà cung ứng như: Tổng Công ty thép Việt Nam chi nhánh miền trung – CTCP, Công ty TNHH Lộc Thọ, Công ty TNHH Xi Măng Khánh Hòa, Công ty Xăng dầu Quân đội Khu vực 3 – PK078, Công ty liên doanh KT Đá Hòn Thị để nhập các loại vật liệu như cát, xi măng, dầu…Về vốn

vay thì Công ty huy động từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư và phát triển tại Khánh Hòa.

Công ty đã hợp tác và tạo mối quan hệ tốt, tạo sự tin cậy đối với những nhà cung cấp trên. Nhờ đó, Công ty luôn có nguồn hàng chất lượng với giá cả hợp lý và nguồn vốn kinh doanh ổn định. Tuy vậy, để không phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp chính nên Công ty thực hiện đa dạng hoá và thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất.

3.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại, Công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều nhà thầu xây dựng khác. Tuy vậy, Công ty không coi thường bất kỳ đối thủ nào và cũng không hướng mũi nhọn vào đối thủ mà luôn nhận định, điều khiển và hoà hợp. Công ty còn đặc biệt quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu, dự đoán tương lai và định hướng tới khách hàng.

Tại những thời điểm khác nhau Công ty nhận định đối thủ cạnh tranh ở các khía cạnh khác nhau. Có thể kể ra một số doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của Công ty:

Công ty Cổ Phần xây dựng Khánh Hòa Công ty Cổ phần Sông Đà 207

Đây là các Công ty có thương hiệu và năng lực tốt ở địa phương. Để tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ này, Công ty cần phải có chính sách đầu tư về chất lượng, biện pháp tổ chức thi công và tiến độ của công trình. Ngoài ra, Công ty còn phải có kế hoạch đào tạo nhân viên đảm nhận việc đấu thầu, tăng cường mở rộng mối quan hệ với chủ đầu tư và đưa ra mức giá hợp lý nhất.

Công ty Nội dung

CTCP xây lắp và VLXD

Khánh Hòa Công ty CP Sông Đà 207

CTCP xây dựng Khánh Hòa Ngành nghề kinh doanh chủ yếu

Tư vấn giám sát, thi công các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông hệ thống điện, hệ thống nước trong các công trình xây dựng và trang trí nội thất. San ủi mặt bằng, sản xuất bê tông.

Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi và hạ tầng đô thị.

Cho thuê MMTB; trang trí nội, ngoại thất; xuất khẩu hàng hóa. Tư vấn, lập hồ sơ dự thầu, đấu thầu; tư vấn quản lý và điều hành các dự án.

Dịch vụ đấu giá, quảng cáo, quản lý và tư vấn bất động sản. Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng. Kinh doanh VLXD, bê tông.

Trụ sở 303 Lê Hồng Phong-NT 100/6A Trần Phú -NT 43 Nguyễn Thị Minh Khai- NT Bảng 3.1: So sánh tổng quan với một số Công ty đối thủ tại tỉnh Khánh Hòa

3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCP xây lắp và VLXD Khánh Hòa 3.2.1. Điều kiện bên trong 3.2.1. Điều kiện bên trong

3.2.1.1. Năng lực về vốn và tài chính của CTCP xây lắp và VLXD Khánh Hòa

Cơ cấu nguồn vốn

12.86% 87.14% 11.9% 88.1% 11.72% 88.28% 0 20 40 60 80 100 2009 2010 2011 Tỷ số tài trợ Tỷ số nợ

NĂM

SO SÁNH năm 2010/2009

SO SÁNH năm 2010/2009

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Chênh lệch % Chênh lệch %

Nợ phải trả 84,414,474,215 85,728,446,031 90,936,121,778 1,313,971,816 1,56 5,207,675,747 6,07 Vốn chủ sở hữu 12,457,404,821 11,577,131,533 12,074,657,076 -880,273,288 -7,07 497,525,543 4,3 Tổng nguồn vốn 96,871,879,036 97,305,577,564 103,010,778,854 433,698,528 0,45 5,705,201,290 5,86

Tỷ số nợ 87,14 88,10 88,28 0,96 1,1 0,18 0,2

Tỷ số tài trợ 12,86 11,90 11,72 -0,96 -7,48 -0,18 -1,48

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị: đồng

Nhận xét:

- Qua bảng trên ta thấy rằng nợ phải trả của Công ty tăng mỗi năm. Năm 2010, nợ phải trả tăng khoảng 1,3 tỷ đồng so với năm 2009. Năm 2011, nợ phải trả tăng khoảng 5,2 tỷ đồng, tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2010.

