Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu long sinh tại công ty TNHH long sinh (Trang 58 - 152)

2.1.4.1. Tình hình lao động

Bảng 2.1: Kết cấu lao động của Công ty TNHH Long Sinh, năm 2009 – 2011

Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Tổng lao động 120 100 125 100 120 100 1. Theo giới tính - Lao động Nam 90 75 93 74,4 83 69,2 - Lao động Nữ 30 25 32 25,6 37 30,8 2. Theo trình độ - Cao học 2 1,7 2 1,6 2 1,7

- Đại học 35 29,2 36 28,8 38 31,7 - Trung cấp, cao đẳng 12 10 13 10,4 15 12,5

- Công nhân kỹ thuật 5 4,2 6 4,8 0 0

- Lao động phổ thông 66 55 68 54,4 65 54,1 3. Theo độ tuổi - Dưới 18 tuổi 2 1,7 2 1,6 0 0 - Từ 18 - 35 tuổi 67 55,8 72 57,6 68 56,7 - Từ 36- 45 tuổi 51 42,5 51 40,8 34 28,3 - Từ 46- 60 tuổi 0 0 0 0 18 15

(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Long Sinh)

Nhìn vào bảng trên ta thấy lao động chủ yếu của công ty là nam chiếm trên 70% tổng lao động của công ty. Trong đó lao động có trình độ cao chiếm khoảng 30% đến 35% gồm cao học và đại học; lao động có trình độ kỷ thuật chiếm 5% đến 6% còn lại tỷ lệ lao động chủ yếu trong công ty là lao động phổ thông không cần có trình độ tay nghề quá cao chiếm từ 40% đến 55%. Lực lượng lao động của công ty chủ yếu trong độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi. Lực lượng lao động của công ty khá trẻ. Đây là một lực lượng tốt để công ty thêm mạnh mẽ để có thể vượt qua những khó khăn.

Hiện nay công ty đã co nhiều chính sách về động viên, khen thưởng, cơ hội thăng tiến dành cho người lao động để động viên khuyến khích họ, để họ an tâm sản xuất và cống hiến cho công ty. Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể để cho người lao động luôn cảm nhận đây là mái nhà thứ hai của mình, từ đó tạo sự gắn bó, trách nhiệm của người lao động với công việc và sự thông hiểu lẫn nhau giữa người lao động với nhà lãnh đạo. Với những gì công ty đã làm được cùng với đội ngũ lao động năng động và không ngừng cố gắng, đầy sáng tạo hứa hẹn sẽ tạo nên một đội ngũ nhân viên mạnh giúp công ty có thể vững bước trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Bảng 2.2: Phân bổ lao động của Công ty TNHH Long Sinh đến cuối năm 2011

Bộ phận, phòng ban chức năng Số lao động (người)

1. Ban lãnh đạo 3

2. Phòng tổ chức 2

3. Phòng kế toán 4

4. Phòng quản lý kinh doanh 5

5. Bộ phận sản xuất 33

6. Nhân viên nghiệp vụ kinh doanh 23

7. Phòng KCS hóa nghiệm 3

8. Nhân viên cơ khí điện nước 5 9. Bộ phận thủ kho giao nhận 3

10. Bộ phận xuất nhập khẩu 1

11. Lái xe, bảo vệ, tạp vụ, xe nâng 20

12. Bộ phận Marketing 8

13. Bộ phận môi trường, lò hơi 4

14. Bộ phận còn lại 6

Tổng cộng 120

(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Long Sinh)

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, lực lượng chủ yếu của công ty nằm ở bộ phận sản xuất và nhân viên nghiệp vụ kinh doanh. Công ty là công ty sản xuất nên lực lượng chủ yếu công ty nằm ở bộ phận này là khá phù hợp. Lực lượng lao động công ty ở bộ phận kinh doanh cũng chiếm số lượng lớn tuy nhiên thường có biến động và thay đổi nhiều. Công nhân cho phân xưởng của công ty cũng có nhiều linh hoạt những công nhân của bộ phận phân bón, bột cá, thuốc thú y có thể luân chuyển cho nhau tùy vào tình hình mùa vụ và đòi hỏi công việc. Sự luân chuyển dễ dàng này làm cho công ty có thêm nhiều thuận lời để khai thác được lao động nhàn rỗi và chủ đông trong sản xuất. Hiện nay, công ty đang khá chú trọng sản xuất sản phẩm phân bón lá nên lực lượng lao động tập trung nhiều cho bộ phận này. Công ty có hai chi nhánh ở

TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với một số công nhân viên chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra các vùng miền. Nhìn chung sự phân bố lao động của công ty là khá hợp lý tuy nhiên trong thời gian tới nếu công ty có thể nghiên cứu kỹ hơn để phân bố tốt hơn lực lượng lao động sẵn có của mình cho phù hợp hơn với tình hình mới thì sẽ mang lạị hiệu quả tốt hơn. Công ty cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc bổ sung và đào tạo lực lượng lao động cho bộ phận thị trường và marketing. Đây là lực lượng khá quan trọng trong việc tìm ra những con đường đi cho doanh nghiệp và cũng là lực lượng đưa sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng.

2.1.4.2. Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ

Bảng 2.3: Bảng thống kê máy móc thiết bị của Công ty Long Sinh, năm 2006- 2012

STT Tên thiết bị Công suất Nơi sản xuất Năm sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Lò hơi 4 tấn hơi/giờ Đài Loan 2007

2 Lò sấy 100 tấn/ ngày Lắp ráp tại Việt Nam 2006 3 Máy xay 3 tấn/ giờ Lắp ráp tại Việt Nam 2006 4 Máy sàng 3 tấn/ giờ Lắp ráp tại Việt Nam 2006 5 Máy trộn 3 tấn/ giờ Lắp ráp tại Việt Nam 2006

6 Máy đóng gói 30 kg/ giờ Đài Loan 2008

7 Cân điện tử 75kg Đài Loan 2009

8 Máy móc hóa nghiệm 2009

9 Máy ép nilon - - 2010

10 Máy chiết béo - - 2009

11 Máy thổi khí - - 2010

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Long Sinh)

Ngoài yếu tố nhân lực thì yếu tố vật lực cũng làm nên thành công của doanh nghiệp và nó càng đặc biệt quan trọng hơn đối với một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh. Con người và máy móc luôn phải song hành phát triển. Máy móc công nghệ tốt, tiến tiến hiện đại sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định về chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Đây cũng là yếu tố để doanh nghiệp

tăng vị thế cạnh tranh, tạo sự khác biết của sản phẩm công ty. Khi sản phẩm của công ty đã có thể thu hút được khách hàng và được khách hàng quan tâm thực sự sẽ tăng tốc độ tiêu thụ và việc thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng hơn.

Nắm được tầm quan trọng của máy móc sản xuất đối với sự tồn tại của doanh nghiệp như trên công ty đã đâu tư nhiều cho việc mua mới sữa chữa bảo dưỡng máy móc. Đa số máy móc của công ty được mua từ Đài Loan và chạy với công suất cao. Vì vậy, hoạt động sản xuất của công ty ít khi bị gián đoạt vì kỹ thuật. Hệ thống sản xuất luôn thông suốt và liên hoàn đã đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm hoàn chỉnh đều được bảo quản tốt.

Công ty đã có nhiều quan tâm trong việc ứng dụng những máy móc mới vào sản xuất, nhưng công nghệ, máy móc thì luôn thay đổi từng ngày. Công ty cần chú ý cập nhật thông tin máy móc thường xuyên để cải tiến và tiếp thu những công nghệ mới để cải tiến hơn nữa chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh.

2.1.4.3. Tình hình quản lý hoạt động sản xuất a) Các hoạt động đầu vào a) Các hoạt động đầu vào

Cùng với việc chú trọng hoạt động kinh doanh của mình công ty đã chú ý nhiều hơn đến hoạt động sản xuất của mình bằng việc chú ý vào hoạt động đầu vào của mình.

Trước tiên công ty đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt. Với diện tích phân xưởng là 6800 mét vuông gồm 5 phòng, xưởng là: phòng hóa nghiệm; phòng tiền xử lý; xưởng chứa nguyên liệu và pha chế thuốc; xưởng nghiền sấy, trộn, sàng lọc và phân loại; xưởng sấy khô, làm lạnh và đóng gói. Hai nhà kho: kho lạnh và kho thành phẩm, và 3 nhà vệ sinh. Nền của phân xưởng được lót bằng đá mài, bê tông, mái lợp tole lạnh. Trần nhà bằng nhựa trơn trắng, tường từ nền trở lên 1m được ghép bằng gạch men. Phần giữa xung quanh được ghép khung cửa kính 0,7m. Phần trên trở lên đến trần ghép bằng nhựa trơn trắng. Các phòng được trang bị cửa kính nhôm và thông nhau bằng cửa kính hai mặt. Toàn khu phân xưởng đều có hệ thống thoát nước dẫn đến hệ thống xử lý nước thải của công ty.

