II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
Chương 2: Tính tự phát của quần chúng và tính tự giác của Đảng dân chủ-xã hộ
Trong chương này V.I.Lênin phê phán chủ nghĩa cơ hội, làm rõ tính tự phát của quần chúng và tính tự giác của Đảng dân chủ - xã hội, chỉ rõ mối quan hệ giữa
(1),(2),(3), ( 4) Sđd.tr.30, tr.30, tr.32, tr34.
chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào cơng nhân và vai trị của Đảng là phải giáo dục, giác ngộ đưa yếu tố tự giác vào phong trào công nhân.
Sùng bái chủ nghĩa “công liên”, thực chất là phái “kinh tế” sùng bái tính tự phát của phong trào cơng nhân. V.I.Lênin phê phán phái “kinh tế” khi họ cho rằng, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa có thể phát sinh từ phong trào tự phát của giai cấp công nhân. Người khẳng định, quan điểm của phái “kinh tế” : “Phong trào cơng nhân thuần t tự nó có khả năng tạo ra và sẽ tạo ra cho nó một hệ tư tưởng độc lập, chỉ cần là công nhân giành được vận mệnh của mình trong tay những người lãnh đạo” (1) đây là một sai lầm nghiêm trọng”. Thực chất phái “kinh tế” phủ nhận tính tự giác của phong trào cơng nhân, phủ nhận vai trị của lý luận cách mạng-lý luận Mác xít, với tư cách là yếu tố tạo nên tính tự giác, phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng cách mạng, với tư cách là người đưa yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, âm mưu làm lạc hướng con đường đấu tranh chính trị của giai cấp cơng nhân. V.I.Lênin vạch rõ : Bản thân phong trào công nhân chỉ là một phong trào tự phát, không thể vươn lên tự giác nếu thiếu một lý luận cách mạng soi sáng, một đảng cách mạng lãnh đạo và giáo dục. Chủ nghĩa xã hội khoa học không phải là sản phẩm từ trong phong trào tự phát của công nhân. Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả của sự phát triển những tư tưởng tiên tiến của nhân loại và tri thức của những nhà khoa học thuộc tầng lớp hữu sản.
V.I.Lênin chỉ rõ : “Lịch sử tất cả các nước chứng thực rằng chỉ do lực lượng của độc bản thân mình thơi thì giai cấp cơng nhân chỉ có thể đi đến ý thức công liên chủ nghĩa, tức là đi đến chỗ tin rằng phải đoàn kết lại thành hội liên hiệp, phải đấu tranh chống lại bọn chủ, phải địi Chính phủ ban hành những luật này hay luật khác cần thiết cho cơng nhân v.v… Cịn học thuyết xã hội chủ nghĩa thì phát sinh ra từ các lý luận triết học, lịch sử, kinh tế, do những người có học thức, xây dựng nên” (2)
V.I.Lênin khẳng định : phong trào cơng nhân có được trang bị chủ nghĩa xã hội khoa học thì mới phát triển lên trình độ tự giác. Đảng cách mạng của giai cấp công nhân là hiện thân của sự kết hợp đó và là lực lượng truyền bá hệ tư tưởng xã hội
chủ nghĩa vào phong trào cơng nhân. Tính tự phát đối lập với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Người khẳng định : “Đã khơng thể có một hệ tư tưởng độc lập, do chính ngay quần chúng cơng nhân xây dựng nên trong q trình phong trào của họ, thì vấn đề đặt ra chỉ là thế này: Hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Khơng có hệ tư tưởng trung gian” (3). Sùng bái tính tự phát là hạ thấp hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin cho rằng : “Mọi sự sùng bái tính tự phát của phong trào cơng nhân, coi nhẹ vai trị của “yếu tố tự giác”; coi nhẹ vai trị của Đảng dân chủ- xã hội thì đều có nghĩa là “dù người ta muốn hay khơng muốn - là tăng ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản đối với cơng nhân” (4)
Đảng Mác xít là đại biểu cho tính tự giác của cơng nhân, là người đem yếu tố tự giác vào phong trào cơng nhân, V.I.Lênin địi hỏi : “Những người dân chủ - xã hội phải biểu hiện một tính tự giác cao. Cao trào tự phát của quần chúng càng tăng lên và phong trào càng mở rộng thì sự cần thiết có một ý thức cao trong cơng tác lý luận, chính trị và tổ chức của Đảng dân chủ - xã hội càng phải tăng lên vơ cùng nhanh chóng hơn” (5)
(1),(2), (3), (4), (5) Sđd. tr.48 ; tr.38, tr.49-50, tr.49-50; tr.67.
