Sự hình thành, tồn tại của phái dân tuý ở nước Nga

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 34 - 36)

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

2. Sự hình thành, tồn tại của phái dân tuý ở nước Nga

Trước những năm 1870, những người dân tuý cho rằng : Sự biến đổi của lịch sử xã hội loài người là do những vĩ nhân quyết định, lực lượng chủ yếu của cách mạng làm biến đổi lịch sử là nông dân, do trí thức lãnh đạo, họ hướng vào cơng xã nông thôn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ không thừa nhận chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở Nga.

Những năm 1890 đến 1894 , do những biến đổi về kinh tế trong đời sống nông dân Nga, do tác động của cách mạng công nghiệp, sự phát triển của giai cấp công nhân và của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, phái dân tuý phân liệt làm xuất hiện những người dân tuý tự do. Những người dân tuý tự do là tôi tớ của chủ nghĩa

tư bản, họ sống công khai hợp pháp với chế độ Nga hồng, cơng khai chống chủ nghĩa Mác, ủng hộ cải cách của Nga hồng, mục đích muốn biến nước Nga thành nước “quân chủ tư sản”. Phái dân tuý tự do nhân danh cái gọi là “những người bạn dân”, cho rằng : Chỉ có họ là bạn dân, những người Mác xít là những người chống lại nhân dân, chủ nghĩa Mác khơng thích hợp với nước Nga, vì chủ nghĩa Mác sinh ra ở Châu Âu có nền cơng nghiệp phát triển, cịn ở nước Nga thời điểm đó là một nước nơng nghiệp. Theo họ, chủ nghĩa xã hội chỉ thành công ở những nơi tư bản phát triển. Họ nhận thức rằng chủ nghĩa tư bản ở Nga là hiện tượng ngẫu nhiên, không phát triển được và giai cấp vô sản Nga cũng khơng thể phát triển. Vì thế, muốn đi lên chủ nghĩa xã hội phải hướng vào nông dân, lực lượng cách mạng chủ yếu là nơng dân do trí thức lãnh đạo. Phái dân t chìm ngập trong nơng thơn, lơi kéo quần chúng trong nông dân, mơ tưởng tới chủ nghĩa xã hội từ vai trị của giai cấp nơng dân.

*. Một số quan điểm tư tưởng của phái “dân tuý”

Phái dân tuý, việc đưa chủ nghĩa Mác vào Nga làm phá sản nước Nga, họ cho rằng, sự nghiệp cách mạng ở nước Nga do giai cấp nông dân Nga lãnh đạo, phái dân tuý phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nga.

Họ lý giải chủ nghĩa Mác là một học thuyết trừu tượng, là sản phẩm của tư duy, tư biện chưa được chứng minh trên thực tế. Nếu nói những quan điểm của chủ nghĩa Mác là một phát hiện có ý nghĩa thời đại thì điều đó khơng có căn cứ. Họ đưa ra lập luận : Nếu như chủ nghĩa Mác là một sáng tạo, vậy tại sao sau 40 năm vẫn khơng giải thích được những hiện tượng cụ thể như : Lịch sử cổ Hy Lạp, La Mã, Giécmăng. Họ khơng phủ nhận Ăng ghen có giải thích, nhưng lại sử dụng tài liệu của một nhà dân chủ học Mỹ, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác. Phái dân tuý còn cho rằng, chủ nghĩa Mác chỉ đưa ra được mơ hình và dùng nó úp vào hiện thực theo kiểu “tam đoạn thức” của Hê Ghen.

Trước tình hình đó, V.I.Lê nin nhận định, để phê phán những người dân tuý là việc làm rất khó, bởi lẽ : Một mặt, do Plêkhanốp mắc sai lầm về lý luận. Ông đề cao vai trị tầng lớp tư sản tự do, khơng hề đề cập đến vai trò lực lượng cách mạng của nông dân. Mặt khác, phái dân tuý lúc đó có những lãnh tụ rất nổi tiếng như :

MikhailốpXki, Crivencơ, I.U,Giacốp, do đó, muốn phê phán họ phải có quan điểm lý luận sắc bén.

Giai đoạn đầu để phê phán phái dân tuý tự do, V.I.Lênin viết dưới dạng bài báo ngắn, những bức thư và sau đó phát triển thành tác phẩm “Những người bạn dân” nhằm phê phán một cách toàn diện các quan điểm triết học, kinh tế và chính trị, cương lĩnh và sách lược của phái dân tuý, giáng một đòn quyết định vào phái dân tuý, mở đường cho chủ nghĩa Mác vào Nga, thúc đẩy sự phát triển của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng vô sản ở nước Nga.

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w