Toàn bộ hệ thống sản xuất của công ty được chú trọng đầu tư cao. Điều này cũng giúp cho hoạt động sản xuất của công ty tiến hành thuận lợi, đồng thời sản phẩm của công ty sản xuất ra được đảm bảo có chất lượng tốt nhất.

b) Vận hành và đầu ra

Công nghệ sản xuất

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quá trình sản xuất dạng bột Sản phẩm dạng bột: Kiểm tra bán thành phẩm Kiểm nghiệm thành phẩm

(Nguồn: Phân xưởng sản xuất - Công ty TNHH Long Sinh)

- Nguyên liệu sau khi nhận lãnh được đưa đến phòng hóa nghiệm kiểm tra, chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn rồi đưa qua tiền sơ chế rồi đưa vào sản xuất.

- Kiểm tra và lau sạch bao gói dụng cụ

Nhập kho - bảo quản Đóng gói Dán nhãn Đóng thùng Cân, đong, sàn lọc chính xác Trộn bột kép đều – sàng kỹ Bổ sung phụ liệu Cân định lượng Nguyên liệu đạt tiêu chuẩn

Mô tả sơ đồ

Căn cứ theo bảng công thức sẵn có, công nhân đến kho lãnh nguyên liệu trong kho, đưa đến phòng hóa nghiệm để kiểm tra.

Sau khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn, nguyên liệu được đưa đến phòng sơ chế (tiền xử lý) để thực hiện các hoạt động sơ chế. Những nguyên liệu không đạt độ mịn, không đồng đều, độ ẩm chưa đạt yêu cầu sẽ được tiến hành sơ chế lại đưa vào máy xay, máy sấy, máy nghiền toàn bộ sao cho vừa đúng yêu cầu sản phẩm.

Sau khi tiến hành sơ chế, nguyên liệu sẽ được cân đong chính xác theo phiếu yêu cầu pha chế của bộ phận sản xuất. Đây là một trong những khâu quan trọng, sản phẩm tốt là sản phẩm vừa đủ liều lượng, vừa đạt được độ mịn đều. Nguyên liệu có đáp ứng được liều lượng, đúng phẩm chất thì sản phẩm tạo ra mới không bị sai sót.

Sau khi đã tiến hành điều chỉnh liều lượng cho phù hợp, nguyên liệu bắt đầu vào công đoạn trộn bột kép. Ở công đoạn này, công ty sử dụng máy trộn thường để trộn đều nguyên liệu. Tại cuối công đoạn này nguyên liệu lại được kiểm tra lần cuối về độ khô, độ mịn, kết thúc giai đoạn này xem như đã hoàn thành việc pha chế nguyên liệu.

Sau khi tiến hành kiểm tra nguyên liệu, công nhân tiến hành bổ sung các phụ liệu (hương liệu, chất phụ gia dẫn dụ). Cuối chu trình này, bán thành phẩm được đưa qua bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tại đây, bán thành phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng đúng và đạt tiêu chuẩn rồi chuyển sang khâu đóng gói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm được chuyển đến bộ phận đóng gói để đóng gói, cân lại kiểm tra trọng lượng gói sản phẩm và tiến hành hàn miệng túi.

Sản phẩm được dán nhãn, đóng thùng và cân lại trọng lượng cả thùng rồi được kiểm tra lần cuối trước khi nhập kho. Khi sản phẩm được đưa vào nhập kho, nhân viên trong kho có nhiệm vụ kiểm tra số lượng và bảo quản sản phẩm an toàn.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quá trình sản xuất dạng nước Sản phẩm dạng nước: Kiểm tra bán thành phẩm Kiểm nghiệm thành phẩm

(Nguồn: Phân xưởng sản xuất - Công ty TNHH Long Sinh)

Mô tả sơ đồ

Đối với sản phẩm dạng nước thường cho sản phẩm phân bón lá sinh học, thuốc thú y thủy sản, hoạt động chuẩn bị nguyên liệu chế tạo sản phẩm cũng giống như dạng bột. Tuy nhiên có một số quá trình xử lý có khác đi.