- Năm 2009 trong 100 đồng vốn kinh doanh thì vốn tự có của công ty là 87 đồng, còn vốn vay là 13 đồng.

- Đến năm 2010 thì vốn kinh doanh tăng 0,45% trong khi đó vốn CSH giảm 7,07%. Điều này chứng tỏ vốn kinh doanh được huy động nhiều từ vốn vay (tăng 1,56%). Trong 100 đồng vốn kinh doanh thì vốn tự có của Công ty là 88 đồng, còn lại 12 đồng là vốn vay. Năm 2011, vốn kinh doanh tăng 5,86%, vốn CSH có tăng nhưng vẫn tỷ trọng thấp so với vốn vay.

- Công ty tăng cường huy động vốn vay để đầu tư xây dựng các công trình: Công an Vạn Thạnh, Bưu điện Khánh Hòa, Công an 113. Việc tăng vốn kinh doanh cho thấy Công ty làm ăn có hiệu quả, khả năng huy động vốn để đầu tư cho các công trình, mua sắm trang thiết bị hiện đại, từ đó giúp quá trình thi công đúng tiến độ đề ra.

Cơ cấu tài sản NĂM SO SÁNH năm 2010/2009 SO SÁNH năm 2010/2009

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Chênh lệch % Chênh lệch %

Tài sản ngắn hạn 93,639,075,790 94,247,211,800 100,411,364,920 608,136,010 0,65 6,164,153,120 6,54 Tài sản dài hạn 3,232,803,246 3,058,365,764 2,599,413,934 -174,437,482 -5,4 -458,951,830 -15 Tổng tài sản 96,871,879,036 97,305,577,564 103,010,778,854 433,698,528 0,45 5,705,201,290 5,86

Tỷ suất đầu tư vào TSNH 96,66 96,86 97,48 0,2 0,2 0,62 0,64

Tỷ suất đầu tư vào TSDH 3,34 3,14 2,52 -0,2 -5,82 -0,62 -19,7

Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản của Công ty từ năm 2009 - 2011 Đơn vị: đồng

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tài sản của Công ty từ năm 2009 -2011

Biểu đồ 3.3: Sự tăng trưởng của tài sản của Công ty từ năm 2009-2011

3.34% 96.66% 3.14% 96.86% 2.52% 97.48% 0 20 40 60 80 100 2009 2010 2011

Tỷ suất đầu tư vào TSDH Tỷ suất đầu tư vào TSNH

96,871,879,036 519,726,712 103,010,778,854 92,000,000,000 94,000,000,000 96,000,000,000 98,000,000,000 100,000,000,000 102,000,000,000 104,000,000,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TỔNG TÀI SẢN

Nhận xét:

- Năm 2010, bình quân cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì Công ty bỏ ra 96,86 đồng đầu tư cho cho TSNH và 3,14 đồng cho TSDH. So với năm 2009 thì việc đầu tư vào TSNH năm 2010 tăng khoảng 608,14 triệu đồng (tương đương 0,65%). Vì tổng tài sản năm 2010 chỉ tăng 0,45% so với năm 2009 nên đầu tư vào TSDH giảm đến 5,4%.

- Năm 2011 đầu tư vào TSNH tiếp tục tăng khoảng 6,16 tỷ đồng (tương đương 6,54%), đầu tư vào TSDH giảm gần 459 triệu đồng so với năm 2010. Bình quân cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì Công ty đầu tư 97,48 đồng vào TSNH và 2,52 đồng vào TSDH.

Phân tích sự biến động của tài sản:

Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 Chênh lệch % Chênh lệch %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 93,639,075,790 94,247,211,800 100,411,364,920 608,136,010 0,65 6,164,153,120 6,54 I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 10,046,576,800 2,088,598,946 3,867,364,876 -7,957,977,854 -79,21 1,778,765,930 85,17 II. Các khoản phải thu

ngắn hạn 40,654,418,057 38,459,921,983 42,526,469,160 -2,194,496,074 -5,4 4,066,547,177 10,57 1. Phải thu khách hàng 17,889,607,645 14,655,390,909 19,845,359,652 -3,234,216,736 -18,08 5,189,968,743 35,41 2. Trả trước cho người bán 3,571,366,495 3,613,507,440 4,375,339,738 42,140,945 1,18 761,832,298 21,08 3. Các khoản phải thu khác

19,193,443,917 20,191,023,634 18,305,769,770 997,579,717 5,2 -1,885,253,864 -9,34

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 61 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)