Phát triển của C.Mác về lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 30 - 34)

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

b. Phát triển của C.Mác về lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học

Khi phê phán chủ nghĩa Látxan, C.Mác đã phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học. C.Mác đã đề ra nguyên lý về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên

chủ nghĩa xã hội, đồng thời đã nêu nguyên lý về hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa và sự khác nhau giữa hai giai đoạn đó.

*. Lý luận về thời kỳ quá độ: Trước khi viết “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, C.Mác

đã chứng minh sự cần thiết phải thiết lập chuyên chính vơ sản, sự cần thiết phải đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản. Trong tác phẩm này, C.Mác nêu vấn đề này bằng một phương thức khác. C.Mác nói : Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội khơng thể khơng có một thời kỳ q độ về chính trị, nhà nước của thời kỳ quá độ này là nền chun chính của giai cấp vơ sản. C.Mác chỉ rõ : “Giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền chun chính cách mạng của giai cấp vơ sản” (2). C.Mác phê phán chủ nghĩa Látxan khơng phải là vì nó đề ra u sách có tính chất dân chủ tư sản, mà vì nó chỉ thoả mãn với u sách đó. C.Mác cho rằng : “Cương lĩnh khơng đả động gì đến vấn đề chun chính vơ sản, cũng chẳng nói gì đến chế độ nhà nước tương lai trong xã hội cộng sản chủ nghĩa (3). Sau này, tư tưởng về chun chính vơ sản của C.Mác được V.I.Lênin phát triển trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. Trong tác phẩm đó, V.I.Lênin khẳng định rõ thái độ của vơ sản chun chính đối với dân chủ và so với dân chủ tư sản thì vơ sản chun chính cịn dân chủ gấp nhiều lần.

(1), ( 2), (3 ) Sđd.tr.50-51, tr.47, tr.47

*. Lý luận về phân phối

Trong khi phê phán "sản phẩm toàn vẹn của lao động" của chủ nghĩa Látxan, C.Mác đồng thời cũng đặt vấn đề phân phối như thế nào sau khi chủ nghĩa tư bản bị tiêu diệt và chủ nghĩa cộng sản giành được thắng lợi. C.Mác đã vứt bỏ những câu rỗng tuếch trong Cương lĩnh về “phân phối công bằng” và đặt vấn đề này trên một cơ sở khoa học. C.Mác đặt vấn đề phân phối trong sự liên hệ với trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội.

Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản (chủ nghĩa xã hội), C.Mác cho rằng

: không thể bỏ được nhà nước và pháp luật, với sự phát triển của sức sản xuất đòi hỏi xã hội phải thực hiện phân phối "làm theo năng lực, hưởng theo lao động". V.I.Lênin đánh giá cách phân phối này là một bước tiến vĩ đại, vì nó nói lên bọn bóc lột đã bị tiêu diệt, ai nấy đều tham gia lao động, mọi người đều có quyền làm việc và có

quyền hưởng thụ lao động của mình. Nhưng sự bình đẳng như vậy vẫn chưa phải là tuyệt đối. Ở đây mới chỉ xác lập quyền bình đẳng về quan hệ đối với tư liệu sản xuất và lập nên chế độ cơng hữu xã hội chủ nghĩa, đã xố bỏ chế độ người bóc lột người. Nhưng về mặt tiêu dùng và phân phối, thực tế chưa hồn tồn bình đẳng, vì tuy mọi người bình đẳng hưởng theo lao động nhưng thực tế mỗi người khác nhau : Năng lực cơng tác có người giỏi, người kém, nhân khẩu có gia đình nhiều người, có gia đình ít người cho nên về tiêu dùng mọi người không hưởng như nhau. C.Mác viết : “Nhưng đó là những thiếu sót khơng thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của chế độ cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lịng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài. Quyền khơng bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hố của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” (1).

Trong giai đoạn chủ nghĩa cộng sản : Cùng với sự phát triển của xã hội- xã hội

chủ nghĩa, sức sản xuất được phát triển, trình độ văn hố được nâng cao; sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nơng thơn được xố bỏ, lao động trở thành nhu cầu cần thiết bậc nhất cho sức sống của mọi người và do đó, tất nhiên phải chuyển sang một giai đoạn mới, một nguyên tắc mới là "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Đó là lúc xã hội có thể sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng dồi dào đến mức khơng cần dùng phân phối lợi ích vật chất để kích thích lao động nữa.

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gôta” là một di sản quý báu, là mẫu mực về đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc, bảo vệ các mục tiêu và đường lối cách mạng của phong trào cơng nhân.

Khẳng định tính tất yếu khách quan của q trình cải biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Quan niệm thiên tài về hai giai đoạn của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa, thể hiện sức mạnh vĩ đại của lý luận khoa học, nêu lên nhiều dự đoán thiên tài về tương lai của con đường đấu tranh cách mạng của giai cấp cơng nhân.

Làm nổi bật tính tất yếu, vai trị lịch sử của chun chính vơ sản, phát triển thêm một bước học thuyết về nhà nước.

Là một kiểu mẫu về việc hoàn chỉnh một cách khoa học bản cương lĩnh cách mạng của chính đảng vơ sản. Tấm gương mẫu mực về tinh thần phê phán và phê phán như thế nào cho khoa học để lột trần bộ mặt của các trào lưu cơ hội. Đồng thời cho ta thấy không thể sáp nhập tổ chức một cách tuỳ tiện vô nguyên tắc, không được nhân nhượng bất kỳ một sự phản bội nào về lý luận, tư tưởng để bảo vệ sự trong sáng của lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học.

- Đối với đảng ta, Tác phẩm là những chỉ dẫn hết sức quan trọng, quá trình tổ chức xây dựng và hoạt động Đảng rất coi trọng vấn đề xây dựng cương lĩnh, đường lối, giữ vững nguyên lý, nguyên tắc cơ bản phát huy cao độ trí tuệ tập thể dân chủ bàn bạc hoạch định những chủ trương chính sách đúng đắn.

- Giai đoạn mới của cách mạng, đòi hỏi Đảng phải được xây dựng chỉnh đốn ngang tầm nhiệm vụ chính trị. Muốn vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu, nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý trong tác phẩm này, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đường lối, chính sách của Đảng đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cách mạng.

Tác phẩm NHỮNG “NGƯỜI BẠN DÂN” LÀ THẾ NÀO VÀ HỌ

ĐẤU TRANH CHỐNG NHỮNG NGƯỜI DÂN CHỦ - XÃ HỘI RA SAO ?

V.I.Lê nin (1894), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát cơ va, 1974, t.1, tr 149 - 427

V.I.Lênin viết Tác phẩm “Những người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao ? vào mùa hè năm 1894. Đây là một tác phẩm đặc biệt quan trọng nhằm chống lại những người dân t tự do, qua đó phát triển lý luận Mác.

I. HỒN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w