Phê phán của C.Mác về những nguyên lý lý luận và chính trị của phái Látxan

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 25 - 30)

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

a. Phê phán của C.Mác về những nguyên lý lý luận và chính trị của phái Látxan

cho phong trào cơng nhân Đức. Chính sự thoả hiệp này đã trở thành một trong những nguyên nhân của sự thoái hoá, biến chất của Đảng Dân chủ- xã hội Đức và làm nảy sinh chủ nghĩa cơ hội.

Mục đích viết tác phẩm :

Mác phê phán những sai lầm thoả hiệp, hữu khuynh vô nguyên tắc của những người lãnh đạo Đảng Dân chủ-xã hội Đức, vạch trần bản chất cơ hội, cải lương của phái Látxan. C.Mác viết : "Nghĩa vụ của tôi là không được thừa nhận, dù là bằng một sự im lặng ngoại giao đi nữa, một cương lĩnh mà tôi tin chắc là hồn tồn vơ dụng và đang làm cho Đảng bị mất tinh thần" (1)

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

1. Tư tưởng chủ yếu của tác phẩm

Tác phẩm gồm những lời nhận xét của C.Mác đối với bản cương lĩnh của Đảng Dân chủ-xã hội Đức và thư của C.Mác gửi B.Rắc-cơ ngày 5 tháng 5 năm 1875 với nội dung : C.Mác phê phán về nguyên lý lý luận và chính trị trong cương lĩnh Gơta là chịu ảnh hưởng của phái Látxan và phát triển những vấn đề cơ bản về lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học mà các tác phẩm trước đó chưa đề cập đến.

2. Nội dung cơ bản của tác phẩm

a. Phê phán của C.Mác về những nguyên lý lý luận và chính trị của pháiLátxan Látxan

*. Phê phán cái gọi là "Quy luật sắt về tiền công"

C.Mác phê phán những người thảo ra “Cương lĩnh Gôta” đã thừa nhận một cách sai lầm cái gọi là “quy luật sắt về tiền công” của phái Látxan. Theo C.Mác, Látxan dựa vào thuyết nhân khẩu thừa của Mantuýt cho rằng, dân số trong xã hội bao giờ cũng thừa, tư liệu sinh hoạt tăng lên chậm hơn mức tăng của nhân khẩu, do đó : chỉ có thể được tiền cơng với mức thấp nhất và tự gọi đây là "Quy luật sắt về tiền công". C.Mác khẳng định Látxan bịa ra và thừa nhận cái “quy luật sắt” ấy là có thật chứ khơng phải có quy luật sắt của kinh tế tư bản chủ nghĩa như vậy. C.Mác cịn chỉ rõ : "Látxan khơng hiểu tiền cơng là gì và theo đi những nhà kinh tế học tư sản, ông đã lấy biểu hiện bên ngoài làm bản chất của sự vật" (2) . Cương lĩnh

Gơta nêu rõ rằng, chính đảng của cơng nhân phải xố bỏ hệ thống tiền cơng theo "quy luật sắt của tiền công", như vậy có nghĩa là : cương lĩnh của Đảng đã tiếp thu quan điểm của Látxan và đồng thời lại công nhận luôn cả thuyết "nhân khẩu thừa" của Mantuýt.

(1), (2) Sđd.tr.24, tr.43

Luận điểm “quy luật sắt về tiền công” của phái Látxan là một luận điểm phản động về chính trị, vì nó khơng đúng sự thật, nó che đậy bản chất bóc lột của giai cấp tư sản. Theo C.Mác, nếu quy luật ấy có thực thì người ta cũng khơng thể xố bỏ nó được. Vì vậy, quy luật này có tồn tại hay khơng thì việc đề ra u sách trong cương lĩnh địi xố quy luật cũng vẫn là sai. Trong bộ Tư bản, C.Mác đã chỉ ra rằng, tiền cơng là hình thức biểu hiện giá trị hay giá cả của sức lao động, cái quyết định con số thực tế của tiền cơng là do ở mỗi tình hình cụ thể, do ở nhiều điều kiện, chứ không phải là do ở “quy luật sắt” nào cả. Học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác đã bóc trần nguồn gốc và thực chất của sự bần cùng hố giai cấp cơng nhân trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, do đó đã đập tan cả thuyết “nhân khẩu thừa” của Mantuýt.

