Tình hình các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân Nga

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 47 - 50)

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

3. Tình hình các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân Nga

Năm 1895, V.I.Lênin thống nhất các tổ chức Mác xít ở Pêtécbua lập ra “Hội liên hiệp giải phóng giai cấp cơng nhân”. Song tổ chức này bị Chính phủ Nga Hồng đàn áp, V.I.Lênin và những người lãnh đạo của Hội bị bắt đưa đi đày ở Xibêri. Ban lãnh đạo mới của Hội được thành lập do Máctưnốp đứng đầu đã theo đuổi một đường lối chính trị sai lầm, cải lương cơ hội - đó là phái “kinh tế”.

Mùa xuân năm 1898, một số nhóm Mác xít đã nhóm họp ở Minxcơ tiến hành Đại hội lần thứ nhất, tuyên bố thành lập Đảng công nhân dân chủ- xã hội Nga, bầu được Ban chấp hành, nhưng Đại hội chưa thông qua được cương lĩnh và điều lệ, Đại hội vừa kết thúc thì tồn bộ Ban chấp hành Trung ương bị bắt. Do đó, trên thực tế, Đảng vẫn chưa hình thành. Đại hội I của Đảng không thành công đã làm cho các tổ chức Mác xít và phong trào cơng nhân Nga rơi vào tình trạng dao động về tư tưởng, phân tán về tổ chức. Vấn đề cấp bách là phải thành lập một Đảng tập trung, thống nhất trong toàn quốc để chấm dứt tình trạng phân tán về tư tưởng, tan rã về tổ chức.

Xuất phát từ yêu cầu đó, V.I.Lênin đã viết tác phẩm “Làm gì” ? (tác phẩm

được viết từ tháng 5 năm 1901 và xuất bản tháng 2 năm 1902).

II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

1. Tư tưởng chủ yếu của tác phẩm

Chống lại và đánh bại khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa của phái kinh tế ở Nga, đồng thời cũng để chống chủ nghĩa cơ hội quốc tế, xác định cơ sở chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

2. Nội dung cơ bản của tác phẩm

Chương 1 : Chủ nghĩa giáo điều và tự do phê bình

*. V.I.Lênin vạch trần bản chất, nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của lý luận cách mạng

Chủ nghĩa cơ hội xuất hiện sớm trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, khi chủ nghĩa Mác chưa ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào cơng nhân thì những người cơ hội chủ nghĩa đứng ngồi hàng ngũ của những người Mác xít để chống lại chủ nghĩa Mác. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác đã trở thành một trào lưu tư tưởng tiên tiến của loài người và ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong phong trào công nhân. Trước thắng lợi của chủ nghĩa Mác, kẻ thù buộc phải đội lốt Mác xít để chống lại chủ nghĩa Mác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, giữ lại hình thức, tước bỏ nội dung, linh hồn của chủ nghĩa Mác, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản.

Núp dưới chiêu bài “tự do phê bình”, chúng xuyên tạc những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác, cho rằng : Chủ nghĩa Mác là “giáo điều”, “cũ kỹ” cần phải xét lại. Trong các đảng dân chủ - xã hội Tây Âu, trào lưu cơ hội chủ nghĩa ngày càng phát triển núp dưới chiêu bài “tự do phê bình” chúng địi “xét lại” chủ nghĩa Mác.

Sau khi Ăng ghen qua đời, bọn cơ hội chủ nghĩa đứng đầu là BécStanh đã chủ trương biến Đảng dân chủ cách mạng thành Đảng cải lương, cơ hội. BécStanh phủ nhận khả năng có thể đem lại cho chủ nghĩa xã hội cơ sở khoa học, phủ nhận những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng trong lòng xã hội tư bản. BéStanh còn kiên quyết phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp vơ sản, phủ nhận chun chính vơ sản. Khuynh hướng mới “tự do phê bình” là khuynh hướng phê bình theo lối tư sản tất cả những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác. Đó là “thứ tự do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong Đảng dân chủ - xã hội, là tự do biến Đảng dân chủ - xã hội thành một Đảng dân chủ cải lương, là tự do đưa những tư tưởng tư sản và những thành phần tư sản vào trong chủ nghĩa xã hội” (1). Phái “kinh tế” ở Nga thực chất là sự biến tướng của chủ nghĩa cơ hội, quốc tế. (1) Sđd.tr.11

Chủ nghĩa cơ hội xét về bản chất là kẻ khoác áo chủ nghĩa Mác nhưng phản

bội chủ nghĩa Mác và làm tay sai cho chủ nghĩa tư bản.

- Nguồn gốc kinh tế, là sự mua chuộc của giai cấp tư sản đối với tầng lớp trên của giai cấp công nhân bằng siêu lợi nhuận.

- Nguồn gốc lịch sử, là thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển tương đối ổn định, hồ bình, các hình thức đấu tranh nghị trường được sử dụng rộng rãi, nhiều học thuyết, nhiều chủ nghĩa được ra đời.

