II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
a. Diễn biến Đại hội II của Đảng công nhân dân chủ-xã hội Nga
*. Sự phân chia các phái trong Đại hội II của Đảng công nhân dân chủ- xã hội Nga
Thành phần triệu tập tham gia Đại hội II Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga gồm 51 đại biểu của 26 tổ chức đảng, có mặt tham dự đại hội 43 đại biểu, có một số đại biểu dự khuyết. Do một số tổ chức có đại biểu vắng mặt được quyền biểu quyết thay (biểu quyết hai tay) nên mọi vấn đề trong Đại hội đều được quyết định thông qua 51 phiếu bầu.
Thành phần tham gia Đại hội rất phức tạp, với nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Ngay từ đầu Đại hội đã hình thành 3 nhóm :
Một là, nhóm “Tia lửa” gồm 33 đại biểu do V.I.Lênin đứng đầu, đến giai đoạn
2 của Đại hội, nhóm này lại phân hố thành hai phái : Phái đa số (Bơnsêvích) gồm 24 đại biểu, đứng đầu là V.I.Lênin và phái thiểu số (Mensêvích) gồm 9 đại biểu, do Mác-tốp đứng đầu.
Hai là, nhóm lừng chừng ngả nghiêng gồm đại biểu của nhóm “cơng nhân
miền Nam” nhóm này ngồi miệng thì thừa nhận những quan điểm của nhóm “Tia lửa” nhưng lại có kế hoạch riêng, họ khơng vững vàng về ngun tắc. Ngồi ra cịn có một số nhóm nhỏ khác phụ thuộc vào nhóm cơng nhân miền Nam. Đại biểu nhóm này là Êgơ Rốp, MaKhốp, L.vốp.
Ba là, nhóm “chống Tia lửa” gồm đại biểu của phái Bun, họ phản đối chế độ
tập trung, chủ trương thành lập Đảng theo dân tộc theo vùng lãnh thổ. Đại biểu là Libe, Bơruke, Gơnđơblát. Trong nhóm chống “Tia lửa” cịn có đại biểu của nhóm “Sự nghiệp cơng nhân”, họ chống lại ngun tắc của nhóm “Tia lửa” cả về cương lĩnh, sách lược và tổ chức, đại biểu của nhóm này là Máctưnốp, Akimốp…
Sự tồn tại của các nhóm với các khuynh hướng chính trị khác nhau là nguồn gốc của cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng : khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội trong suốt quá trình đại hội và sau đại hội trên tất cả các vấn đề về cương lĩnh, sách lược và điều lệ.
*. Cuộc đấu tranh diễn ra trong Đại hội II :
Cuộc đấu tranh diễn ra trong đại hội II của Đảng công nhân dân chủ-xã hội Nga chia thành 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Chủ yếu diễn ra giữa nhóm Tia lửa và nhóm chống Tia lửa trên
các vấn đề cơ bản : Thành phần tham gia đại hội, vị trí của phái Bun, cương lĩnh ruộng đất, quyền bình đẳng về ngơn ngữ và chế độ tập trung trong Đảng.
Quá trình đấu tranh trên các vấn đề cơ bản đã thể hiện rõ khuynh hướng chính trị của các nhóm đại biểu và sự dao động ngả nghiêng của một số đại biểu trong nhóm “Tia lửa”. Tuy có những ý kiến khác nhau, song các đại biểu trong nhóm “Tia lửa” đều nhất trí với nhau trên các vấn đề cơ bản về cương lĩnh và sách lược. Vì vậy những nghị quyết của Đại hội được thơng qua theo quan điểm của nhóm “Tia lửa”.
Giai đoạn 2 : Cuộc đấu tranh diễn ra giữa một bên là phái đa số với một bên là
phái thiểu số trong nhóm “Tia lửa” liên kết với các phần tử cơ hội chủ nghĩa trên các vấn đề : tiết 1 bản dự thảo Điều lệ Đảng và các vấn đề cơ bản về nguyên tắc, chế độ tổ chức và sinh hoạt đảng. Khi thảo luận các vấn đề này sự bất đồng ý kiến trong nhóm “Tia lửa” đã bộc lộ hồn tồn, phái thiểu số tách khỏi phái đa số và liên minh chặt chẽ với những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Trong Đại hội đã xảy ra tranh luận gay gắt giữa quan điểm của V.I.Lênin và quan điểm của Máctốp về tiết 1 của Điều lệ Đảng.Do phái thiểu số trong nhóm “Tia lửa” liên kết với các phái cơ hội nên những quan điểm của phái đa số về tiết 1 của Điều lệ Đảng và các vấn đề cơ bản về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng không được Đại hội biểu quyết thông qua.
Giai đoạn 3 : Bầu Ban Chấp hành Trung ương và Ban biên tập của báo “Tia
lửa”. Những quan điểm của nhóm “Chống Tia lửa” khơng được Đại hội thừa nhận, do đó đến giai đoạn này các đại biểu của nhóm “Chống Tia lửa” bỏ Đại hội ra về. Vì vậy Đại hội đã bầu các cơ quan lãnh đạo của Đảng theo đề xuất của phái đa số. Thất bại trong bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Đảng càng làm cho phái thiểu số bất đồng gay gắt với phái đa số.
Mặc dù cuộc đấu tranh trong Đại hội diễn ra hết sức gay gắt giữa phái đa số và phái thiểu số nhưng cuối cùng cương lĩnh, điều lệ được thông qua, Ban Chấp hành Trung ương và Ban biên tập của báo “Tia lửa” được bầu. Đó là một bước tiến lớn của phong trào công nhân Nga và của đảng dân chủ-xã hội Nga.
*. Cuộc đấu tranh sau Đại hội II
Sau Đại hội, phái thiểu số cố tình khơng hợp tác, chúng ra sức xuyên tạc kết quả Đại hội và chống V.I.Lênin, chống phái đa số. Phái thiểu số đã lôi kéo, mua chuộc Plêkhanốp và Ban biên tập của báo “Tia lửa”, biến báo “Tia lửa” thành cơ quan ngôn luận của phái thiểu số. Phái thiểu số lợi dụng cơ quan ngôn luận của Đảng để tuyên truyền những quan điểm cơ hội, phủ nhận nghị quyết của Đại hội II, không phục tùng sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương và tìm cách tách ra khỏi Đảng : “Bọn Mensêvích đã biến báo “Tia lửa” thành cơng cụ đấu tranh chống Đảng, thành diễn đàn để tuyên truyền chủ nghĩa cơ hội” (1). Đảng công nhân dân chủ-xã hội Nga lại lâm vào khủng hoảng, chia rẽ nghiêm trọng. Đó là những bước
lùi lớn của phong trào. Trong tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi” V.I.Lênin vạch ra nguồn gốc, ý nghĩa của cuộc đấu tranh trong Đảng vạch trần bản chất của quan điểm cơ hội về tổ chức của phái Mensêvích.