Nhiệm vụ và phương pháp công tác của những người dân chủ-xã hội Nga

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 40 - 45)

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

b. Nhiệm vụ và phương pháp công tác của những người dân chủ-xã hội Nga

*. Hướng vào giai cấp công nhân, phát triển ý thức giai cấp, giúp họ đứng lên đấu tranh chính trị, lơi kéo tồn bộ giai cấp cơng nhân đấu tranh

V.I.Lênin phân biệt giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và chỉ ra giai cấp công nhân công nghiệp : công xưởng, nhà máy, giai cấp công nhân thành thị hợp thành tổ chức lớn và những người này vượt trội hơn hẳn những người tiểu tư sản, tiểu sản xuất. Trên cơ sở phân tích đánh giá tồn diện cả điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội giai cấp đối với giai cấp cơng nhân, V.I.Lênin chỉ ra tồn bộ “Hoạt động chính trị của những người dân chủ xã hội Nga là ở chỗ giúp vào việc phát triển và tổ chức phong trào công nhân ở Nga, vào việc cải biến phong trào đó từ trạng thái những mưu toan phản đối, “bạo động” và bãi công lẻ tẻ và thiếu tư tưởng chỉ đạo, thành

lập cuộc đấu tranh có tổ chức của tồn thể giai cấp cơng nhân Nga nhằm chống lại chế độ tư sản, nhằm tước đoạt những kẻ đi tước đoạt, nhằm tiêu diệt các chế độ xã hội xây dựng trên sự áp bức người lao động” (3)

(1), (2), ( 3) Sđd., tr.234-235; tr.415; tr.383.

Khẳng định giai cấp công nhân Nga là người đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ “là đại biểu duy nhất và tự nhiên của toàn thể nhân dân lao động và bị bóc lột ở Nga” (1)

V.I.Lênin chỉ ra nhiệm vụ của những người dân chủ - xã hội Nga chú ý và đặt hy vọng vào giai cấp cơng nhân Nga. Tồn bộ cương lĩnh của những người dân chủ - xã hội đều hướng vào phát triển ý thức giai cấp của giai cấp cơng nhân, thấy rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, thái độ của những người dân chủ - xã hội đối với chế độ chuyên chế và quyền tự do chính trị, nhằm mục đích “thống nhất” và “liên hợp” tất cả các phái cách mạng để giành lấy quyền tự do chính trị.

V.I.Lênin địi hỏi: “Những người dân chủ - xã hội hướng toàn bộ sự chú ý và tồn bộ hoạt động của mình vào giai cấp cơng nhân. Khi những đại biểu tiên tiến của giai cấp đó đã thấm nhuần được tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng về vai trị lịch sử của cơng nhân Nga, khi các tư tưởng đó đã được phổ biến rộng rãi và khi mà trong hàng ngũ công nhân đã lập ra được các tổ chức vững chắc có thể biến cuộc chiến tranh kinh tế phân tán hiện nay của công nhân thành cuộc đấu tranh giai cấp tự giác - thì lúc đó Người cơng nhân Nga, đứng đầu tất cả các phần tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chế độ chuyên chế và đưa giai cấp vô sản Nga (sát cánh với vô sản tất cả các nước) thông qua con đường trực tiếp đấu tranh chính trị cơng khai, tiến tới Cách mạng cộng sản của thắng lợi” (2).

*. Thái độ đối với nông dân và tư tưởng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo

V.I.Lênin cho rằng do quan niệm không đúng nên Plêkhanốp đã đoạn tuyệt với nông dân, V.I.Lênin đã luận chứng vai trị của nơng dân, đưa ra tư tưởng liên minh công-nông và yêu cầu cần phải ủng hộ yêu sách của họ.

