II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN TÁC PHẨM
2. Tình hình đội ngũ đảng viên
Đảng ta nắm chính quyền trong nửa nước. Đa số cán bộ, đảng viên được tôi luyện trong chiến tranh, luôn giữ vững và phát huy tốt vai trò tiên phong gương
mẫu. Song vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thoái hoá, biến chất về đạo đức lối sống. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng. Họ ngại làm việc tổ chức, tuyên truyền và giáo dục quần chúng. Họ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, cũng không u họ. Chung quy là họ khơng làm nên trị trống gì” (2). Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm của cách mạng, đòi hỏi Đảng ta phải chăm lo củng cố, tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân, nâng cao trình độ lý luận Mác-Lênin, đặc biệt là nâng cao đạo đức cách mạng của đội cán bộ, ngũ đảng viên và kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân.
Trước yêu cầu đó, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm: "Đạo đức cách mạng" với bút danh Trần Lực. Tác phẩm được đăng trên tạp chí "Học tập" số 12 năm 1958. Đây là một trong những tác phẩm tập trung đầy đủ nhất những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
1. Tư tưởng chủ yếu của tác phẩm
Chỉ ra những khuyết điểm của một số ít cán bộ, đảng viên còn thấp kém về đạo đức, phẩm chất nhất là căn bệnh “chủ nghĩa cá nhân” từ đó mà lây lan nhiều chứng bệnh khác, nhiều khuyết điểm khác, làm giảm uy tín của Đảng trước nhân dân.
(1), (2) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb.CTQG.H.1996, tập 8, tr.483; tr.290-291
Xác định trách nhiệm của Đảng cầm quyền lãnh đạo giáo dục kiên quyết đấu tranh quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng nâng cao đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, trình độ hiểu biết, tinh thần trách nhiệm làm tốt mọi nhiệm vụ.
2. Nội dung cơ bản của tác phẩm
*. Vị trí, vai trị của đạo đức cách mạng
Trong tác phẩm "Đạo đức cách mạng", Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị trí, vai trị quan trọng của đạo đức cách mạng. Theo Người đạo đức là cái gốc, là nền tảng đảm bảo cho người cách mạng hồn thành tốt nhiệm vụ cách mạng. Bởi vì "làm cách
mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang" (1).
Theo Hồ Chí Minh để hồn thành thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang, thì người cách mạng, người cán bộ, đảng viên phải có đạo đức, có tâm huyết với sự nghiệp cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng khơng sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của lồi người mà khơng ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân minh. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng khơng tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, khơng hủ hố...
Đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh ln gắn với tài năng, là cơ sở để tài năng hình thành, phát triển và được trọng dụng. Bởi vì, khi người cán bộ, đảng viên có đạo đức, có tâm huyết với sự nghiệp cách mạng sẽ tạo nên động lực to lớn để thúc đẩy họ khắc phục mọi khó khăn, trở ngại vươn lên học tập, nâng cao trình độ, năng lực để hồn thành nhiệm vụ cách mạng. Đạo đức cách mạng là nhân tố cơ bản tạo nên uy tín và thanh danh của Đảng. Hồ Chí Minh thường dạy: Đảng ta là “đạo đức và văn minh", nhân dân nhìn vào Đảng trước hết là nhìn vào tư cách, đạo đức cán bộ, đảng viên. Có đạo đức tốt người cán bộ, đảng viên mới có uy tín trước nhân dân và được nhân dân mến phục tin u. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng của người cách mạng: "Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân" (2).
Hồ Chí Minh không chỉ luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải quan tâm rèn luyện đạo đức cách mạng mà chính bản thân Người cịn là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.
*. Những nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng
Tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như tấm gương đạo đức trong sáng các ông đã để lại.
(1), (2) Sđd.tr.283; Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb.CTQG.H.1995, tập 5, tr.252-253.
Nội dung đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao trùm nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, mỗi đối tượng lại có yêu cầu nội dung cụ thể. Trong tác phẩm "Đạo đức cách mạng" chủ yếu đề cập đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Tuyệt đối trung thành với Đảng, hiếu với dân
Hồ Chí Minh đã coi trung, hiếu là phẩm chất đạo đức bao trùm, nội dung cơ bản chi phối các nội dung khác. Quan niệm trung, hiếu của Người có nội hàm rộng lớn và cách mạng, khác với quan niệm trung với vua, hiếu với cha mẹ của chế độ phong kiến, nho giáo. Theo Hồ Chí Minh, trung là trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hiếu là hiếu với dân, hết lịng hết sức phục vụ nhân dân, trong đó có hiếu với cha mẹ mình. Theo Người, nếu phải nói một cách ngắn gọn nhất, khái qt nhất, thì: "Đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất".
Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng.
Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Hết lịng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.
Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, ln ln dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến cơng tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ” (1).
