II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
Chương 5: Kế hoạch xây dựng một tờ báo chính trị của tồn nước Nga
Trong chương này, V.I.Lênin vạch ra kế hoạch xây dựng một Đảng tập trung thống nhất của tồn nước Nga.
Trước tình trạng phân tán, tản mạn của các nhóm mác xít lúc đó, để xây dựng một Đảng cách mạng, tập trung, thống nhất của giai cấp cơng nhân, thì vấn đề bắt đầu từ đâu là rất quan trọng.
V.I.Lênin khẳng định: “Tồn bộ đời sống chính trị là một dây xích vơ tận gồm một loạt mắt xích vơ tận. Tồn bộ nghệ thuật của nhà chính trị chính là ở chỗ tìm ra các mắt xích và bám thật chắc lấy nó, cái mắt xích mà người ta khó mà làm cho rời khỏi tay mình được, cái mắt xích quan trọng nhất trong một thời gian nhất định và bảo đảm chắc chắn nhất cho người nắm mắt xích ấy làm chủ được tồn bộ dây xích” (3)
V.I.Lênin chỉ ra : Khâu quyết định, mắt xích quan trọng nhất để thành lập Đảng là phải ra được một tờ báo chính trị bất hợp pháp của tồn nước Nga.
Tờ báo sẽ có vai trị thống nhất các quan điểm chính trị, thống nhất phương thức hoạt động qui tụ, đồn kết lực lượng đấu tranh chính trị, biến phong trào đấu tranh cục bộ, nhỏ lẻ của các nhóm mác xít ở các địa phương thành phong trào thống nhất cả ý chí và hành động trên tồn nước Nga; đồng thời phổ biến kinh nghiệm; là diễn đàn đấu tranh phê phán những quan điểm sai lầm, cơ hội, xét lại; tập trung những phần tử ưu tú trong đấu tranh chính trị làm hạt nhân xây dựng phong trào cách mạng và tuyên truyền cổ vũ quần chúng đấu tranh chính trị và là diễn đàn của đấu tranh chính trị.
V.I.Lênin cho rằng, một tờ báo như thế khơng những là một phương tiện để đồn kết Đảng về mặt tư tưởng mà còn là một phương tiện để thống nhất về mặt tổ chức các địa phương của Đảng.
Theo V.I.Lênin: “Tờ báo không phải chỉ là người tuyên truyền tập thể và người cổ động tập thể, mà lại còn là người tổ chức tập thể nữa” (4).
Người nhấn mạnh Tờ báo chính trị sẽ là cái khung, cái giàn dáo từng bước tạo ra sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức giữa các nhóm Mác xít, xây dựng nên một Đảng tập trung, thống nhất của toàn nước Nga.
(1),(2),(3),(4) Sđd. tr.162; tr.173 ; tr.209-210; tr.210
Phần kết luận
V.I.Lênin tóm tắt về ba thời kỳ trong lịch sử Đảng dân chủ - xã hội Nga.
- Thời kỳ thứ nhất từ 1884 đến 1894.
Là thời kỳ phát sinh và củng cố lý luận về cương lĩnh xã hội. Phái dân chủ - xã hội lúc đó cịn ít, nó tồn tại mà khơng có phong trào cơng nhân. Đó là thời kỳ phơi thai hình thành một chính đảng.
Phái dân chủ - xã hội ra đời và phát triển thành một phong trào xã hội, thành cao trào của quần chúng nhân dân rồi thành một chính đảng. Đó là thời kỳ ấu trĩ và trưởng thành. Việc thành lập một chính đảng vào mùa thu năm 1898 là sự kiện nổi bật; đồng thời cũng là hành động cuối cùng của những người dân chủ - xã hội thời kỳ này.
- Thời kỳ thứ ba bắt đầu từ 1898:
Đó là thời kỳ phân tán, tản mạnh do dự, phong trào công nhân ngày càng phát triển tràn lan khắp nước Nga, nhưng trình độ giác ngộ của những người lãnh đạo khơng theo kịp, không đáp ứng được sự rộng lớn và sức mạnh của cao trào tự phát. Họ lạc hậu chẳng những về phương diện lý luận mà cả về phương diện thực tiễn (lối làm việc thủ cơng nghiệp).
Do đó, muốn kết thúc thời kỳ thứ ba - thời kỳ phân tán, tản mạn, do dự, thì phải phê phán nghiêm khắc những sai lầm cơ hội chủ nghĩa trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Có như vậy mới thành lập được một Đảng tập trung thống nhất, một tổ chức cách mạng chiến đấu của giai cấp công nhân và quần chúng lao động.
III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
- Tác phẩm “Làm gì” ? đóng vai trị quan trọng trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác, xác lập cơ sở chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân, tập hợp các tổ chức mác xít ở địa phương để thành lập một Đảng tập trung thống nhất, một Đảng mác xít chân chính, thực sự là lãnh tụ chính trị, đủ sức lãnh đạo cuộc cách mạng vơ sản của giai cấp công nhân.
