Có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất, rà soát lại các quy định mang tính phân biệt đối xử, quá chặt chẽ về thủ tục cho vay, điều kiện thế chấp…
Cần tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường. Thực sự thực hiện theo đúng các quy định của các nghị định, tạo hành lang pháp lý để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp một cách thường
xuyên, khi có dấu hiệu của sự cạnh tranh không lành mạnh thì tiến hành điều tra kỹ và kiên quyết lập biên bản để xử lý theo đúng pháp luật.
Để công trình XD cơ bản đảm bảo chất lượng, tiến độ, đề nghị Chính phủ quy định rõ hơn về trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình, bao gồm chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, đơn vị khảo sát, thiết kế và đơn vị thi công thực hiện các quy định về đấu thầu và giám sát thi công công trình.
Chính phủ cần có giải pháp xử lý kịp thời đối với tình hình giá cả tăng đột biến để nhanh chóng giải quyết vấn đề nhiều công trình xây dựng cơ bản đình trệ, dở dang, nhà thầu thua lỗ bỏ thầu chưa khắc phục được.
Có quy định cụ thể trong vấn đề soạn thảo hợp đồng để hạn chế ảnh hưởng làm chậm tiến độ dự án do sự thay đổi chính sách. Bắt buộc nội dung hợp đồng phải được soạn thảo chặt chẽ nhưng linh hoạt, đầy đủ các nội dung về điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách về tiền lương hay các quy trình về đầu tư xây dựng.
Tiếp tục hoàn thiện, đơn giản thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng, hạn chế ban hành những “quy định con”, “giấy phép con” nhằm góp phần tạo môi trường chính sách ổn định.
Nâng cao mức độ phổ biến hệ thống thông tin quản lý cho các cấp, có kế hoạch công bố trên các trang điện tử của các Sở quản lý chuyên ngành và UBND các cấp để thuận tiện cung cấp thông tin.
Về thủ tục trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu: Nghị định 59/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng, quy định: đối với các gói thầu dưới 150 triệu đồng, bên mời thầu chỉ căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và gói thầu được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, thương thảo và hoàn thiện hợp đồng, sau đó trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đối với vốn ngân sách địa phương đa số các công trình có vốn đầu tư không lớn, các gói thầu tư vấn có giá trị nhỏ khoảng vài triệu đồng rất nhiều, mà phải thực hiện theo quy định như trên thì rất rườm rà về thủ tục, mất thời gian và không hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ cần xem xét, quy định mức vốn tối thiểu cho công tác xây lắp, thiết bị, tư vấn để chủ đầu tư chủ động thương thảo và ký kết hợp đồng với các đơn vị mà mình không cần phải có quyết định chỉ định thầu.
Chính phủ nên có văn bản sửa đổi thủ tục chỉ định thầu đơn giản hơn để rút ngắn thời gian làm thủ tục đối với những công trình được chỉ định thầu (vì thủ tục chỉ định thầu gần giống như thủ tục đấu thầu).
4.2.2. Kiến nghị với các bộ ngành có liên quan
Cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản quy phạm pháp luật, quy định cụ thể về các hoạt động của các doanh nghiệp tham gia trong ngành xây dựng, đặc biệt là hướng giải quyết các tình huống thường gặp trong quá trình hoạt động.
Tập trung nhiều hơn nữa trong việc tạo ra một môi trường cạnh tranh thông thoáng lành mạnh trên thị trường xây dựng.
Thủ tục hành chính có liên quan cần được giải quyết một cách gọn nhẹ tránh gây phiền hà, sách nhiễu. Hiện nay, còn nhiều bất cập trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, thủ tục chuẩn bị đầu tư gồm 3 khâu: thiết kế, đấu thầu, lập dự toán thời gian kéo dài và nhiều thủ tục. Vì vậy, Bộ và ngành chức năng xem xét, giảm bớt thủ tục để dễ thực hiện.
4.2.3. Kiến nghị với các cơ cơ quan, chính quyền địa phương nơi có công trình thicông