- Nguồn gốc xã hội, là sự tham gia của đông đảo các phần tử tiểu tư sản trí thức chưa được giác ngộ chủ nghĩa Mác vào Đảng dân chủ - xã hội, chủ nghĩa Mác đã trở thành một cái “mốt” rất hấp dẫn đối với tầng lớp thanh niên tiểu tư sản trí thức. Họ muốn chứng tỏ mình rất “sính” chủ nghĩa Mác. Nhưng kỳ thực họ khơng hiểu gì về chủ nghĩa Mác.

Đặc điểm của chủ nghĩa cơ hội ở Nga :

Về nguyên tắc là sợ công bố, công khai, phê bình; về tư tưởng là tầm thường hố chủ nghĩa Mác; về chính trị: hạ thấp, thu hẹp mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân ở “chủ nghĩa cơng liên”, từ bỏ cách mạng vơ sản, chun chính vơ sản; về sách lược: thiếu kiên định, cải lương về hình thức đấu tranh giai cấp, chỉ đấu tranh kinh tế, ham mê qui mô tiểu tổ, phường hội, bỏ qui mô tập trung thống nhất; về tổ chức: là phủ nhận tính tiên phong gương mẫu của Đảng và hạ thấp hình thức tổ chức của đảng ngang hàng với các tổ chức khác của giai cấp cơng nhân. Chủ nghĩa cơ hội có khả năng tồn tại dai dẳng, dưới nhiều hình thức, màu sắc khác nhau, có tác hại lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân Nga và đảng kiểu mới ở nước Nga. Đảng cách mạng và những người cách mạng phải đánh bại bọn cơ hội, phải làm lại công tác lý luận, phải đấu tranh chống lại phái “kinh tế” phải khắc phục tình trạng phân tán, tản mạn dao động trong phong trào công nhân Dân chủ-xã hội Nga.

*. Vai trò của lý luận cách mạng đối với phong trào công nhân và Đảng dân chủ xã hội Nga

Trong khi phê phán, vạch trần bản chất của chủ nghĩa cơ hội, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin khẳng định vai trò của lý luận cách mạng (lý luận Mác).

Trên cơ sở trình bày những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăng ghen về vai trò của lý luận : “Nếu thực sự cần phải liên hợp thì cứ ký kết những thoả hiệp nhằm đạt những mục tiêu thực tiễn của phong trào, nhưng chớ có bn bán ngun tắc, chớ

có “nhân nhượng” về lý luận” (1). V.I.Lênin chỉ rõ : Tư tưởng của Mác là như thế, ấy vậy mà trong chúng ta đã có những người đã nhân danh Mác mà tìm cách làm giảm ý nghĩa quan trọng của lý luận.

V.I.Lênin khẳng định “Khơng có lý luận cách mạng thì cũng khơng thể có phong trào cách mạng” (2), “chỉ đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai trị chiến sỹ tiên phong” (3)

- Đối với Đảng dân chủ - xã hội Nga thì vai trị của lý luận cách mạng càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, Đảng là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu, Đảng đang trong quá trình hình thành, phân tán về tư tưởng và tổ chức; nhiệm vụ của Đảng là phải lãnh đạo giai cấp công nhân và quần chúng lao động giải phóng dân tộc trong khi Đảng chưa được giác ngộ đầy đủ về lý luận, chưa có nhiều kinh nghiệm tiến hành cách mạng; chủ nghĩa cơ hội phái “kinh tế” đang chiếm số đơng và xun tạc địi phủ nhận chủ nghĩa Mác.

V.I.Lênin đòi hỏi Đảng phải được vũ trang bằng lý luận Mác, tuyên truyền, phổ biến hệ tư tưởng vô sản cho giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản. Đảng phải tích cực đấu tranh tư tưởng lý luận, coi đó là một bộ phận của đấu tranh giai cấp. Đảng phải ra sức học tập lý luận, phải là nhà tuyên truyền, giáo dục, nhà lý luận và tổ chức thực tiễn. Người đã dẫn chứng những lời nhận xét của Ăng ghen năm 1874 về tầm quan trọng của lý luận trong phong trào dân chủ xã hội. Ăng ghen cho rằng, cuộc đấu tranh vĩ đại của Đảng dân chủ - xã hội khơng chỉ có hai hình thức chính trị và kinh tế mà có ba hình thức. Ăng ghen đặt cuộc đấu tranh lý luận ngang với cuộc đấu tranh chính trị và kinh tế và ba hình thức đó phải gắn chặt với nhau thành một thể thống nhất.

V.I.Lênin còn chỉ rõ : “Đối với cán bộ, đảng viên phải học tập ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn đề lý luận; phải tự giải thoát, ngày càng nhiều hơn, khỏi ảnh hưởng của những câu cổ truyền của thế giới quan cũ, không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã hội, từ khi đã trở thành một khoa học, đòi phải được coi là mặt khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu” (4)

Một phần của tài liệu 331. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC HIỆN ĐẠI QUA CÁC ĐẠI BIỂU CỦA NÓ LÀ PHOIƠBẮC, B.BAUƠ VÀ STIẾCNƠ VÀ PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC QUA CÁC NHÀ TIÊN TRI KHÁC NHAU CỦA NÓ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w