Chương 3 : Chính trị cơng liên chủ nghĩavà chính trị dân chủ-xã hội
Chương này, V.I.Lênin tập trung làm rõ bản chất cơ hội, cải lương của phái “kinh tế” về quan điểm, nhiệm vụ chính trị; vạch rõ cương lĩnh, sách lược của Đảng dân chủ - xã hội Nga.
Sự sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân đã đẩy phái “kinh tế” tới chỗ khơng những hạ thấp vai trị của lý luận cách mạng mà cịn hạ thấp mục tiêu nhiệm vụ chính trị, quan điểm, lập trường của giai cấp cơng nhân xuống trình độ cơng liên chủ nghĩa.
Phái “kinh tế” hạn chế phong trào công nhân trong khuôn khổ cuộc đấu tranh kinh tế địi bọn chủ và Chính phủ cải thiện điều kiện lao động trong khuôn khổ, trật tự xã hội tư bản. Họ nêu ra khẩu hiệu: “Đem lại cho chính cuộc đấu tranh kinh tế một tính chất chính trị”. Thực chất là che dấu khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa của họ, nhằm hạ thấp chính trị xã hội chủ nghĩa xuống trình độ chính trị cơng liên chủ nghĩa. Quan điểm, nhiệm vụ chính trị của phái “kinh tế” khơng phải là lật đổ chế độ tư bản
chủ nghĩa mà là thừa nhận chế độ đó và chỉ đấu tranh địi cải cách dân chủ theo lối cơng đồn, đòi cải thiện điều kiện bán sức lao động của họ cho bọn tư sản mà thôi.
V.I.Lênin vạch rõ sự khác nhau căn bản về mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng Dân chủ- xã hội với phái “kinh tế” là ở chỗ : khơng phải đấu tranh địi những cải cách dân sinh, dân chủ trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản mà phải lật đổ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chun chính vơ sản tiến tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Qui mơ tính chất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị, khơng chỉ đơn thuần là đấu tranh kinh tế. Yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh chính trị là xố bỏ tận gốc ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, xố bỏ chế độ tư hữu, thiết lập quyền thống trị của giai cấp công nhân, xây dựng chế độ công hữu.
V.I.Lênin chỉ rõ: Muốn nâng cao được tính tích cực cách mạng của cơng nhân, Đảng Dân chủ - xã hội khơng chỉ dừng lại, khơng thể tự bó mình vào một việc “cổ động chính trị về mặt kinh tế” như phái “kinh tế” nêu lên mà cịn phải tổ chức đấu tranh chính trị trên mọi lĩnh vực.
Nhiệm vụ của những người dân chủ - xã hội là phải đi sâu mở rộng và tăng cường những hoạt động chính trị. V.I.Lênin cho rằng: “ý thức chính trị giai cấp chỉ có thể được đem từ bên ngồi vào cho người cơng nhân, nghĩa là từ bên ngồi cuộc đấu tranh kinh tế, từ bên ngoài phạm vi quan hệ giữa thợ và chủ. Người ta chỉ có thể tìm được nhận thức ấy trong lĩnh vực duy nhất là lĩnh vực những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân với nhà nước và Chính phủ, lĩnh vực những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau” (1). (1) Sđd.tr.101
V.I.Lênin cũng chỉ rõ: Người dân chủ - xã hội không nên lấy người thư ký hội công liên làm lý tưởng, tức là người chỉ biết tiến hành và giúp đỡ tiến hành cuộc đấu tranh kinh tế chống bọn chủ và Chính phủ, mà người dân chủ - xã hội, người chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân phải là người đại biểu cho nhân dân chống lại mọi biểu hiện độc đốn, áp bức, để giải phóng thực sự cho giai cấp công nhân. Đảng dân chủ - xã hội phải giáo dục chính trị cho giai cấp cơng nhân, tổ chức và lãnh đạo giai cấp cơng nhân đấu tranh chính trị, nhằm lật đổ chế độ chuyên chế, thủ tiêu chủ nghĩa tư bản. Cịn “mọi sự sùng bái tính tự phát của phong trào quần chúng, mọi sự hạ thấp chính trị dân chủ - xã hội xuống ngang hàng với chính trị cơng liên chủ nghĩa, đều chính là sự chuẩn bị cơ sở để biến phong trào công nhân
thành công cụ của phái dân chủ tư sản. Phong trào công nhân tự phát, tự nó, chỉ có thể sản sinh ra (và tất nhiên chỉ sản sinh ra) chủ nghĩa công liên mà thơi; mà chính trị cơng liên chủ nghĩa của giai cấp cơng nhân chính là chính trị tư sản của giai cấp công nhân” (1). Người dân chủ - xã hội phải lợi dụng những tia sáng giác ngộ chính trị mà cuộc đấu tranh kinh tế đã chiếu rọi vào cơng nhân để nâng cơng nhân đến mức giác ngộ chính trị dân chủ - xã hội.