Người chỉ rõ : Phải có thái độ đúng với nơng dân, tun truyền giác ngộ họ, cần phải đoạn tuyệt với tư tưởng nông dân nhưng không đoạn tuyệt với nơng dân mà phải có sách lược với họ. V.I.Lênin chỉ rõ : Những người dân chủ - xã hội có

nhiệm vụ thành lập một đảng cơng nhân Mác xít và đề ra tư tưởng liên minh cách mạng giữa giai cấp cơng nhân và nơng dân, coi đó là phương sách chủ yếu để lật đổ chế độ Nga hoàng, bọn địa chủ và giai cấp tư sản.

*. Về thành lập Đảng của giai cấp công nhân

V.I.Lênin chỉ rõ: Trong giai đoạn đầu của cách mạng vơ sản phải có cách mạng dân chủ, nhất là ở một nước mà nông dân chiếm phần đông trong dân cư. Nhưng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cần giữ sự độc quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp cơng nhân thơng qua đội tiền phong chính trị là Đảng cộng sản. Để đáp ứng u cầu khách quan đó địi hỏi phải thống nhất các tổ chức Mác xít cịn rời rạc thành một Đảng tập trung thống nhất. Bên cạnh đó, V.I.Lênin địi hỏi những người dân chủ - xã hội cần phải ủng hộ những người dân chủ, trong khi ủng hộ những người dân chủ phải giữ vững độc lập về tư tưởng, tổ chức và mục tiêu chiến lược. V.I.Lênin cho rằng: “Chỉ sau khi người ta đã thảo ra một cương lĩnh vững vàng gồm những yêu sách dân chủ, một cương lĩnh đã xoá bỏ được những thiên kiến về những điều kiện độc đáo trước đây của nước Nga, thì tất cả các nhóm cách mạng khơng phải dân chủ - xã hội mới có thể thống nhất vững chắc dưới ngọn cờ đó được. Đương nhiên, những người dân chủ - xã hội coi việc thành lập một đảng

(1), (2). Sđd. tr.383, tr.385-386

dân chủ - xã hội như thế là một bước tiến có ích, và hành động của họ chống chủ nghĩa dân tuý phải góp phần vào bước tiến đó, phải góp phần vào việc quét sạch hết thảy mọi thiên kiến và mọi chuyện huyễn hoặc, vào việc tập hợp những người xã hội chủ nghĩa dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác và giúp các nhóm khác lập ra một đảng dân chủ. Cố nhiên là những người dân chủ - xã hội sẽ khơng thể “thống nhất” với đảng đó được, vì họ cho rằng cơng nhân phải tự mình tổ chức thành một đảng công nhân riêng biệt, song công nhân vẫn hết sức kiên quyết ủng hộ mọi cuộc đấu tranh của những người dân chủ chống lại các thế lực phản động” (1)

*. Về công tác lý luận và công tác thực tiễn

V.I.Lênin nêu tầm quan trọng của lý luận, đó là vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp cơng nhân, và chỉ rõ khi giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị thì lý

luận soi đường là lý luận Mác, vì lý luận Mác là sự kết hợp biện chứng hữu cơ giữa bản chất cách mạng và khoa học.

V.I.Lênin chỉ rõ: “Các nhà trí thức xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ có thể hy vọng làm cơng tác có hiệu quả khi nào họ bỏ hẳn được các ảo tưởng và bắt đầu thấy chỗ dựa của mình, là sự phát triển thực tế của nước Nga, chứ không phải là sự phát triển theo ý muốn của mình, là các quan hệ kinh tế - xã hội, có thực chứ khơng phải là những quan hệ kinh tế có thể có. Như thế, cơng tác lý luận của họ phải hướng vào việc nghiên cứu cụ thể hết thảy mọi hình thức của sự đối kháng kinh tế ở nước Nga, vào việc nghiên cứu những mối liên hệ và sự phát triển lơgích của các hình thức đó; cơng tác lý luận phải vạch trần sự đối kháng đó ở bất cứ chỗ nào mà nó bị lịch sử chính trị, bị những đặc điểm của chế độ pháp lý, bị những định kiến lý luận sẵn có, che dấu đi. Nó phải vẽ ra được bức tranh trọn vẹn về hiện thực nước ta, với tính cách là một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định, nó phải chỉ rõ rằng với hệ thống đó thì tất nhiên phải có sự bóc lột và tước đoạt những người lao động, nó phải vạch ra con đường thốt khỏi hệ thống đó, con đường mà sự phát triển kinh tế đề ra” (2)

