II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
a. V.I.Lênin chống phái dân tuý, bảo vệ, phát triển học thuyết Mác, đấu tranh đưa chủ nghĩa Mác vào nước Nga
tranh đưa chủ nghĩa Mác vào nước Nga
*. Lý luận về hình thái kinh tế xã hội
V.I.Lênin phê phán phái “dân tuý” đưa ra một hình thái kinh tế -xã hội chung chung, theo họ, quan niệm hình thái kinh tế-xã hội của C.Mác là thừa. Mikhailốpxki cịn nêu vấn đề : “Mác đã trình bày quan điểm duy vật lịch sử của mình trong tác phẩm nào nhỉ” (1) tr.154. Phái “dân tuý” còn đưa ra phép so sánh :
Những phát hiện như duy vật lịch sử, giá trị thặng dư không thể so sánh với Đác Uyn, rằng : “Toàn bộ các tác phẩm của Đác Uyn là gì ? Là một số tư tưởng có tính chất khái qt, gắn bó chặt chẽ với nhau và tổng kết cả một đống tài liệu cụ thể to như núi Mông Blăng. Vậy đâu là tác phẩm tương ứng của Mác ?” (1).
V.I.Lênin khẳng định, C.Mác đã đưa ra quan điểm : “Tơi coi sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” (2), là khoa học, bởi vì :
C.Mác đã làm nổi bật lĩnh vực kinh tế trong tất cả các lĩnh vực xã hội, chỉ ra yếu tố bên trong của xã hội là lực lượng sản xuất và nhấn mạnh : Trong các mối quan hệ, sản xuất là mối quan hệ đầu tiên quyết định các mối quan hệ khác trong xã hội. C.Mác đã phê phán quan hệ pháp quyền của Hê Ghen, từ quan hệ chính trị (đi từ ngọn, hình thức) và chỉ rõ : Mọi quan hệ đều từ quan hệ vật chất, từ quan hệ sản xuất mà ra.
Khơng có tác phẩm nào C.Mác khơng nói tới chủ nghĩa duy vật lịch sử, và từ khi bộ “Tư bản” ra đời thì chủ nghĩa duy vật lịch sử khơng cịn là giả thuyết nữa, mà đã chứng minh tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác đã chỉ ra “những chế độ hiện tại - chế độ pháp lý, chính trị, gia đình, tơn giáo, triết học - đều được giải thích theo quan điểm duy vật chủ nghĩa” (3)
*. V.I.Lênin phê phán quan điểm xã hội học chủ quan của phái “dân tuý” và chỉ ra công lao của C.Mác.
Xã hội học chủ quan của phái dân tuý đã phủ nhận qui luật tồn tại khách quan của đời sống xã hội, họ cho rằng: những lĩnh vực hoạt động xã hội không giống những lĩnh vực hoạt động tự nhiên. Do đó, để xem xét, phân tích những hiện tượng xã hội phải dùng phương pháp chủ quan và xã hội học. Xã hội học chủ quan chỉ bàn tới xã hội nói chung, khơng gắn với hình thái kinh tế-xã hội cụ thể nào cả. Theo V.I.Lênin, đó là đạo đức trừu tượng, là giáo điều, siêu hình, thốt ly thực tế.