Chuẩn bị dụng cụ: Vì sản phẩm pha chế là sản phẩm nước, rất nhạy cảm với môi truờng vì thế trước hết phải được đem các dụng cụ pha chế và đóng gói thành phẩm đi xử lý vô trùng.

- Chuẩn bị kiểm tra và xử lý nguyên liệu như sản phẩm dạng bột. - Xử lý vô trùng chai, bình đựng. Bổ sung phụ liệu Dán nhãn Đóng thùng

Nhập kho - bảo quản Cân định lượng

Đóng chai Cân, đong chính xác

Hỗn hợp khuấy đều Nguyên liệu tiêu chuẩn

Để lắng vớt bọt - phá bọt trung hoà PH

Các hoạt động tiếp nhận, kiểm tra, cân đong nguyên liệu căn cứ theo bảng công thức để lãnh nguyên liệu trong kho, đưa đến phòng hóa nghiệm để kiểm tra giống như sản xuất thuốc bột.

Sau đó bắt đầu hoạt động sơ chế nguyên liệu: sau khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn, nguyên liệu được để lắng, vớt bọt rồi chuyển sang công đoạn khuấy và trộn đều.

Tại công đoạn này công nhân cũng tiến hành bổ sung phụ liệu (hương liệu, chất phụ gia dẫn dụ) cho phù hợp với từng lọai sản phẩm, sau khi trộn hỗn hợp, tiếp tục để lắng, vớt lấy hết bọt và củng cố độ ổn định sau đó bán thành phẩm được tiến hành kiểm tra kết thúc giai đoạn bán thành phẩm.

Sản phẩm được đóng chai, cân lại kiểm tra trọng lượng chai và ép miệng chai rồi chuyển qua dán nhãn, đóng thùng, cân lại trọng lượng thùng, kiểm tra thành phẩm trước khi nhập kho và tiến hành nhập kho thành phẩm như đối với sản phẩm dạng bột.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ máy móc thiết bị tại phân xưởng được Giám đốc sản xuất đặc biệt quan tâm và phân công định kỳ hàng tuần và hàng tháng tiến hành hoạt động bảo trì, bảo dưỡng. Từ đó hoạt động sản xuất của phân xưởng được đảm bảo ổn định. Công ty cũng khuyến khích việc nghiên cứu các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm.

 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản

Nhãn sản phẩm được ghi đúng như Nghị Định 89/2006 ngày 30-8-2010 và cam kết Sản phẩm không chứa các chất bị cấm, đúng quy cách về gián nhãn và bao bì.

Công ty TNHH Long Sinh tiến hành sản xuất ra sản phẩm trước khi được xuất bán đều phải qua những khâu kiểm tra chất lượng một cách chặt chẽ của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, mặt hàng kinh doanh của công ty đều là những sản phẩm có ảnh hưởng gián tiếp hoặc có liên quan đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì thế, công ty phải luôn cập nhật những thông tin về danh mục các chất hạn chế hay những chất bị cấm sử dụng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Sản phẩm của công ty dù lưu trữ trong kho hay đã bán đến tay người tiêu dùng, công ty cũng rất chú trọng đến các phương pháp bảo quản sản phẩm. Cho nên công ty luôn hướng dẫn rất kỹ người tiêu dùng cách sử dụng và bảo quản sản phẩm để sản phẩm luôn ở trong tình trạng tốt nhất.

Công ty đang kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất của sản phẩm theo phương pháp TQM, đây là phương pháp kiểm tra kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất đến khâu bảo quản sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.

c) Hoạt động quản trị chất lượng

Chất lượng sản phẩm của công ty khá ổn định trong thời gian qua, phần lớn là vì công tác kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến suốt quá trình sản xuất. Sản phẩm của công ty đã được đánh giá là đạt được những chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm mà cục đo lường chất lượng yêu cầu.

Các chỉ tiêu an toàn vệ sinh

Hiện nay, vấn đề an toàn chất lượng sản phẩm được dự luận khá quan tâm, chính vì vậy công ty rât chú ý đến vấn đề này. Việc kiểm tra kiểm soát chặt chẽ các chất hóa học khi sử dụng để sản xuất sản phẩm là điều rất quan trọng khi mà Bộ Thủy sản liên tục có những quy định nghiêm ngặt về các chất sử dụng trong họat

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu long sinh tại công ty TNHH long sinh (Trang 58 - 152)