Tình hình nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 46 - 47)

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

2. Tình hình nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

Vào thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản Nga đang phát triển mạnh. Cùng với sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, giai cấp công nhân Nga cũng phát triển nhanh chóng. Trong 25 năm (1865 - 1890) chỉ tính trong các Xí nghiệp đại cơng nghiệp, số lượng cơng nhân phát triển từ 7 vạn lên gần một triệu rưỡi. Sang đầu thế kỷ XX, số lượng công nhân tăng gần 3 triệu người.

Giai cấp công nhân và nông dân Nga bị cả tư bản và phong kiến bóc lột thậm tệ, công nhân và nông dân khơng được hưởng một chút quyền tự do chính trị nào.

Từ những năm 70, 80 của thế kỷ XIX, công nhân Nga bắt đầu thức tỉnh, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga diễn ra rất mạnh mẽ, song đều bị thất bại, vì các cuộc đấu tranh đó đều mang tính tự phát.

Do yêu cầu khách quan của phong trào cơng nhân Nga, các tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân Nga được thành lập : Năm 1875 “Hội liên hiệp cơng nhân miền Nam Nga” thành lập ở Ơđétxa; năm 1878 “Hội liên hiệp công nhân miền Bắc Nga” thành lập ở Pêtécbua, nhưng hai tổ chức đầu tiên này của giai cấp cơng nhân Nga đều bị Nga Hồng thẳng tay đàn áp và làm tan rã. Tuy bị Nga Hoàng đàn áp dã man, nhưng phong trào công nhân vẫn không ngừng phát triển, chỉ trong 5 năm (1881 - 1886) có tới 48 cuộc bãi cơng, số cơng nhân tham gia lên 8 vạn người.

Năm 1883 nhóm “Giải phóng lao động” được thành lập ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ) do PlêKhanốp lãnh đạo. Nhóm này đã tích cực dịch và truyền bá lý luận Mác vào nước Nga nhưng bị phái “dân tuý” cản trở. Phái “dân tuý” cho rằng, đưa chủ nghĩa Mác vào Nga là phá sản nước Nga. Theo họ, sự nghiệp cách mạng ở nước Nga do giai cấp nông dân lãnh đạo. Thực chất phái “dân tuý” mưu toan làm lạc hướng cuộc

đấu tranh của quần chúng lao động chống lại giai cấp áp bức bóc lột, làm cho giai cấp cơng nhân Nga khơng nhận thức được vai trị sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời kìm hãm việc thành lập một chính đảng độc lập của giai cấp cơng nhân.

Nhóm “Giải phóng lao động” đã tích cực đấu tranh chống phái “dân tuý” song lại phạm những sai lầm khơng đả động gì đến vai trị của giai cấp nơng dân trong cách mạng, cho rằng, giai cấp tư sản tự do Nga có thể ủng hộ cách mạng. Mặt khác, tuy đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga nhưng họ đang sống lưu vong ở nước ngoài, trên thực tế chưa liên hệ được với phong trào công nhân, chưa kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w