Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu long sinh tại công ty TNHH long sinh (Trang 80 - 87)

Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó vừa ảnh hưởng đến đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp. Công ty có nhiều loại sản phẩm, tuy nhiên các sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho ngành Nông - Ngư nghiệp. Đây là ngành chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên nhiên. Hiện nay,

tình hình khí hậu trên trái đất có những biến động bất thường và có chiều hướng xấu đi rất nhiều. Vì vậy, nguồn nguyên liệu cho sản xuất của công ty cũng theo đó biến động theo, gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh và chiến lược công ty.

Địa hình và đất đai của Việt Nam tương đối phức tạp. Hệ thống kênh rạch dày đặc, có từ Bắc đến Nam, đất đai tương đối màu mỡ đa dạng ở các vùng miền. Đây là điều kiện tốt cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Việt Nam là vùng có cây cối nhiều, nguồn hóa chất trong lòng đất và trên bề mặt lớn. Đây cũng là một thuận lợi cho công ty trong công tác thu mua hóa chất, chủ động trong sản xuất.

Công ty nằm trong vùng có vị trí khá thuận lợi, với 3 mặt giáp biển thuận tiện cho giao thông đường biển trong việc chuyên chở hàng hóa. Hơn thế nữa, công ty nằm gần Nha Trang - thành phố du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đên thăm quan, vì vậy nếu công ty biết tận dụng những lợi thế này, kết hợp với hoạt động Marketing tốt thì sản phẩm của công ty sẽ được quảng bá hơn.

Môi trường kinh tế

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là nước đang phát triển có tốc độ phát triển khá cao, tăng liên tục trong nhiều năm liền với tốc độ khá ổn định.

Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam, năm 2007 - 2011 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 1. GDP(%) 8,44 6,23 5,2 6,47 5,89 2. Lạm phát(%) 8,3 22 6,9 11,75 18,58 3. CPI(%) 12,63 19,89 6,5 11,75 18,12

(Nguồn: Website www.gso.gov.vn Tổng cục Thống kê)

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta không đều có lúc tăng lúc giảm. Thời kỳ năm 2007 đến 2009 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm liên tục qua các năm từ 8,44% xuống còn 5,2%, từ năm 2009 đến 2010 thì tốc

độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng trở lại 6,47% và đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng lại giảm xuống. Có hiện tượng này bởi vì cuộc khủng hoảng năm 2007 diễn ra hậu quả làm cho đến 2 năm tiếp theo tốc độ phát triển kinh tế đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua các năm đã tăng lên đáng kể như là tín hiệu tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều chuyển biến mới. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ do yếu tố lạm phát gia tăng nhanh. Theo nhiều chuyên gia phân tích và dự báo kinh tế trong và ngoài nước thì nền kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phát triển khá tốt. Đây chính là một trong những biểu hiện cho thấy định hướng đúng đắn của chính sách phát triển đất nước của nhà nước ta.

Một trong những lo ngại gần đây chính là chỉ số lạm phát của Việt Nam. Chỉ số lạm phát qua các năm tăng liên tục và khó kiểm soát làm ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và xu hướng tiết kiệm, đầu tư của người dân, doanh nghiệp. Năm 2008 tỷ lệ tăng lạm phát tăng quá nhanh làm giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu tăng lên theo. Nhà nước đã có những chính sách kiềm chế được tỷ lệ lạm phát ở mức chấp nhận được nhưng những chuyển biến của nó quả là một vấn đề khó giải quyết trong một sớm một chiều. Năm 2009 tỷ lệ tăng lạm phát 6.9 %, năm 2010 11.75 %, đặc biệt năm 2011 tỷ lệ lạm phát tăng 18,58%. Đây là mức tương đối cao. Lạm phát tăng nhanh làm cho giá cả hàng hóa tăng nhanh, chi phí nguyên vật liệu cũng theo đó tăng lên, chí phí liên quan cũng tăng theo (chi phí điện nước, vận chuyển, lao động). Đây là yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động, doanh nghiệp khó có thể can thiệp được. Vì vậy, việc chủ động nguồn nguyên liệu là điều hết sức cần thiết để tạo lợi thế lâu dài, tránh biến động không cần thiết của yếu tố bên ngoài. Chỉ số lạm phát đã làm ảnh hưởng đến mức lương của người lao động, mức lương của người lao động tăng liên tục đề phù hợp vói tình hình chung, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. Tuy nhiên, nó cũng gây khó khăn cho công ty trong việc gia tăng giá thành sản phẩm vì có thêm nhiều khoản chi phí tăng. Trong những năm gần đây do sự điều chỉnh mức lương cơ bản của nhà nước nên chỉ số lạm phát có tăng nhưng nhìn chung tăng không quá nhanh, và có tính chất ổn định.

