Các phương pháp định vị thương hiệu cơ bản

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu long sinh tại công ty TNHH long sinh (Trang 44 - 45)

Định vị rộng: cần quan tâm các điểm sau: có sản phẩm khác biệt với đối thủ; có giá thành thấp nhất; khai thác những thị trường hẹp và chuyên biệt.

Thực tế thường thì chỉ chú tâm vào một trong ba mục tiêu trên, vì khó có thể đạt được cả ba. Vì vậy, dựa vào hiệu quả mà có thể chọn một trong ba.

Định vị bằng lợi ích đặc biệt tập trung vào lợi ích độc đáo, vượt trội: thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp; lợi ích cống hiến; phân khúc thị trường mục tiêu, so sánh đối thủ trực tiếp, chủng loại sản phẩm.

Định vị giá trị (đây là một khái niệm trừu tượng nên thường dùng giá cả như là một thước đo cho nó): hàng hiệu (khách hàng sẵn sàng trả giá cao để có thể nhận được “giá trị cao”); trả bằng giá nhưng nhận được nhiều hơn; nhận được bằng nhưng trả ít hơn, nhận được ít hơn nhưng trả nhiều.

Có 08 bước để thực hiện định vị thương hiệu như sau:

 Xác định môi trường cạnh tranh: tức là xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

 Xác định khách hàng mục tiêu.

 Thấu hiểu khách hàng: thấu hiểu tâm lý khách hàng trong nhu cầu thói quen sử dụng sản phẩm.

 Xác định lợi ích sản phẩm: lợi ích về mặt chức năng và lợi ích về mặt cảm tính mà thúc đẩy hàng vi mua hàng.

 Xác định tính cách thương hiệu: yếu tố được xây dựng từ sự tham chiếu tính cách từ một con người.

 Xác định lý do thương hiệu: là những lý do đã được chứng minh để thuyết phục khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu.

 Xác định sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, và chính đặc điểm này mà khách hàng chọn thương hiệu này chứ không phải thương hiệu khác.

 Xác định những tinh túy, điểm cốt lõi của thương hiệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu long sinh tại công ty TNHH long sinh (Trang 44 - 45)