II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
b. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tổ chức của Đảng
*. Cuộc đấu tranh xung quanh tiết 1 trong bản dự thảo điều lệ Đảng
Cuộc đấu tranh gay gắt nhất trong Đại hội II Đảng công nhân dân chủ- xã hội Nga là cuộc đấu tranh xoay quanh tiết 1 trong bản dự thảo Điều lệ Đảng nói về điều kiện để trở thành đảng viên giữa công thức củaV.I.Lênin với công thức của Mác tốp.
- Công thức của V.I.Lênin đưa ra là: “Tất cả những người nào thừa nhận cương lĩnh của Đảng và ủng hộ Đảng bằng những phương tiện vật chất cũng như bằng cách tự mình tham gia một trong những tổ chức của Đảng thì được coi là đảng viên của Đảng” (2).
Công thức của Mác tốp đưa ra là: “Tất cả những người nào thừa nhận cương lĩnh của Đảng, ủng hộ Đảng bằng những phương tiện vật chất và tự mình giúp đỡ Đảng một cách đều đặn dưới sự chỉ đạo của một trong những tổ chức của Đảng đều được coi là đảng viên của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga” (3)
Hai cơng thức này có nội dung cơ bản giống nhau song điểm căn bản khác nhau : - Cơng thức của V.I.Lênin địi hỏi và bắt buộc người đảng viên phải tự mình sinh hoạt và chịu sự quản lý của một tổ chức Đảng. Cơng thức đó đề cao danh hiệu đảng viên, địi hỏi trách nhiệm và ý thức tổ chức, kỷ luật cao của người đảng viên, là tiêu chí để phân biệt người có tổ chức với người khơng có tổ chức, đảng viên với quần chúng ngoài Đảng. V.I.Lênin nhấn mạnh : “… Tơi địi hỏi, Đảng đội tiên phong của giai cấp phải hết sức có tổ chức, rằng Đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu” (4).
- Cơng thức của Mác tốp : Khơng địi hỏi đảng viên phải tự mình sinh hoạt và chịu sự quản lý của một tổ chức đảng. Cơng thức đó mở rộng đội ngũ đảng viên vô hạn độ. “Mỗi người tham gia bãi công là một đảng viên” (5). V.I.Lênin phê phán cơng thức của Mác tốp đã khuyến khích :
(1), (2), (3), (4) (5) Sđd. tr.216; tr.268, tr.268, tr.286, tr.291.
“Càng mở rộng cho nhiều người được mang danh hiệu là đảng viên thì càng tốt” (1) , “Phải coi Đảng và giai cấp là một” (2). Thực chất là làm giảm trách nhiệm, địa vị, vai
trò và danh hiệu người đảng viên, xóa nhịa ranh giới giữa người đảng viên với quần chúng. Đó là một cơng thức vơ dụng, chứa đựng nội dung tư tưởng cơ hội chủ nghĩa về tổ chức vì nó dẫn Đảng tới chỗ khơng có tổ chức rõ ràng, chặt chẽ, khơng có kỷ cương, kỷ luật, đảng viên chỉ có danh nghĩa mà khơng có tổ chức, khơng có sức mạnh. Sự khác nhau giữa hai cơng thức về thực chất không phải là sự khác nhau về một điều khoản riêng biệt của điều lệ Đảng mà là phản ánh hai quan niệm khác nhau về vai trị, tính chất và ngun tắc tổ chức của Đảng; phản ánh hai quan điểm: Quan điểm cách mạng và quan điểm cơ hội chủ nghĩa về mặt tổ chức.
Cuộc đấu tranh về tiết 1 dự thảo điều lệ Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga chính là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cơ hội về vấn đề tổ chức của Đảng, là cuộc đấu tranh giữa tính có tổ chức và kỷ luật của giai cấp vơ sản với tính vơ chính phủ của những phần tử cơ hội.
Cuộc đấu tranh xoay quanh tiết 1 của bản dự thảo điều lệ đã làm lộ rõ sắc thái cơ hội chủ nghĩa của phái Mensêvích trong vấn đề tổ chức. Những quan điểm đó càng bộ lộ đầy đủ trên báo “Tia lửa” mới, phái Mensêvích cho rằng “Nội dung quan trọng hơn hình thức; rằng cương lĩnh và sách lược quan trọng hơn tổ chức, rằng “Một tổ chức có sức sống nhiều hay ít là tuỳ theo quy mơ và ý nghĩa của nội dung mà tổ chức đó sẽ mang lại cho phong trào” , rằng chế độ tập trung không phải là một “Cái gì độc lập tự tại” rằng đó khơng phải là một thứ “Bùa vạn ứng” (3).
Tóm lại, phái Mensêvích, phủ nhận tính tổ chức, sự thống nhất và kỷ luật của Đảng, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, chủ trương thành lập một Đảng lỏng lẻo, khơng có hình thù, tổ chức rõ ràng, khơng có nguyên tắc tổ chức, thiếu kiên định vững chắc và thiếu ổn định như những câu lạc bộ.
V.I.Lênin kết luận : Trên thực tế công thức của Mác tốp nhằm phục vụ cho lợi ích của những người trí thức tư sản sợ kỷ luật và tổ chức của những người vô sản.
*. Cuộc đấu tranh về chế độ tập trung và chấp hành nghị quyết
V.I.Lênin phê phán chủ nghĩa cơ hội khi họ cho rằng: Đảng không nên là một khối tổ chức chặt chẽ trong Đảng có thể tồn tại những cá nhân, những tổ chức không thuộc một tổ chức nào của Đảng. Theo V.I.Lênin : đó là thứ tổ chức hồn toàn xa lạ đối với Đảng, thứ tổ chức lỏng lẻo, rời rạc, tiểu tổ, bè phái.
V.I.Lênin phê phán Máctốp phủ nhận chế độ tập trung, cho rằng đó là thiết lập chế độ nông nô trong Đảng, là chủ nghĩa quan liêu. Theo V.I.Lênin, đó là tư tưởng kéo lùi Đảng trở lại tình trạng tiểu tổ, phân tán, tạo điều kiện cho những phần tử cơ hội chui vào Đảng.