Đầu tư mua sắm và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thi công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 108 - 110)

Đổi mới và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị thi công là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xây lắp, đấu thầu. Hơn nữa, thời gian tới trong tỉnh sẽ có nhiều dự án mới với quy mô lớn nên Công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hợp lý và có hiệu quả:

Việc đầu tư mua mới thiết bị thi công, nhất là các thiết bị chuyên dùng, thiết bị đặc chủng là rất cần thiết. Vì có thiết bị thi công hiện đại, thì Công ty mới nhận và tiếp cận được những công trình thi công bằng công nghệ tiên tiến, nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu, thi công và đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường. Việc đầu tư mua sắm cần được tính toán kỹ từ khi chuẩn bị đầu tư đến việc sử dụng các máy móc thiết bị này sau khi đã hoàn thành xong dự án để máy móc thiết bị đầu tư mang lại hiệu quả.

Xây dựng phương án sử dụng máy móc thiết bị hợp lý có hiệu quả:

Có nghĩa là máy móc thiết bị phải được sử dụng với hiệu suất cao nhất, tận dụng hết công suất với chi phí thấp nhất. Vì thế cần có lịch trình sử dụng cụ thể, tránh việc di chuyển qua lại giữa các công trình nhiều lần của máy móc thiết bị.

Thực hiện phân cấp, quản lý sử dụng máy móc thiết bị, lập nhật trình của máy để theo dõi và tính khấu hao hợp lý, có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề công nhân điều khiển máy móc thiết bị. Điều này sẽ tạo cho các đội chủ động trong việc sử dụng, bảo quản, bảo toàn vốn cố định, điều phối mặt khác nâng cao trách nhiệm của các đơn vị.

Khoán cho các đội máy, các tổ máy chịu trách nhiệm trong việc bảo dưỡng sữa chữa nhỏ, vận hành máy móc thiết bị, khi có hư hỏng phải kịp thời báo cho phòng vật tư bộ phận sữa chữa để kịp thời xử lý tránh để tình trạng máy móc thiết bị hư hỏng nặng mới sữa chữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Nội dung của công tác Marketing trong xây dựng cơ bản bao trùm hầu hết các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty:

Tổng hợp, phân loại, đánh giá các thông tin về đầu tư xây dựng của các cấp, ngành, thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm xác định chiều hướng, mức độ, tốc độ của sự thay đổi; nắm bắt các cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ; xác định khả năng tác động của biến đổi môi trường và các nỗ lực chiến lược của Công ty; tìm kiếm thị trường cho Công ty.

- Khảo sát thực địa công trình, tìm kiếm nguồn nguyên liệu phù hợp, nắm bắt biến động giá cả thị trường để phục vụ công tác lập giá dự thầu hợp lý có sức cạnh tranh.

- Thu thập, phân tích, đánh giá thực lực của các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu để giúp Công ty có biện pháp đối phó kịp thời với các tình huống cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả đấu thầu.

- Tìm hiểu phân tích các thông tin về chủ đầu tư, các đối tác kinh doanh để đề xuất các biện pháp huy động và thu hồi vốn kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên Công ty phải lựa chọn và thực hiện các chiến lược Marketing như sau:

- Tiến hành hoạt động Marketing thường xuyên liên tục.

- Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên kiến thức về Marketing, lập phòng Marketing để đảm nhiệm chức năng của Marketing.

- Sử dụng chiến lược sản phẩm:

Ngày nay, khách hàng không chỉ quan tâm nhiều đến chất lượng công trình mà còn có yêu cầu đặc biệt về mẫu mã. Thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau nên yêu cầu về kiến trúc cũng vậy, ví dụ: kiến trúc độc đáo nhưng mang hơi hướng truyền thống hay hiện đại. Do vậy, Công ty phải nắm bắt nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng để đáp ứng tốt nhất. Để đáp ứng được cả hai yêu cầu đó thì Công ty cần nghiêm chỉnh thực hiện việc theo dõi tiến trình thi công công trình. Bên cạnh đó, Công ty cần thực hiện công tác bảo hành công trình theo nguyên tắc cụ thể. Đây cũng là một trong số những tiêu chí cần được quan tâm để nâng cao uy tín và vị thế của Công ty.

- Sử dụng chiến lược giá hợp lý:

Việc xây dựng chính sách giá cho từng công trình là hết sức khó khăn và phức tạp vì phải phụ thuộc vào sự biến động giá của nguyên vật liệu, thời gian thi công, quy mô công trình và điều kiện tự nhiên. Trong quá trình xác định giá Công ty cần phải tính toán kỹ lưỡng và thận trọng để đưa ra mức giá tốt nhất.

Cạnh tranh bằng cách đặt giá tranh thầu thấp sẽ nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty, nhưng cần cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.

- Ngoài ra, Công ty nên sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tạp chí, truyền hình để quảng bá hình ảnh của mình.

Với những kết quả tốt đã đạt được trong sản xuất kinh doanh và sự đảm bảo chắc chắn của các công trình đã thi công khi thực hiện các chính sách này Công ty sẽ đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 108 - 110)