Vận dụng lý luận vào thực tiễn để vạch đường lối, trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của lý luận, qui mô rộng lớn của công tác lý luận của những người dân chủ - xã hội, V.I.Lênin chỉ rõ mối quan hệ giữa công tác lý luận với công tác thực tiễn, là không phải làm xong công tác lý luận mới làm công tác thực tiễn mà là thống nhất, hồ quyện vào nhau. V.I.Lênin cịn chỉ rõ: “Trong khi nhấn mạnh như thế sự cần thiết, tầm quan trọng và qui mô rộng lớn của công tác lý luận của những người dân chủ - xã hội, tơi khơng hề muốn nói rằng cơng tác đó phải đươc đặt vào vị trí hàng đầu trước cơng tác thực tiễn, và càng không hề cho rằng người ta hãy đợi cho đến khi nào công tác thứ nhất xong xuôi rồi mới làm cơng tác thứ hai. Chỉ có những kẻ nhiệt tình sùng bái cái “Phương pháp chủ quan trong xã hội học” hay những tín đồ của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng, mới có thể rút ra được cái kết luận như thế” (3)

Trái lại, công tác thực tiễn tuyên truyền và cổ động nhất thiết bao giờ cũng

phải ở vị trí hàng đầu, vì một là cơng tác lý luận chỉ giải đáp những vấn đề do công tác thực tiễn đặt ra. Hai là, những người dân chủ - xã hội, vì những tình hình khơng

phụ thuộc vào họ, thường buộc phải làm công tác lý luận thôi, nên khơng thể khơng hết sức coi trọng những lúc có thể làm được cơng tác thực tiễn.

(1), (2), ( 3) Sđd. tr.374-375; tr.380; tr.318-382.

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

- Tác phẩm ra đời là bản Tuyên ngôn của Đảng dân chủ - xã hội Nga. Trong văn kiện Mác xít có tính chất cương lĩnh đó, V.I.Lênin đã trình bày một cách sâu sắc thế giới quan khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và phê phán một cách toàn diện các quan điểm triết học, kinh tế, chính trị, cương lĩnh và sách lược của phái dân tuý tự do.

- V.I.Lênin đã vạch trần bộ mặt của các nhà lý luận của phái dân tuý là những đại biểu của phương pháp phản khoa học, chủ quan trong xã hội học, là những nhà duy tâm phủ nhận tính khách quan của các qui luật phát triển xã hội và vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Người vạch ra nội dung của học thuyết Mác xít về xã hội và chỉ rõ tiến trình lịch sử được quyết định bởi những qui luật phát triển khách quan, rằng động lực chủ yếu của sự phát triển của xã hội là nhân dân, là các giai cấp mà cuộc đấu tranh của họ quyết định sự phát triển của xã hội.

- V.I.Lênin lần đầu tiên đã đề ra cho những người dân chủ - xã hội Nga nhiệm vụ thành lập một Đảng cơng nhân Mác xít và đề ra tư tưởng liên minh cách mạng giữa giai cấp công nhân và nông nhân.

- Những nội dung lớn trong tác phẩm có ý nghĩa phương pháp luận khoa học trong việc xây dựng cương lĩnh, sách lược và phương pháp cách mạng của các Đảng Mác xít chân chính hiện nay.

Tác phẩm LÀM GÌ ?

V. I. Lê Nin (1902), toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, Tập 6, Tr 1 - 245

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w