Tổng quan về Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 47 - 128)

2.2.1. Khái quát về Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa 2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa tiền thân là cơ sở sản xuất gạch hoa. - Ngày 29/7/1982, theo Quyết định số 1542/UBNN tỉnh Khánh Hòa, cơ sở được thành lập với tên gọi: “Xí nghiệp vật liệu trang trí và xây dựng” thuộc sở xây dựng Khánh Hòa.

- Ngày 07/9/1990, trên cơ sở đề nghị của xí nghiệp, sở xây dựng Khánh Hòa đã quyết định bổ sung thêm chức năng xây lắp theo Quyết định số 1624/XD 1990, xí nghiệp được UBNN tỉnh chính thức giao kế hoạch hằng năm với hai chức năng xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Ngày 15/7/1995, do sự thay đổi về chức năng, quy mô và áp lực cạnh tranh, theo Luật sửa đổi thành lập doanh nghiệp, xí nghiệp đã đổi tên là: “Công ty xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa” với chức năng rộng hơn, gồm: san ủi mặt bằng công trình, thiết kế thi công các công trình điện nước dân dụng.

- Ngày 24/04/2003 theo Quyết định số 1147/QĐTT của Thủ tướng Chính phủ và quyết định thành lập số 3703000055 của Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hoà, Công ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành: “Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa”.

- Trụ sở: 303 Lê Hồng Phong, phường Phước Hải, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa - Điện thoại: 0583 884 980 – Fax: 0583 884 981

- Vốn điều lệ: 4.663.000.000 VNĐ - Email: ctyxaylapvlxdkha@gmail.com

- Tài khooản: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hoà - Mã số thuế: 4200522508

Các giai đoạn phát triển Công ty:

Giai đoạn từ năm 1982 – 1989:

Chức năng của xí nghiệp là sản xuất những sản phẩm như: gạch hoa, ngói, ống bê tông... Thị trường tiêu thụ chủ yếu là tỉnh Khánh Hòa, phương thức tiêu thụ chủ yếu thông qua đơn đặt hàng phân phối theo kế hoạch của tỉnh giao. Do chủ

trương của Nhà nước có xu hướng thu hẹp đầu tư cho ngành xây dựng và trên thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh tư nhân cạnh tranh nên xí nghiệp phải dùng mọi biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững vị thế trên thị trường.

Cuối năm 1989 xí nghiệp liên kết với đơn vị thuộc bộ tư lệnh thông tin đưa dây chuyền cưa xẻ ốp lát vào hoạt động.

Giai đoạn từ năm 1990 – 2001:

Do được bổ sung thêm chức năng xây lắp nên nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp trong giai đoạn này là: nhận thầu thi công xây lắp cho công trình công nghiệp dân dụng; sản xuất các loại sản phẩm vật liệu xây dựng, trang trí; sản xuất sản phẩm chủ yếu để phục vụ các công trình xây dựng; mở cửa hàng giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm do Công ty sản xuất.

Thị trường tiêu thụ của Công ty là các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang và các huyện, các địa phương lân cận; với quy mô nhỏ, vừa và lớn; từ cấu trúc đơn giản đến phức tạp với chất lượng tốt hơn; giá thành hợp lý đã tạo cho Công ty một chỗ đứng vững chắc và uy tín hơn. Ngoài việc thi công xây lắp các công trình xây dựng, Công ty còn đảm nhiệm thiết kế, thi công các công trình sau trạm biến áp, hệ thống nước dân dụng, san ủi mặt bằng cho các công trình và trộn bê tông tươi cho các cơ sở và nhà ở. Các sản phẩm vật liệu xây dựng trong giai đoạn này chủ yếu đưa vào công trình do Công ty nhận thầu tạo điều kiện khép kín đầu vào, đầu ra sản phẩm.

Giai đoạn từ năm 2002 đến nay:

Đây là giai đoạn hội nhập, nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện phần nào gây khó khăn cho Công ty. Do đó, Công ty phải đưa ra các chính sách, những phương hướng kinh doanh mới, không ngừng cải tiến máy móc thiết bị và trang bị một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao. Để tìm kiếm thị trường rộng lớn hơn, Công ty chuyển sang chỉ sản xuất loại sản phẩm bê tông tươi đồng thời đẩy mạnh chức năng xây lắp.

Ngày 24/04/2003, Công ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành: ‘‘Công ty CP xây lắp và vật liệu xây dựng Khánh Hòa’’ với các chức năng, hoạt động chuyên

sâu hơn, đội ngũ cán bộ quản lý cũng có nhiều đổi mới. Công ty đã tạo nhiều công việc và tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thời, Công ty xây dựng nhiều phương án, tái đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu

Chức năng : Công ty CP xây lắp và VLXD Khánh Hòa là Công ty chuyên:

- Tổ chức thi công các công trình công nghiệp dân dụng, giao thông, thủy lợi. - Nhận thầu, san ủi mặt bằng, thi công hệ thống điện.