Cũng như Mác, Ăngghen và Lênin, Hồ Chí Minh coi bản chất của đạo đức cách mạng chính là biểu hiện bản chất giai cấp công nhân - giai cấp có sứ mệnh lịch sử vĩ đại là lật đổ sự thống trị của giai cấp áp bức, bóc lột, thiết lập chuyên chính vơ sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trên thực tế khơng có thứ đạo đức phi giai cấp, vì vậy, theo Hồ Chí Minh "Người cách mạng phải thấy rõ điều đó và đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, để hết lòng hết sức đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, cho giai cấp công nhân và cho toàn thể nhân dân lao động. Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân" (2)
Vơ luận trong hồn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch.
Theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ. Cần có người cách mạng là vì cịn có kẻ địch chống lại cách mạng. Kẻ địch gồm có ba loại.
Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm.
Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại khơng thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài.
Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản cịn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi để ngóc đầu dậy. Nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia. Vì vậy: “Đạo đức cách mạng là vơ luận trong hồn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu quyết không chịu khuất phục, khơng chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng” (3).
(1), (2) Sđd, tr.285, tr.285; tr.287
Hồ mình với quần chúng
Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng. Đảng chỉ vững mạnh khi gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân. Để gắn bó mật thiết với quần chúng, Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có phẩm chất đạo đức, lối sống của người cách mạng. Chính bản thân Người là tấm gương mẫu mực về tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân, hồ mình với quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh đã khẳng định : "Đạo đức cách mạng là hồ mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng,
hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Do lời nói và việc làm, đảng viên, đoàn viên và cán bộ làm cho dân tin, dân phục, dân yêu đoàn kết quần chúng chặt chẽ chung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng” (1).
*. Những nguyên tắc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên.
Rèn luyện đạo đức là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời.
Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ở mỗi cán bộ, đảng viên không phải là một việc giản đơn, có thể hồn thành ngay trong một sớm, một chiều. Mà đó là một q trình liên tục, thường xun, lâu dài, bền bỉ suốt cuộc đời. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” (2).
Mỗi cán bộ, đảng viên phải lăn lộn trải qua con đường đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, đầy cam go, thử thách mới có thể thành cơng, mới có đạo đức cách mạng. Việc tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên phải được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu. Khi cách mạng gặp thuận lợi, cũng như lúc khó khăn, thử thách, cán bộ, đảng viên đều phải rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng. Bởi vì, khi mới vào Đảng, khi mới trở thành cán bộ hầu như ai cũng là người tốt, nhưng nếu khơng rèn luyện thường xun thì sẽ dễ bị danh lợi, uy quyền, tiền tài, sắc đẹp... làm cho gục ngã thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống. Vì vậy, việc rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên phải được thực hiện trong suốt cả cuộc đời.
Thực tiễn cho thấy rằng, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên đã học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, phấn đấu quên mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân, xứng đáng là người chiến sỹ tiên phong, được quần chúng tin yêu, mến phục. Những cán bộ, đảng viên ấy đã có đóng góp to lớn cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đang đặt ra đòi hỏi cấp bách phải bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Sự thống nhất giữa lời nói với việc làm là nguyên tắc rất quan trọng chỉ đạo mọi suy nghĩ và hành động của người cán bộ, đảng viên, giúp họ có tín nhiệm cao trước quần chúng. Hồ Chí Minh khẳng định: "Nếu đảng viên tư tưởng và hành động khơng nhất trí, thì khác nào một mớ cắt rời "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Như vậy, thì khơng thể lãnh đạo quần chúng, khơng thể làm cách mạng.
(1),(2) Sđd. tr.290, tr.293
Lời nói và việc làm của đảng viên rất quan hệ đến sự nghiệp cách mạng, vì nó ảnh hưởng đến quần chúng” (1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn của sự thống nhất biện chứng giữa lời nói đi đơi với việc làm. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình dù ở cương vị nào Người cũng đã nói và làm những điều ích nước, lợi dân. Chính sự thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa tư tưởng với hành động là nét đặc sắc tạo nên bề rộng, chiều sâu và tầm cao của một nhân cách vĩ đại - Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên: "Những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy, đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng” (2). Người cịn chỉ rõ: "Do lời nói và việc làm, đảng viên, đoàn viên và cán bộ làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng” (3).
Theo Hồ Chí Minh, đối với người phương Đơng, nhất là đối với người Việt Nam giàu tình cảm, một tấm gương sống cịn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền. Vì vậy, cần phải nêu những tấm gương sáng về đạo đức cho mọi người học tập. Theo Người: "Trong Đảng ta, các đồng chí Trần Phú, Ngơ Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã vì dân, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí cơng vơ tư cho tất cả chúng ta học tập” (4)
Xây đi đôi với chống
Xây đi đôi với chống là một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng. Nguyên tắc này chỉ đạo hành vi của cán bộ, đảng viên giúp họ từng bước hoàn thiện phẩm chất đạo đức của mình. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh, mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng.
Tuy nhiên, xây phải luôn đi đôi với chống, chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, theo quan điểm của Người là chống nhằm mục đích xây. Đây là một q trình gay go, phức tạp khơng phải ngày một, ngày hai có thể làm được. Bởi lẽ: "Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân trái ngược