V.I.Lênin khẳng định, việc so sánh giữa C.Mác và Đác Uyn là đúng đắn. Công lao của Đác Uyn là ông đã đánh đổ hẳn quan điểm duy tâm siêu hình cho rằng những lồi động vật và thực vật là khơng có liên hệ gì với nhau, do “thượng đế” tạo ra và bất biến. Đác Uyn là người đầu tiên đã làm cho sinh vật học có một cơ sở hồn tồn khoa học bằng cách xác định tính biến dị và tính di truyền của các lồi, cịn C.Mác. C.Mác đã đánh đổ hẳn được quan niệm cho rằng xã hội là một tổ hợp có tính chất máy móc gồm những cá nhân, một tổ hợp mà nhà cầm quyền (hay là xã hội và Chính phủ thì cũng vậy) có thể tuỳ ý biến đổi, một tổ hợp sinh ra và biến hoá một cách ngẫu nhiên; đồng thời C.Mác là người đầu tiên làm cho xã hội học có cơ sở khoa học, C.Mác đã đưa ra khái niệm hình thái kinh tế-xã hội và khẳng định : sự phát triển của nó là một q trình lịch sử tự nhiên” (4)
Những người dân tuý đã đề ra Cương lĩnh nửa vời, một cương lĩnh không xuất phát từ thực tại nước Nga. Ở thời điểm lịch sử lúc đó nước Nga đã phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhưng theo Mikhailốpxki thì nước Nga khơng có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và nếu có cũng chỉ giới hạn trong 1,5 triệu cơng nhân, cho nên chủ nghĩa tư bản ở Nga không phát triển được. Những người dân tuý che dấu sự đối kháng giai cấp và sự bóc lột người lao động của giai cấp thống trị. Họ không giúp những người
(1),(2),(3),(4) Sđd. tr.154, tr.157, tr.166 , tr.165,166.
bị nô dịch vùng lên đấu tranh, trái lại họ mơ tưởng chấm dứt cuộc đấu tranh bằng những biện pháp thoả mãn mọi người, nhằm đi đến hoà giải và đoàn kết” (1). Cương lĩnh này chỉ làm cho giai cấp tư sản mạnh hơn cịn nơng dân khơng được giải phóng.
Từ quan điểm xem xét, đánh giá đó dẫn tới những biện pháp họ đưa ra khơng thay đổi được hiện thực, thực chất họ “nhằm duy trì mãi mãi các chế độ tốt đẹp trước kia là chế độ lao động nửa nông nô, nửa tự do, cái chế độ mang trong lịng nó tất cả những thảm trạng của sự bóc lột và áp bức và chẳng đưa lại được một lối thoát nào cả” (2).
Thực chất tư tưởng của những “người bạn dân” là không muốn thủ tiêu sự bóc lột, họ khơng muốn đấu tranh mà muốn điều hoà.
V.I.Lênin đã chỉ rõ quan điểm của phái dân tuý về cương lĩnh chính trị “Từ một cương lĩnh chính trị nhằm mục đích phát động nơng dân làm cách mạng xã hội chủ nghĩa chống lại các cơ sở của xã hội hiện tại, đã nảy ra một cương lĩnh nhằm mục đích vá víu, “cải thiện” tình cảnh của nơng dân, đồng thời vẫn bảo tồn các cơ sở xã hội hiện tại” (3).
Trên cơ sở phê phán quan điểm chính trị thể hiện trong cương lĩnh chính trị của phái dân tuý, V.I.Lênin chỉ ra yêu cầu của Cương lĩnh chính trị phải xuất phát từ thực tiễn nước Nga, khai thác và kế thừa thành tựu của chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội mà không đi bằng con đường tư bản chủ nghĩa. Cương lĩnh ấy phải xác định rõ cơ sở, con đường, phương thức của thời kỳ quá độ, phải vạch ra được khuynh hướng phát triển trong thời gian lâu dài.