- Thi công hệ thống nước trong các công trình xây dựng và trang trí nội thất. - Sản xuất bê tông phục vụ cho các công trình, bán bê tông thương phẩm cho các đối tượng khách hàng.

- Thi công xây dựng và xây lắp các công trình bưu chính viễn thông.

Nhiệm vụ:

- Công ty phải sản xuất và kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; không ngừng phát huy năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ, thể lệ trong quản lý kinh tế và kỹ thuật, các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.

- Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội; đào tạo, huấn luyện đội ngũ quản lý; nâng cao trình độ, nghiệp vụ nhân viên, trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật để đáp ứng nhiệm vụ Công ty đặt ra.

- Tổ chức và bảo vệ đơn vị, bảo đảm an toàn cho sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng do Nhà nước quy định.

- Công ty trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị tổ chức kinh tế xã hội và các nhân tố về sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

- Công ty có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật.

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:

Công ty tham gia kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất các loại vật liệu xây dựng, trang trí; thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp; san ủi mặt bằng cho các công trình và trộn bê tông tươi cho các cơ sở và nhà ở.

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh Tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty

Trong cơ cấu này, giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thực hiện mối quan hệ trực tuyến tức là người thực hành chỉ nhận mệnh lệnh từ lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp. Các đơn vị chức năng lúc này trở thành tham mưu đóng vai trò làm trợ lý và Giám đốc cho người lãnh đạo. Theo loại hình này, một mặt vừa đảm bảo cho người lãnh đạo toàn quyền quản lý các phòng ban chức năng và quyết định các vấn đề đặt ra trước đơn vị mình.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Hội Đồng Quản Trị (HĐQT):

- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quản trị Công ty theo điều lệ, nghị quyết của Đại Hội Cổ Đông (HĐCĐ) theo đúng pháp luật.

- Thảo luận và thông qua các vấn đề để trình lên Đại Hội Cổ Đông quyết định. - Quyết định giải pháp phát triển của thị trường, tiếp thị và công nghệ thông tin qua hợp đồng mua bán, vay cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán Công ty và theo quy định phân cấp quyền hạn tài chính.

Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát Giám Đốc

Phó Giám Đốc Sản Xuất Phó Giám Đốc Kỹ Thuật

Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ Thuật

Đội Số 1 Đội Số 2 Đội Số 3 Đội Số 4 Đội Số 5 Đội Điện Đội Nước Trạm sản xuất bê tông

- Quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc Cán bộ công nhân viên của Công ty phù hợp với Bộ luật lao động, trực tiếp quyết định khen thưởng, kỷ luật các chức danh thuộc quyền quản lý của Hội Đồng Quản Trị và mức độ bồi thường vật chất khi Cán bộ công nhân viên gây thiệt hại cho Công ty.

Ban Kiểm Soát:

- Kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo quyết định, quyết toán năm tài chính của Công ty và kiến nghị các khắc phục sai phạm.

- Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ điều hành kinh doanh của Công ty. Cung cấp tình hình sổ sách, tài liệu liên quan và thuyết minh các hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Báo cáo với ĐHCĐ về những sự kiện tài chính bất thường, những vấn đề trong việc quản lý tài chính của HĐQT và Giám Đốc theo ý kiến đánh giá độc lập của mình.

- Thông báo định kỳ kết quả kiểm soát cho Hội Đồng Quản Trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Hội Đồng Cổ Đông.

Giám Đốc:

- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của Công ty. - Điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng pháp luật, bảo đảm và phát triển vốn kinh doanh có lãi, đảm bảo mức thu nhập cho người lao động.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội Đồng Quản Trị, phương án sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư được Hội Đồng Quản Trị thông qua tại HĐCĐ.

- Xây dựng và trình Hội Đồng Quản Trị các định mức kinh tế, kỹ thuật nội bộ, các kế hoạch hằng năm, phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty đáp ứng với nhu cầu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quyết định giá bán, giá mua sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phó Giám Đốc:

Có trách nhiệm về kỹ thuật, phối hợp liên kết với các chủ đầu tư để tìm kiếm công trình và tham vấn cho Giám Đốc, sau khi phân tích Giám Đốc sẽ đưa ra quyết định ký hợp đồng hay không. Nếu ký hợp đồng Gám Đốc sẽ chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị thi công để triển khai công việc.

Phòng Tổ Chức Hành Chính:

- Được chia thành nhiều bộ phận nhỏ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do trưởng phòng giao, tổ chức lao động tiền lương, bảo hiểm, tạp vụ, bảo vệ.

- Theo dõi hồ sơ nhân sự cùng đơn vị kiểm tra và báo cáo về các chế độ bảo hiểm y tế xã hội, các vấn đề lao động tiền lương, công tác hành chính quản trị, đời sống theo đúng chính sách điều lệ của Công ty và Nhà nước quy định.