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến rất lớn đến môi trường tài chính và ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nhiệp. Một số sản phẩm của công ty nhập từ bên ngoài về nguyên liệu làm giá cả sản phẩm bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu của công ty có ở trong nước nên chỉ có một vài sản phẩm ảnh hưởng.

Ngoài yếu tố trên thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thuế, cơ cấu chi tiêu, đầu tư cũng ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu sản phẩm của doanh nghiệp.

Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh ổn định sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể xảy ra bình thường. Việt Nam được đánh giá là nước có chế độ chính trị khá ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho công ty.

Hiện nay, Việt Nam được xem là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, tuy nhiên hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn trên con đường để hoàn thiện mình. Chính vì vậy, có nhiều luật, văn bản dưới luật còn chưa rõ ràng, thống nhất đưa đến cách hiểu sai cho doanh nghiệp. Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay Nhà nước ta đã thiết lập được một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khá đầy đủ. Xét ở phương diện lập pháp, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam không khác biệt nhiều lắm so với các hệ thống hiện có tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển. Cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội phát triển doanh nghiệp và những biến động mới từ thị trường thế giới khiến những doanh nghiệp trong nước phải có cách nhìn khác đi trên con đường xây dựng và phát triển của mình. Doanh nghiệp nên xem luật pháp như là một phần của chiến lược phát triển lâu dài của mình chứ không phải xem nó như nghĩa vụ buộc doanh nghiệp phải thực hiện.

Theo Richard Moore, Giám đốc Điều hành Sáng tạo Công ty Richard Moore Associate: “Doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định và phát triển thì phải giải quyết các vấn đề pháp luật và kinh tế liên quan đến thương hiệu”.

Việt Nam đã tham gia công ước quốc tế Stockholm, trở thành thành viên của Tổ chức Sở hữu trí thuệ thế giới năm 1976; Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp từ năm 1949. Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1949, Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid tham gia tháng 10/2006. Hiệp ước Washington về Hiệp ước Patent từ 1993. Việt Nam cũng đã ban hành các Văn bản pháp luật dưới dạng Bộ luật, Nghị định, Thông tư để quản lý các vấn đề liên quan tới nhãn hiệu sản phẩm. Thời gian gần đây, vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và vấn đề nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đã nhận được sự quan tâm rõ rệt hơn của xã hội, các cơ quan quản lý và bản thân các doanh nghiệp. Luật pháp sẽ bảo vệ doanh nghiệp trước tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Tài sản vô hình này ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngày nay tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Khi đã thực sự là thành viên WTO và đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng, khi hàng rào thuế quan dần được rỡ bỏ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Một chiến lược phát triển phù hợp và hệ thống quản lý hữu hiệu về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp có được sản phẩm có tính cạnh tranh cao lại tiết kiệm chi phí và kịp thời ngăn chặn việc sao chép nhãn mác, làm nhái sản phẩm...

Hiện nay, hàng năm Cục Sở hữu công nghiệp nhận được khoảng 12.000 đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp khác nhau từ người Việt Nam và hơn 100 nước trên thế giới. Trong đó khoảng hơn 1.000 đơn xin đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích, hơn 1.000 đơn xin đăng ký kiểu dáng công nghiệp và gần 10.000 đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Tính đến nay ta đã cấp gần 3.000 Bằng độc quyền sáng chế (Việt Nam: 8%, nước ngoài: 92%); gần 7.000 Bằng độc quyền Kiểu

dáng công nghiệp (Việt nam 91%, nước ngoài :9%); hơn 95.000 đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (Việt Nam: 16%, nước ngoài: 84%) và 3 tên gọi xuất xứ hàng hoá (Việt Nam: 2, nước ngoài: 1). Qua đó cho thấy, doanh nghiệp trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ thương hiệu của mình.

Khi doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm của mình trên một quốc gia nước ngoài cũng cần quan tâm đến luật sở hữu trí tuệ của quốc gia đó, nghiên cứu có nên đăng ký nhãn hiệu ở ở quốc gia đó không. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ để thương hiệu của công ty không bị ảnh hưởng.

Môi trường văn hóa, xã hội

Trên thế giới có rất nhiều nền văn hóa khác nhau, mỗi quốc gia có những tập quán sinh sống, sản xuất khác nhau vì vậy cần tìm hiểu cẩn trọng để sản phẩm công ty có thể hòa nhập với tập quán sản xuất tiêu dùng của nước đó. Việc tôn trọng văn hóa là việc hết sức cần thiêt để công ty có thể phát triển.