Theo học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác, muốn xoá bỏ hệ thống tiền cơng cần xố bỏ lao động làm th, như thế có nghĩa là phải xố bỏ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, việc xố bỏ tiền công được đề ra như một điều chủ yếu và độc lập là không đúng. Cho nên, đưa ra cái gọi là “quy luật sắt” vào trong cương lĩnh của Đảng tức là đã phản lại lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học.

C.Mác phê phán và chỉ trích những người lãnh đạo Đảng Dân chủ-xã hội Đức đã tụt lùi trước những điều ngu xuẩn của phái Látxan. C.Mác chỉ ra rằng: vấn đề không phải là tiêu diệt hay khơng cái “quy luật sắt” sai lầm đó, mà là tiêu diệt chế độ tư bản chủ nghĩa đề ra chế độ tiền cơng thảm hại ấy, đó là mục tiêu của cách mạng.

*. Phê phán yêu sách kinh tế ghi trong cương lĩnh là thực hiện "phân phối cơng bằng" là địi sản phẩm mà lao động thuộc về mọi thành viên trong xã hội.

Theo C.Mác, cái gọi là “Thu nhập do lao động đem lại là thuộc về tất cả mọi thành viên trong xã hội một cách không bị cắt xén, theo những quyền ngang nhau” (1 ), lập luận đó là u sách bơng lơng, rỗng tuếch, đó là câu nói của những người dốt đặc về khoa kinh tế học. C.Mác đặt vấn đề thu nhập của lao động là thuộc về tất cả mọi thành viên trong xã hội một cách không bị cắt xén và theo những quyền

ngang nhau thuộc về tất cả mọi thành viên trong xã hội" ư ? kể cả những kẻ không lao động ư ? thế thì cịn đâu là cái "thu nhập khơng bị cắt xén của lao động" nữa ? Nó chỉ thuộc về những thành viên có lao động trong xã hội thơi ư ? thế thì cái "quyền ngang nhau" của tất cả mọi thành viên trong xã hội sẽ ra sao ? C.Mác giả thuyết : theo cách nói của họ, nếu mọi thành viên trong xã hội đều hưởng theo quyền lợi bình đẳng, đều nhận được sự thu nhập "tồn vẹn". Thế thì kẻ khơng lao động cũng được hưởng thu nhập. Đó là phi lý, C.Mác vạch rõ: "Nếu kẻ nào tự mình khơng lao động thì kẻ đó sống nhờ vào lao động của người khác" (2 ). Chỉ riêng điều đó cũng đã làm cho thu nhập của người lao động bị khấu trừ rồi, như vậy thì cịn đâu là cái "thu nhập khơng bị cắt xén của lao động" (3 ) và nếu chỉ có những người lao động mới được hưởng thu nhập thì làm sao có thể nói được mọi thành viên trong xã hội đều có "quyền bình đẳng".

C.Mác khẳng định : "Trong xã hội hiện nay tư liệu lao động là độc quyền của giai cấp các nhà tư bản, tình trạng lệ thuộc, do tình hình đó đẻ ra, của giai cấp công nhân là nguyên nhân của cảnh khốn cùng và cảnh nơ dịch dưới tất cả các hình thức của nó" (4). Chính vì thế, trong bản Cương lĩnh đã tự mâu thuẫn lơ gích.

(1), (2), (3) (4) Sđd.tr.26, tr.27, tr.31, tr.29

C.Mác cho rằng : Phương thức phân phối bao giờ cũng do phương thức sản xuất, do trình độ sản xuất quyết định. Ngay trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai cũng khơng thể nào có cái thu nhập gọi là "tồn vẹn của lao động", không bị chia cắt. Trước khi phân phối số sản phẩm cần thiết thoả mãn nhu cầu cá nhân cho mọi người, thì xã hội cũng cần phải có khấu trừ một bộ phận để bù đắp các khoản : hao mòn tư liệu sản xuất, dùng cho tái sản xuất, dùng quỹ bảo hiểm đề phòng tai nạn, dùng chi tiêu cho trường học, cho công cuộc bảo đảm sức khoẻ, dùng làm quỹ nuôi những người khơng có khả năng lao động, chi tiêu xây dựng quốc phịng. Chỉ sau khi khấu trừ những khoản đó, phần cịn lại mới có thể đem phân phối cho mọi cá nhân.

Như vậy, trong tác phẩm này, C.Mác đã phê phán yêu sách kinh tế của chủ nghĩa Látxan mà cương lĩnh Gôta đã đưa vào và vạch ra rằng, yêu sách này là dựa trên cơ sở của kinh tế học tư sản, nó cắt rời giữa phân phối với sản xuất.