Phái dân tuý cho rằng: Chủ nghĩa Mác đứng trên lập trường quyết định luận nên qui luật quyết định tất cả. Do đó, con người phải phá tung qui luật mới có tự do. V.I.Lênin bảo vệ quan điểm của C.Mác và cho rằng : quyết định luận và tự do ý chí là hai mặt thống nhất biện chứng với nhau, khơng có sự xung đột. Con người hoạt động phải trên cơ sở nắm vững qui luật và hành động theo qui luật. Nắm qui luật là nâng cao nhận thức hoạt động của con người lên và làm cho con người khi đã nắm được qui luật thì có tự do chứ khơng phải triệt tiêu tự do của con người. Sai lầm của Mikhailốpxki khi cho rằng : “Chỉ có quan điểm quyết định luận mới giúp ta đánh giá được chặt chẽ và đúng đắn, mà không đổ lỗi tất cả cho tự do ý chí. Ý niệm tính tất yếu lịch sử cũng vậy, nó khơng hề làm tổn hại gì đến vai trị của cá nhân trong lịch sử: “Tồn bộ lịch sử, chính là do những hành động của cá nhân cấu thành, và những cá nhân này chắc chắn đều là những lực lượng tác động. Vấn đề thực sự đặt ra khi đánh giá hoạt động xã hội của một cá nhân là: Trong những điều kiện nào thì hoạt động đó được bảo đảm thành cơng ? đâu là điều bảo đảm cho hoạt động đó khơng cịn là hành động đơn độc, chìm ngập trong cái biển cả những hành động trái ngược nhau” (4)
Mác coi sự vận động xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên chịu sự chi phối của những qui luật, khơng những khơng phụ thuộc vào ý chí của con người, ý thức và ý định của con người, mà trái lại, cịn quyết định ý chí, ý thức và ý định của con người” (5)
(1),(2) (3),(4), ( 5). Sđd. tr.299, tr.305, tr.335, tr.190-191, tr.200-201
*. Vấn đề dân tộc, đấu tranh giai cấp và Nhà nước
- Vấn đề dân tộc : V.I.Lênin phê phán phái “dân tuý” không thấy sự ra đời của dân tộc là do sự phát triển của kinh tế, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế của sự phát triển tư bản trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Vấn đề đấu tranh giai cấp : V.I.Lênin phê phán quan điểm phi lịch sử của phái “dân tuý” cho rằng nông dân là lực lượng chủ yếu của cách mạng. V.I.Lênin khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân và cho rằng đã có chủ nghĩa tư bản thì có đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Người chỉ rõ : “Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những điều kiện vật chất cho chế độ mới, và đồng thời cũng tạo ra một lực lượng xã hội mới: Giai cấp công nhân công xưởng -
Nhà máy, giai cấp vô sản thành thị. Tuy phải chịu cùng một sự bóc lột tư sản, mà xét theo thực chất kinh tế của nó thì sự bóc lột tồn thể nhân dân lao động ở Nga cũng là một sự bóc lột như thế, nhưng giai cấp đó lại được đặt trong những điều kiện đặc biệt có lợi cho sự giải phóng của nó: chẳng có cái gì gắn bó nó với cái xã hội cũ hồn tồn xây dựng trên sự bóc lột; chính bản thân những điều kiện lao động của nó và hồn cảnh sinh sống của nó đã tổ chức nó lại, buộc nó phải suy nghĩ, làm cho nó có khả năng bước lên vũ đài đấu tranh chính trị” (1). Theo V.I.Lênin đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, là một tất yếu và đó là cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhất, tập trung nhất và quyết liệt nhất, trong cuộc đấu tranh đó giai cấp cơng nhân phải liên minh với nơng dân vì nơng dân là lực lượng của cách mạng. Ơng đề cập tư tưởng liên minh công nông và cho rằng đường lối thì của một giai cấp, cịn lợi ích thì của sự liên minh giai cấp. Giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng, nhưng khơng chỉ đem lại lợi ích cho giai cấp công nhân mà cho cả giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động.
- Vấn đề Nhà nước : V.I.Lênin phê phán quan điểm siêu giai cấp về Nhà nước của phái dân tuý là Nhà nước phi giai cấp, Nhà nước phúc lợi chung. Họ không hiểu học thuyết của C.Mác về đấu tranh giai cấp và Nhà nước và cho rằng Nhà nước không phải là một tổ chức trật tự công cộng, Nhà nước của một giai cấp. V.I.Lênin chỉ rõ: Nhà nước bảo vệ lợi ích giai cấp, mang bản chất giai cấp đang cầm quyền thống trị xã hội, “Đại biểu cho các giai cấp cầm quyền” (2)