- Kịp thời đề xuất, tuyển dụng cán bộ với chức năng theo yêu cầu phát triển của Công ty.

- Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, đào tạo tại chỗ hoặc thông qua trường lớp với các hình thức khác nhau.

Phòng Kinh Doanh:

Gồm các bộ phận: Kế hoạch, tài chính, kế toán.

- Phòng kinh doanh có chức năng lập kế hoạch sản xuất, báo cáo sản lượng kế hoạch đạt được và các số liệu về sản xuất kinh doanh của Công ty cho Gám Đốc. Đồng thời kiểm tra tính toán các nguồn vốn nhằm đáp ứng cho các công trình.

- Ngoài ra, hàng tháng căn cứ vào các khối lượng bộ phận sản xuất thanh toán kiểm tra các khoản phải thu, các khoản phải trả và các kế hoạch thu hồi công nợ nhằm đảm bảo cho thi công tốt và đạt hiệu quả cao.

Phòng Kỹ Thuật:

- Lập các biện pháp thi công cho bộ phận thi công trước và trong khi xây dựng công trình, thiết lập mối quan hệ với bên chủ đầu tư để giải quyết các vướn mắt về vấn đề kỹ thuật, chất lượng công trình.

- Phải báo cáo số liệu hàng tháng cho Gám Đốc Công ty.

Khối thi công xây lắp:

Gồm 5 đội thi công xây lắp hoạt động độc lập với nhau. Nhiệm vụ của các đội trực tiếp thi công theo quyết định giao việc của Gám Đốc quản lý, đôn đốc và kiểm tra công việc hằng ngày của công nhân.

Khối sản xuất vật liệu: Là trạm sản xuất bê tông tươi.

- Các phòng ban và bộ phận sản xuất bê tông thương phẩm không hoạt động độc lập mà chi phối nhau, bổ sung luồng thông tin cho nhau.

- Thông tin giữa các bộ phận, phòng ban luôn được thông suốt, thực hiện tốt các chức năng hỗ trợ cho Giám Đốc hoàn thành tất cả các chỉ tiêu.

2.2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất của Công ty Tổ chức sản xuất của Công ty

Công ty có 2 bộ phận chủ yếu: - Bộ phận sản xuất bê tông:

Bộ phận này có trách nhiệm sản xuất bê tông phục vụ cho công trình và bán ra bên ngoài. Bộ phận này làm việc theo sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên, được quản lý một cách chặt chẽ và sản xuất theo đúng yêu cầu cấp trên đề ra. Cụ thể là việc sản xuất bê tông tươi được sự giám sát của Phó Giám Đốc Sản Xuất.

- Bộ phận xây lắp công trình:

Thực hiện cơ chế mới trong quản lý. Đầu tư trong xây dựng cơ bản, hầu như mọi công trình đều được thực hiện qua công tác đấu thầu. Sau khi đấu thầu tùy theo tính chất và khối lượng công việc của công trình, khả năng kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm của từng đội mà Công ty giao việc thi công dưới sự chỉ thị của Giám Đốc. Ngoài ra, còn có phương thức giao khoán cho các đơn vị khác, đơn vị nhận phải làm đúng theo yêu cầu đã quy định trong bảng dự toán lúc đầu khi bắt tay vào việc xây dựng công trình.

Hình 2.2: Quá trình tiếp nhận đơn đặt hàng Yêu cầu của khách hàng

Tiếp nhận

Thương thảo và ký kết hợp đồng

Lập đơn cấp phối Thông báo kế hoạch sản xuất Thực hiện sản xuất

Giao hàng Thanh lý hợp đồng

Quá trình tiếp nhận đơn đặt hàng của Công ty:

- Bộ phận sản xuất tiếp nhận yêu cầu của khách hàng:

Mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty đều có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin từ khách hàng về cung ứng bê tông và chuyển cho phòng kinh doanh.

Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm liên hệ và ghi nhận đầy đủ yêu cầu của khách hàng như: mác bê tông, độ sụt, số lượng, khối lượng, địa điểm, thời điểm, thời gian cung ứng…Nếu khách hàng là nội bộ trong Công ty thì đội thi công trực tiếp yêu cầu về phòng kinh doanh.

- Xem xét yêu cầu của khách hàng và khả năng tiếp nhận của Công ty:

Trưởng phòng kinh doanh thực hiện việc xem xét các yêu cầu của khách hàng dựa trên năng lực thực tế của Công ty về thiết bị, con người, thời gian để khẳng định khả năng đáp ứng của Công ty về:

- Chất lượng sản phẩm

- Tiến độ, thời gian và địa điểm giao hàng - Giá cả

- Phương thức thanh toán

Nếu khách hàng có yêu cầu cung cấp các kết quả thí nghiệm của vật liệu, xi măng, cát, đá và thí nghiệm cấp phối bê tông thì Phó Giám Đốc Sản Xuất sẽ phân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 47 - 128)