II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN TÁC PHẨM
a. Quan điểm củaV.I.Lênin đánh giá nhà nước sau 5 năm cách mạng tháng Mười Nga thành công
Mười Nga thành cơng
*. V.I.Lênin đánh giá tính chất, vai trị, ý nghĩa lịch sử trọng đại của Nhà nước Xô Viết
V.I.Lênin khẳng định bản chất tốt đẹp của nhà nước chun chính vơ sản, đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân; đủ sức quản lý xây dựng nước Nga trở thành một nước văn minh có cơng nghiệp, nơng nghiệp hiện đại; củng cố chính quyền cơng nơng và tăng cường khối liên minh công nông; là bộ máy thực sự trong sạch, có phương pháp cơng tác thực sự khoa học, đủ năng lực làm tròn chức năng bảo vệ và xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, giáo dục. Nhà nước Xô Viết đã tạo ra một xã
hội mới, một kỷ nguyên mới. Người viết : “Trong hàng mấy trăm năm nay, người ta đã xây dựng lên những nhà nước theo kiểu tư sản và đây là lần đầu tiên, chúng ta đã tìm ra một hình thức nhà nước khơng phải tư sản… đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một nhà nước kiểu vô sản đã được sáng tạo ra” (1). Sđd.tr.130
*. Lênin đánh giá thực trạng của bộ máy nhà nước Xô Viết sau 5 năm xây dựng
Việc thành lập nhà nước chuyên chính vơ sản ở nước Nga là một thành tựu, là hoạt động sáng tạo vơ cùng to lớn có ý nghĩa lịch sử của giai cấp công nhân. Nhưng càng đi vào hoạt động, quản lý điều hành đất nước càng bộc lộ sự trì trệ, cũ kỹ của nó. Những hạn chế đó là : quan liêu, thủ cựu, bảo thủ, khơng muốn đổi mới. Do bị ảnh hưởng từ kiểu nhà nước phong kiến, tư sản, khơng nắm được tình hình, khơng phát huy trí sáng tạo của quần chúng, khơng tạo ra cơ chế quản lý có hiệu quả. V.I.Lênin cho rằng, nước Nga Xơ Viết cịn xa mới mang đầy đủ tính chất của chủ nghĩa xã hội, vì bộ máy cồng kềnh, làm việc thì quan liêu, đội ngũ cán bộ sính làm kế hoạch, chỉ đạo thực tiễn yếu, ba hoa, cách mạng suông, xuất hiện bệnh tự mãn của người cộng sản, có cả phần tử xấu, cơ hội.
Trải qua 5 năm củng cố bộ máy nhà nước nhưng không nắm chắc phương châm, nên đến năm 1923 bộ máy của nhà nước vẫn không đáp ứng được yêu cầu cách mạng mới. Người chỉ rõ : “Thế là đã 5 năm, chúng ta ra sức cải tiến bộ máy nhà nước của ta, nhưng đó chỉ là một hoạt động phí cơng, một hoạt động qua 5 năm đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vơ hiệu, thậm chí cịn vơ ích, hay thậm chí cịn có hại là khác” (1).
*. Nguyên nhân của những yếu kém
- Do nhà nước tư sản bị lật đổ nhưng chưa hồn tồn bị tiêu diệt. Nó kéo theo sự tồn tại dai dẳng của hệ tư tưởng, văn hoá, lối sống phong tục tập quán của chế độ Nga Hoàng : phong cách quan liêu xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn; lập trường ngả nghiêng, thiếu bản lĩnh vững vàng; dựa dẫm ỉ lại, thiếu tính quyết đốn, khơng giám làm; khơng giám chịu trách nhiệm, tác phong tuỳ tiện, thiếu biện pháp cụ thể… Những thứ đó là biểu hiện của tư tưởng tư sản, phong kiến tiểu nông, sản xuất nhỏ.
- Do hạn chế về trình độ văn hố, tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân viên trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ
sở, chưa đáp ứng kịp thời so với sự phát triển của tình hình. V.I.Lênin khẳng định : Từ trong phong trào đấu tranh của công nhân, từ Cách mạng Tháng Mười, từ nội chiến đã có đội ngũ cán bộ, đảng viên có lịng nhiệt tình, đạo đức cách mạng, phẩm chất rất tốt nhưng cái bức xúc đặt ra là : Trình độ học vấn tri thức lý luận cịn rất thấp, họ muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội có hiệu quả nhưng không biết làm thế nào ? Muốn xây dựng nhà nước vững mạnh nhưng không biết làm thế nào ?
- Do nội chiến kéo dài, nhiều cán bộ nòng cốt của Đảng được huy động cho chiến tranh, khơng có điều kiện giải quyết đồng bộ có hiệu quả vấn đề cải tổ bộ máy. Trong hồn cảnh đó, nhà nước Nga phải sử dụng cả những chuyên gia tư sản trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và quân sự, đó là những khó khăn, trở ngại lớn trong xây dựng bộ máy.
- Do công tác thanh tra và kiểm tra của Bộ dân uỷ, thanh tra công nông và Ban kiểm tra trung ương Đảng kém hiệu quả. Bộ dân uỷ bộ máy cồng kềnh, chỉ chạy theo số lượng, không chú ý đến chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên.
- Chưa có sự phân định cụ thể phạm vi, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ dân uỷ, thanh tra và Ban thanh tra trung ương Đảng nên quá trình triển khai thực hiện chồng chéo và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan này.