Đấu tranh chống tư tưởng phi Mácxít trong phong trào cơng nhân

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 82 - 86)

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

e. Đấu tranh chống tư tưởng phi Mácxít trong phong trào cơng nhân

Đấu tranh chống tư tưởng phi Mácxít trong phong trào cơng nhân có tầm quan trọng đặc biệt, bởi đây là quy luật phát triển của phong trào công nhân quốc tế; các trào lưu tư tưởng phi Mác xít đều có xu hướng cải biến chủ nghĩa Mác, lãng quên chủ nghĩa Mác.

V.I.Lênin phê phán chủ nghĩa cải lương, không tưởng tiểu tư sản, đặc biệt ông vạch trần chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa vơ chính phủ về vấn đề nhà nước. Người chỉ rõ : Chủ nghĩa cơ hội lãng quên những mục tiêu cơ bản, chỉ vì mục tiêu trước mắt, lẩn tránh thực tế, phủ nhận quy luật bạo lực cách mạng. Chủ nghĩa vơ chính

phủ phủ nhận nhà nước, chống lại chun chính vơ sản. Do vậy, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống chủ nghĩa vơ chính phủ.

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm đề cập vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng (đó là vấn đề nhà nước). Lần đầu tiên Học thuyết Mác về nhà nước được trình bày hệ thống và đầy đủ. Lý luận nhà nước của C.Mác được V.I.Lênin làm phong phú thêm. Tác phẩm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của phong trào cách mạng vô sản thế giới, chuẩn bị lý luận về nhà nước và cách mạng cho giai cấp vơ sản giành và giữ chính quyền.

Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” là cương lĩnh cho cuộc đấu tranh thành lập nhà nước vô sản, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động, làm cho những hành động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ đạo của lý luận Mác xít, bảo đảm cho sự thắng lợi của chun chính vơ sản, đồng thời là kim chỉ nam cho hành động của Đảng trong việc giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước cuả giai cấp vơ sản.

Tác phẩm đã góp phần đập tan chủ nghĩa cơ hội “tả” và “hữu”, chủ nghĩa vơ chính phủ lúc bấy giờ, ngăn chặn những tư tưởng khơng Mácxít về nhà nước, từ đó làm rõ thêm và phát triển lý luận về nhà nước của Mác như: vấn đề chun chính vơ sản và liên minh cơng nơng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, vấn đề hình thức nhà nước chun chính vơ sản.

Tác phẩm đến nay còn nguyên giá trị, Đảng ta đã và đang vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo Học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam - nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Tác phẩm BỆNH ẤU TRĨ "TẢ KHUYNH" TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN

V.I.Lênin (1920), toàn tập, Nxb. Tiến bộ Mát-xcơva, 1978, tập 41, tr.1-129

_________

Tác phẩm Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản được V.I.Lênin viết trong tháng 4 và tháng 5 năm 1920, tháng 6 năm 1920 được in thành sách, phát hành trước Đại hội II của Quốc tế 3 với các thứ tiếng Anh, Nga, Đức và lưu hành rộng rãi.

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Vào những năm 1917-1920, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, chủ nghĩa tư bản đang trong cơn khủng hoảng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Chiến tranh là hệ quả tất yếu của mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, chiến tranh làm cho mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt và nảy sinh mâu thuẫn mới trong nội bộ mỗi nước : mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, mâu thuẫn giữa nơng dân với địa chủ phong kiến, tình trạng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản làm xuất hiện tình thế cách mạng ở hàng loạt nước. Dự đốn thiên tài của Lênin “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” đã được chứng minh trong thời kỳ này.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công là sự kiện lịch sử vô cùng to lớn, mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới và cung cấp cho cách mạng thế giới mẫu mực kiệt xuất về cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Do ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, phong trào cơng nhân phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, ở nhiều nước điều kiện khách quan và chủ quan của cách mạng đã chín muồi.

Trong thời kỳ này ở hàng loạt nước, Đảng Cộng sản ra đời. Năm 1918 gồm: Phần Lan, Hung gari, Ban Lan, Hy Lạp, Đức; năm 1919 gồm : Bungari, Đan Mạch, Mê Hy Cô; năm 1920 gồm : Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ. Các Đảng Cộng sản ra đời trên cơ sở phân hoá của Đảng dân chủ -xã hội. Những người gia nhập Đảng Cộng sản về cơ bản đã đoạn tuyệt lập trường cơ hội chủ nghĩa, nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng của Đảng dân chủ-xã hội trên một loạt vấn đề, kể cả những

vấn đề quan trọng.

Sau khi Ph.Ăng ghen mất (1895) Quốc tế 2 lún sâu vào chủ nghĩa cơ hội, kịch liệt chống phá phong trào công nhân. Trước sự phát triển của phong trào công nhân, của các Đảng Cộng sản, địi hỏi phải có một trung tâm có uy tín lãnh đạo. Để đáp ứng u cầu đó, ngày 5 tháng 3 năm 1919 tại Mátxcơva, đại hội thành lập quốc tế cộng sản mới đã được tổ chức. Quốc tế 3 được thành lập với sứ mệnh lịch sử lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đi theo cách mạng vô sản.

Trong các Đảng Cộng sản, bệnh "tả khuynh" xuất hiện ngay sau khi đảng ra đời, với sự hình thành 5 quan điểm cơ bản của bệnh ấu trĩ “tả khuynh” gồm : đối lập đảng với quần chúng; đối lập Đảng Cộng sản với lãnh tụ chính trị; từ bỏ các hoạt động trong các cơng đồn phản động; cự tuyệt đấu tranh nghị trường trong các nghị viện tư sản; không chấp nhận bất kỳ sự thoả hiệp nào. Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” đã phát triển thành trào lưu cực kỳ nguy hiểm trong phong trào cộng sản quốc tế. Thực chất những quan điểm trên là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, biến Đảng thành tổ chức biệt phái, cô lập với quần chúng, tạo điều kiện cho các Đảng đối lập nắm lấy ngọn cờ, giành giật quần chúng với Đảng. Đấu tranh chống bệnh ấu trĩ "tả khuynh" là nhiệm vụ tất yếu để tập hợp quần chúng lao động đi theo chủ nghĩa cộng sản, đưa phong trào cộng sản công nhân quốc tế đi đúng hướng.

Hồn cảnh lịch sử đã thơi thúc V.I.Lênin viết tác phẩm Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

1. Tư tưởng chủ yếu của tác phẩm

Khẳng định sau khi các Đảng Cộng sản ra đời, bệnh “tả khuynh” đã phát triển trên phạm vi thế giới.

Phê phán sai lầm của phái “tả” trong nội bộ Đảng Bơnsêvích Nga. Truyền kinh nghiệm, "dạy" cách lãnh đạo chính trị đúng đắn cho các Đảng Cộng sản trẻ tuổi; phát triển lý luận Mác xít về chiến lược và sách lược của Đảng Cộng sản trong bối cảnh lịch sử mới; ngăn ngừa và giúp những người cộng sản tránh các sai lầm và phổ biến kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w