Việt Nam là một nước nhỏ tuy nhiên có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những tập quán khác nhau. Vì vậy, tùy vào chiến lược, thị trường mục tiêu mà công ty phải có những nghiên cứu cẩn thận. Hiện nay, thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là các nước Châu Á và có cả những nước Tây Âu, Châu Mỹ nên công ty cần đầu tư nghiên cứu kỹ về phong tục tập quán, văn hóa của những nước này để việc xuất khẩu gặp thuận lợi. Công ty cần đầu tư nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chủ chốt công ty.

Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới làm cho nhiều tập quán sản xuất, chi tiêu cũng theo đó thay đổi. Nếu doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ những biến đổi trong tâm lý hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thì đó là tín hiệu không tốt cho doanh nghiệp sau này. Hiện nay, nhiều người dân không xem nghề nông là nghề chính của gia đình. Nhiều đồng ruộng có nguy cơ bỏ hoang, ao đìa bị thu hẹp. Cùng với những thuận lợi từ sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì doanh nghiệp cũng nên chú ý đến khách hàng muc tiêu của mình, phải xác định rõ ràng hơn về khách hàng công ty mình nên phục vụ. Khác với trước đây, bây

giờ các diện tích sản xuất theo quy mô lớn tập trung vào một số người đang dần chiếm tỷ trọng cao. Đó cũng là điểm doanh nghiệp cần chú trọng. Doanh nghiệp không những phải chú ý đến khách hàng mục tiêu mà cần biết những gì mà khách hàng đang cần trong thế giới hội nhập đòi hỏi khắt khe về chất lượng như hiện nay.

Vậy muốn phát triển, doanh nghiệp phải có những cái nhìn mới về xã hội, văn hóa của những khách hàng của mình.

Môi trường dân số

Theo Cục Thống Kê dân số năm 2011 dân số Việt Nam là 87,84 triệu, tỉ lệ tăng dân số hàng năm bình quân là 1,2% đứng thứ 14 trong những nước có dân số đông dân nhất thế giới.

Là một nước đông dân có nền văn hóa lúa nước, ngư nghiệp từ lâu đời nên đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề này. Hơn thế nữa, hiện nay đại bộ phận người dân đã có nhiều tiến bộ trong tập quán sản xuất. Những sản phẩm phục vụ cho kỹ thuật nuôi trồng người dân đã có nhiều quan tâm hơn. Tuy dân số đã tăng lên đáng kể so với trước đây, tuy nhiên dân số Việt Nam đang đi dần vào quỹ đạo quản lý của nhà nước bằng những chính sách dân số. Đây là một trong những điều mà các nhà quản trị phải chú ý đến để đưa ra những chính sách phù hợp cho cả lâu dài và ngắn hạn.

Môi trường công nghệ

Hiện nay cùng với những chuyển động không ngừng của kinh tế thì đằng sau đó là tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỷ thuật và công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Có thể xem, thời đại hiện nay là thời đại cạnh tranh nhau bằng công nghệ và khoa học. Những công ty nào đi đầu trong công nghệ và kỷ thuật cũng chiếm những lợi thế tốt hơn. Nếu một công ty mà không biết coi trọng công nghệ thì sớm hay muộn công ty đó cũng sẽ bị xã hội đào thải. Nếu một công ty biết sớm nhận biết những lợi ích to lớn của công nghệ thì sẽ mang lại những lợi ích lâu dài, giúp công ty cạnh tranh tốt không những trong nước mà trên cả thế giới. Tuy nhiên làm quen và sử dụng những công nghệ phù hợp không phải là công việc dễ dàng. Nó mang lại những thách thức và cũng mang lại những cơ hội cho doanh nghiệp.

Môi trường toàn cầu

Sau chiến tranh Việt Nam đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nền kinh tế. Hơn 20 năm phát triển và đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có thêm nhiều thay đổi rõ rệt. Hiện nay, Việt Nam đã giữ những chủ chốt ở những tổ chức trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt năm 2007 Việt Nam được chính thức gia nhập là thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Đó là một điều kiện thuận lợi cho những hàng hóa của Việt Nam có thể bước vào thị trường buôn bán chung của thế giới. Hàng hóa có chất lượng tốt của Việt Nam sẽ được chú ý nhiều hơn. Lợi ích từ hội nhập mang lại khá nhiều, tuy nhiên những mặt trái của nó mang lại không ít. Nếu doanh nghiệp không biết đổi mới để phù hợp với những đòi hỏi khắt khe của thị trường không những trong nước mà ngoài nước khi mà số lượng hàng hóa trên thị trường nước ngoài rất nhiều và những hàng hóa của nước ngoài có nguy có tràn ngập khắp thị trường nội địa.

Năm 2007 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm công ty cũng có những ảnh hưởng nhất định, lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm đáng kể cả trong và ngoài nước, nguồn nguyên liệu trở nên đắt đỏ hơn. Tuy đây là khó khăn chung của

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu long sinh tại công ty TNHH long sinh (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)