C.Mác không phủ định yếu tố dân tộc trong chủ nghĩa xã hội, nhưng Ơng phê phán cương lĩnh Gơta đã q sa vào “chủ nghĩa xã hội dân tộc”. C.Mác chỉ rõ : “Phái Látxan đã đứng trên một quan điểm dân tộc hết sức hẹp hịi để xem xét phong trào cơng nhân” (1). Đồng thời, Ông phê phán bọn quý tộc tư sản Đức đang lợi dụng chủ nghĩa dân tộc của Látxan để bắt giai cấp công nhân phục tùng quyền lợi và yêu cầu của giai cấp tư sản.

Theo C.Mác : Giữa giai cấp công nhân với tư cách là một giai cấp, phải tự tổ chức lại ở trong nước họ và vũ đài trực tiếp của cuộc đấu tranh của họ là ở trong nước. Chính vì thế mà cuộc đấu tranh giai cấp của họ có tính chất dân tộc, khơng phải về mặt nội dung của nó, mà là về mặt hình thức của nó như Tun ngơn cộng sản đã đề cập. C.Mác chỉ ra : Đảng cơng nhân Đức thì thu hẹp chủ nghĩa quốc tế của họ thành sự nhận thức rằng kết quả của những sự cố gắng của họ sẽ là "tình hữu nghị quốc tế giữa các dân tộc : “Còn những chức năng quốc tế của giai cấp cơng nhân Đức thì khơng có một lời nào nói tới" (2).

C.Mác khẳng định giai cấp vơ sản có nghĩa vụ quốc tế và nhấn mạnh :

“Hoạt động quốc tế của giai cấp công nhân các nước tuyệt nhiên không tuỳ thuộc ở sự tồn tại của "Hội liên hiệp lao động quốc tế". Hội này chỉ là mưu toan đầu tiên để đem lại cho hoạt động quốc tế một cơ quan trung ương, một mưu toan đã để lại kết quả khơng thể xố nhồ được vì sức thúc đẩy của nó nhưng dưới cái dạng lịch sử đầu tiên của nó sau khi cơng xã Pari thất bại thì nó khơng thể tiếp tục lâu hơn nữa” (3).

*. Phê phán quan điểm của phái Látxan cho rằng : “Ngồi giai cấp vơ sản ra, hết thảy mọi giai cấp khác chỉ là một khối phản động”.

C.Mác đã nhắc lại, "Tun ngơn của Đảng cộng sản", có ghi : trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản, thì chỉ có giai cấp vơ sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong với sự phát

(1), (2), (3) Sđd.tr.39, tr.40, tr.40

triển của đại cơng nghiệp, cịn giai cấp vơ sản thì trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.

C.Mác khẳng định : "Látxan thuộc làu cuốn "Tuyên ngôn cộng sản", cũng như các tiến đồ của ông ta thuộc những thánh thư do ông ta viết ra. Sở dĩ ông ta xuyên tạc

cuốn "Tuyên ngôn" một cách thơ bỉ như thế vì đó chỉ là để biện hộ cho sự liên minh của ông ta với những kẻ thù chuyên chế và phong kiến chống giai cấp tư sản (1).

C.Mác lý giải phái Látxan cho rằng : "Việc giải phóng lao động phải là sự nghiệp của giai cấp công nhân, đối với giai cấp công nhân tất cả các giai cấp khác chỉ gộp thành một khối phản động (2) thì đó là một điều phi lý. Thực chất quan điểm Látxan đòi phủ định khả năng tham gia cách mạng của giai cấp nông dân và tiểu tư sản; phủ nhận một vấn đề chiến lược của cách mạng vô sản là vấn đề bạn đồng minh tạm thời và lâu dài của giai cấp vô sản, đã đẩy giai cấp vơ sản vào thế bị cơ lập, điều đó chỉ có lợi cho giai cấp bóc lột.

C.Mác phê phán phái Látxan đưa ra yêu sách : Tổ chức những "Hợp tác xã sản xuất" của công nhân do nhà nước giúp đỡ. C.Mác cho rằng : Đề ra yêu sách này mục đích làm cho phong trào cơng nhân quay về hoạt động bè phái, thay thế đấu tranh giai cấp bằng những hoạt động bè phái, làm cho phong trào công nhân đi vào thế cô lập trước mặt kẻ thù giai cấp. Theo C.Mác, nói rằng những người lao động muốn xây dựng những điều kiện sản xuất tập thể theo quy mô xã hội và trước hết theo quy mơ dân tộc, điều đó chỉ có nghĩa là: họ cố gắng tìm cách lật đổ những điều kiện sản xuất hiện nay và việc đó khơng liên quan gì tới việc thành lập những hợp tác xã do nhà nước giúp đỡ. Lập luận của Látxan và quan điểm phủ định liên minh công-nông của bọn cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II có mối liên hệ tư tưởng rất rõ ràng, cho nên phê phán của C.Mác đối với chủ nghĩa Látxan trên vấn đề này đã vạch ra đường lối cơ bản cho việc phê phán chủ nghĩa cơ hội sau này trong phong trào cộng sản quốc tế.