Chương 4 : Lối làm việc thủ công nghiệp của phái “kinh tế” và tổ chức
của những người cách mạng
Ở chương này, V.I.Lênin tập trung vạch trần bản chất cơ hội, cải lương của phái “kinh tế” trên lĩnh vực tổ chức và chỉ rõ giai cấp cơng nhân Nga cần phải có một Đảng tập trung thống nhất.
Chủ nghĩa cơ hội của phái “kinh tế” biểu hiện trong nhiệm vụ chính trị ở chỗ hạ thấp nhiệm vụ chính trị dân chủ - xã hội xuống thành nhiệm vụ chính trị cơng liên chủ nghĩa, từ chỗ sùng bái tính tự phát, sùng bái đấu tranh kinh tế, phủ nhận đấu tranh chính trị… thì cũng bào chữa cho tính chất thủ cơng phân tán, tản mạn, cục bộ địa phương của các nhóm Mác xít. Chúng muốn thu hẹp qui mơ và trình độ tổ chức của Đảng, như là một câu lạc bộ, như tổ chức của cơng đồn, phản đối thành lập một đảng tập trung thống nhất, phủ nhận tính tiên phong, vị trí vai trị, lãnh tụ chính trị của Đảng.
V.I.Lênin chỉ rõ: Phái “kinh tế” bênh vực cho lối làm việc thủ công nghiệp - là cản trở việc thành lập một tổ chức của những người cách mạng. Nguồn gốc của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa về mặt tổ chức của phái “kinh tế” cũng bắt nguồn từ chỗ sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân, sùng bái đấu tranh kinh tế, phủ nhận đấu tranh chính trị. Do đó, muốn thanh tốn được chủ nghĩa kinh tế nói chung (tức là thanh tốn được quan niệm hẹp hịi về lý luận của chủ nghĩa Mác, về vai trò của Đảng dân chủ - xã hội với những nhiệm vụ chính trị của Đảng) thì phải dẹp cả sự hẹp hịi, cách nhìn thiển cận về nhiệm vụ chính trị và cơng tác tổ chức của Đảng.
Nguồn gốc chung của sự bất đồng ý kiến giữa phái “kinh tế” và những người dân chủ - xã hội cách mạng là ở chỗ: “những người kinh tế chủ nghĩa ln đi chệch
ra ngồi dân chủ - xã hội và hướng về chủ nghĩa công liên trong các nhiệm vụ tổ chức cũng như các nhiệm vụ chính trị” (2)
Phê phán quan điểm và lối làm việc đó, V.I.Lênin cho rằng: “Cuộc đấu tranh chính trị của Đảng dân chủ - xã hội rộng lớn và phức tạp hơn rất nhiều so với cuộc đấu tranh kinh tế của giai cấp công nhân chống bọn chủ và Chính phủ. Do đó, tổ chức Đảng - tổ chức của những người cách mạng phải khác tổ chức của công nhân, chứ khơng phải là tổ chức cơng nhân có thể thay thế cho tổ chức những người cách mạng. Tổ chức của những người cách mạng phải bao gồm trước hết và chủ yếu những người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp “cịn tổ chức của cơng nhân, trước hết phải có tính chất nghề nghiệp; phải càng rộng càng tốt; càng ít tính chất bí mật càng tốt” (3)
(1), (2) , (3) Sđd.tr.122; tr.142-143, tr.143
Từ phân tích một cách lơgíc và biện chứng giữa độ vững chắc về mặt tổ chức của Đảng với phong trào công nhân V.I.Lênin chỉ rõ: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên” (1). Nhiệm vụ của tổ chức đảng là khơng được hạ thấp mình xuống ngang hàng với quần chúng mà phải nâng quần chúng lên ngang trình độ của những người cách mạng.
V.I.Lênin khẳng định : “Cuộc đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản sẽ không trở thành cuộc “đấu tranh giai cấp” thực sự của giai cấp vơ sản, chừng nào nó chưa được tổ chức mạnh mẽ gồm những người cách mạng lãnh đạo” (2). Tổ chức mạnh mẽ đó là tổ chức Đảng - một tổ chức thống nhất và tập trung của giai cấp vô sản - bao gồm trước hết và chủ yếu là những người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp. Chỉ với tổ chức như vậy mới khắc phục được tình trạng phân tán, tản mạn trong Đảng.