- Tác phẩm ra đời khi chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, khi những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa ra đời và phát triển nhanh chóng trong Quốc tế II và các đảng dân chủ xã hội Tây Âu. Với tác phẩm “Làm gì” ? bằng lý luận và phương pháp bút chiến sắc sảo V.I.Lênin đã bảo vệ thành công học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác và bước đầu đánh bại chủ nghĩa cơ hội.
- V.I.Lênin đã phát triển những tư tưởng của Mác và Ăng ghen, hoàn chỉnh học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, một học thuyết thống nhất,
chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Học thuyết về Đảng kiểu mới - chính Đảng cách mạng của giai cấp cơng nhân là một cống hiến lớn lao của Lênin vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác. Học thuyết đó là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Nga và các Đảng Cộng sản các nước trên thế giới, đồng thời là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt đảng kiểu mới với đảng kiểu cũ, Đảng Cộng sản chân chính với các đảng cơ hội cải lương.
Trung thành với các nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân, Đảng ta do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện đã trở thành một đảng Mác-Lênin chân chính, cách mạng, một bộ phận kiên cường của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.
Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng ta càng phải kiên trì, vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, phát triển và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mọi mặt. Chúng ta phải xây dựng Đảng vững mạnh cả chính trị, tư tưởng và tổ chức thực sự ngang tầm nhiệm vụ chính trị của thời kỳ mới.
Tác phẩm Làm gì ? của Lênin mặc dù ra đời cách đây hơn một thế kỷ nhưng những tư tưởng cơ bản về Đảng và xây dựng Đảng trong tác phẩm vẫn còn ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Đối với đội ngũ cán bộ chính trị - người chủ trì cơng tác Đảng, cơng tác chính trị, việc nghiên cứu nắm vững tư tưởng của Lênin trong tác phẩm Làm gì ? sẽ là cơ sở khoa học để quán triệt sâu sắc hơn nữa những quan điểm của Đảng ta về Đảng và xây dựng Đảng cầm quyền, từ đó vận dụng vào thực tiễn; đồng thời, có cơ sở khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trên lĩnh vực tư tưởng lý luận hiện nay.
Tác phẩm MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI
V.I.Lênin (1904), Toàn tập, Nxb Tiến bộ Matxcơva 1979 tập 8, trang 217-504)
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
Sau Đại hội I (1898), Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga rơi vào tình trạng phân tán về tư tưởng, tan rã về tổ chức. Nhờ có tác phẩm “Làm gì” và một loạt bài báo khác của V.I.Lênin trên báo “Tia lửa” những quan điểm tư tưởng cơ hội của phái “kinh tế” bị bóc trần và bị đánh bại một bước, tạo điều kiện cho việc thành lập một Đảng tập trung thống nhất. V.I.Lênin và Ban biên tập của tờ báo Tia lửa tiến hành làm công tác chuẩn bị cho Đại hội II.
Tháng 7 năm 1903 Đại hội II Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga đã được triệu tập và có nhiệm vụ : thơng qua cương lĩnh, điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trung ương, kiện tồn cơ quan ngơn luận của Đảng (Ban biên tập tờ báo Tia lửa).
Đại hội II diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa phái Bơnsêvích đứng đầu là V.I.Lênin và phái Mensêvích đứng đầu là Mác-tốp và Ác-xen-xrốt. Cuối cùng Cương lĩnh, điều lệ được thông qua, Ban Chấp hành Trung ương và Ban biên tập của tờ báo Tia lửa đã được bầu. Đó là một bước tiến lớn của phong trào công nhân Nga và những người dân chủ - xã hội. Tuy nhiên sau Đại hội phái Mensêvích đã phản kích lại : xuyên tạc kết quả Đại hội, chiếm Ban biên tập báo Tia lửa, vu khống bịa đặt, nói xấu V.I.Lênin và những người Bơnsêvích. Đảng lại lâm vào khủng hoảng, chia rẽ về mặt tổ chức. Đó là những bước lùi lớn của phong trào. Thực tiễn đặt ra cho V.I.Lênin và những người Bơnsêvích nhiệm vụ phải đánh bại bọn cơ hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ những quan điểm mác xít về mặt tổ chức trong Đảng. Đáp ứng tình hình đó V.I.Lênin đã viết tác phẩm “Một bước tiến hai bước lùi”, tháng 5 năm 1904
II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
1. Tư tưởng chủ yếu của tác phẩm
Nguồn gốc, diễn biến, ý nghĩa của cuộc đấu tranh trong và sau đại hội II của Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga vạch trần các quan điểm và thủ đoạn cơ hội về mặt tổ chức của phái Mensêvích, khẳng định những nguyên tắc mácxít về mặt tổ chức của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
2. Nội dung cơ bản của tác phẩm