*. Phê phán quan điểm về nhà nước trong cương lĩnh Gôta.

C.Mác phê phán : Cương lĩnh Gôta nêu lên cái gọi là : "Nhà nước tự do", cho rằng : "Đảng công nhân Đức dùng mọi thủ đoạn hợp pháp để đấu tranh thành lập một nhà nước tự do và xã hội, xã hội chủ nghĩa" (3). Đây là một quan điểm phản động, hòng phủ định nguyên lý của C.Mác về sự cần thiết phải thiết lập chun chính vơ sản, cương lĩnh khơng đả động gì đến chun chính vơ sản.

C.Mác khẳng định : “Làm cho nhà nước tự do - đó quyết khơng phải là mục đích của những người cơng nhân” ( 4 ). Ông phê phán : Đảng công nhân Đức chưa thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, coi nhà nước Đức là một thực thể độc lập,

có những "cơ sở tinh thần, đạo đức và tự do riêng". “Đem thuyết nhà nước tự do thay cho học thuyết về chun chính vơ sản của C.Mác là đem thay thế yêu sách xã hội chủ nghĩa bằng yêu sách dân chủ tư sản và mang dấu ấn màu sắc của chủ nghĩa Látxan. C.Mác, Ph.Ăng ghen đã phê phán thuyết “Nhà nước tự do” cho rằng, mục đích của chủ nghĩa cộng sản khơng phải là cái gì chung chung gọi là “Nhà nước tự do” mà là tiêu diệt mọi nhà nước.

(1), (2), (3), ( 4) Sđd tr.39, tr.37, tr.41, tr.46

Nói “Nhà nước tự do” nghĩa là muốn nhà nước tồn tại mãi mãi và trong thực tế là sùng bái nhà nước đương thời. Hơn nữa, “Nhà nước tự do” là gì ? và đối với ai để nói nhà nước tự do ? Giai cấp vơ sản cần nhà nước khơng phải là vì để tự do, mà là để trấn áp giai cấp bóc lột, vậy yêu sách “Nhà nước tự do” cũng là rỗng tuếch. Cương lĩnh Gôta không hề nhắc tới việc tiêu diệt nhà nước tư sản. Như vậy, thực tế vấn đề chỉ là cải thiện nhà nước đương thời mà thôi. Cương lĩnh thể hiện quan niệm về tính siêu giai cấp của nhà nước, do đó có thể dựa vào nhà nước của giai cấp bóc lột để tổ chức chủ nghĩa xã hội (lập các hợp tác xã do nhà nước Phổ giúp đỡ để xây dựng chủ nghĩa xã hội).

Chủ nghĩa Látxan khơng đưa ra một chút gì về u sách xã hội chủ nghĩa mà chỉ đem u sách có tính chất dân chủ tư sản thay cho yêu sách dân chủ xã hội chủ nghĩa. C.Mác khẳng định : Phải qua cách mạng, đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột và lập nền chun chính vơ sản để đi tới chủ nghĩa cộng sản. Giai cấp vô sản phải thiết lập nhà nước chun chính vơ sản là tất yếu khách quan, khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp vơ sản thì chun chính vơ sản tự tiêu vong.

Tóm lại, qua các vấn đề trên cho thấy : Cương lĩnh Gơta phản lại lý luận Mác xít khoa học. C.Mác đánh giá, thực chất cương lĩnh Gota : "Mặc dầu tất cả những lời lẽ dân chủ rất kêu của nó, tồn bộ cương lĩnh từ đầu chí cuối đều nhiễm phải cái bệnh của phái Látxan là lòng tin của thần dân vào nhà nước, hoặc là điều này cũng chẳng có gì tốt hơn. Tin vào phép màu dân chủ, hay nói cho đúng hơn, đó là sự thoả hiệp giữa hai lòng tin ấy vào phép màu, cả hai loại đều xa lạ như nhau với chủ nghĩa xã hội" ( 1 )

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w