II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
b. Vấn đề chuyên chính vơ sản
V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển một cách xuất sắc học thuyết của C.Mác và Ph.Ăng ghen về chun chính vơ sản. Nhà nước và cách mạng là tác phẩm thể hiện xuất sắc về học thuyết này. Thừa nhận hay khơng thừa nhận chun chính vơ sản là ranh giới phân biệt giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với chủ nghĩa cơ hội “tả” hoặc “hữu”.
Học thuyết chun chính vơ sản của chủ nghĩa Mác có một lịch sử lâu dài và phong phú. Từ năm 1848 trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen nêu rõ tư tưởng của chun chính vơ sản là : giai cấp vơ sản phải giành quyền thống trị về chính trị. Sau khi trải qua cách mạng Pháp 1848 - 1851, C.Mác rút ra kết luận quan trọng là : nếu không dùng bạo lực đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản thì cách mạng vơ sản khơng thể thắng lợi, chính quyền của giai cấp vô sản cũng không thể dựng lên được.
Sau công xã Pari 1871, C.Mác đặt ra vấn đề là : giai cấp vô sản sau khi đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thì thay bằng hình thức nhà nước nào ? Năm 1875 trong tác phẩm "Phê phán cương lĩnh Gơta", C.Mác đã trình bày rõ một số vấn đề hết sức quan trọng về nhà nước và chun chính vơ sản trong thời kỳ q độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Đến thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vơ sản thì học thuyết chun chính vơ sản của chủ nghĩa Mác đã bước sang một giai đoạn mới. V.I.Lênin không những khôi phục học thuyết của C.Mác và Ph.Ăng ghen, đập tan mọi sự xuyên tạc của chủ nghĩa cơ hội đối với học thuyết này, khẳng định chun chính vơ sản là hịn đá thử vàng để phân biệt đâu là người mác xít, đâu là kẻ cơ hội, đồng thời phát triển nó, đề ra và giải quyết một số vấn đề mới quan trọng.
Về tính tất yếu của chun chính vơ sản
Trong thư gửi Vâyđơmaye ngày 5 tháng 3 năm 1852, C.Mác cho rằng, điều mới mẻ mà C.Mác đã làm và đã chứng minh là :
- Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất.
- Đấu tranh giai cấp tất yếu đưa đến chun chính vơ sản
- Bản thân sự chuyên chính chỉ là bước q độ tiến lên xố bỏ mọi giai cấp và tiến lên một xã hội khơng có giai cấp.
Đối với luận điểm này trong Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin chỉ rõ: kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp khơng thơi, thì kẻ đó vẫn chưa phải là một người mác xít, chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến việc thừa nhận chun chính vơ sản thì mới là người mác xít. V.I.Lênin đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội “tả” và “hữu” đã xuyên tạc chủ nghĩa Mác về chun chính vơ sản. Người khẳng định : "Giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ chuyển hoá cách mạng từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa, thích ứng với thời kỳ này là thời kỳ chính trị quá độ và nhà nước trong thời kỳ này không phải là cái gì khác, ngồi nền chun chính cách mạng của giai cấp vơ sản" (1) . Chun chính vơ sản khơng chỉ cho thời kỳ giành chính quyền mà cịn cho suốt cả lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến chủ nghĩa cộng sản, là thời kỳ đấu tranh gay go, quyết liệt nhất trong lịch sử.
Giai cấp công nhân chỉ có thể giành được chính quyền và thành lập nền chun chính vơ sản bằng con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó giai cấp vơ sản phá huỷ bộ máy tư sản và dựng lên bộ máy nhà nước mới.
Những người lao động cần có nhà nước khơng chỉ để trấn áp sự phản kháng của bọn bóc lột, mà lãnh đạo việc trấn áp ấy. Thực hành việc trấn áp ấy thì chỉ có giai cấp vơ sản mới có thể làm được. Vì nó là giai cấp triệt để cách mạng, giai cấp duy nhất có thể đoàn kết tất cả những người lao động và tất cả những người bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhằm trút bỏ giai cấp đó hồn tồn.
* Về tính chất của chun chính vơ sản :
Chun chính vơ sản là cơng cụ của cách mạng vô sản, là sự thống trị của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản. Khối công-nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản là một chính quyền mà nó khơng chia sẻ cho ai và trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của quần chúng.
*Phát triển tư tưởng về đội tiền phong của giai cấp vô sản
Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo chun chính vơ sản. Nền chun chính vơ sản tức là nhà nước của giai cấp vơ sản cần có Đảng Cộng sản lãnh đạo. V.I.Lênin cho rằng : Trong cuộc đấu tranh cho chunchính vơ sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải làm cho Đảng có đủ sức làm thày, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột. Nếu
khơng có Đảng lãnh đạo thì giai cấp vơ sản và tất cả nhân dân lao động không thể lật đổ giai cấp tư sản, không thể giành được thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội.
(1) Sđd. tr.106
* Về các nhiệm vụ cơ bản của chun chính vơ sản
Chun chính vơ sản có những nhiệm vụ cơ bản là :
- Trấn áp sự phản kháng của bọn bóc lột đã bị đánh đổ và củng cố những thắng lợi của mình.
- Xây dựng khối liên minh cơng-nơng, giai cấp tư sản và giai cấp nửa vô sản, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vơ sản.
- Sử dụng chính quyền vơ sản để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế độ mới.