2009 – 2011:
2.2.2. Các hoạt động văn hóa của Công ty
2.2.2.1. Hệ thống các giá trị cốt lõi
A. Tầm nhìn sứ mệnh:
- PVI là một tập đoàn bảo hiểm vững mạnh vươn ra tầm thế giới bằng sự uy tín và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.
- Cung cấp cho thị trường những giá trị đích thực, ngày một cao, xứng tầm thời đại.
- Phát triển nhanh, bền vững dựa trên nền tảng tri thức, sức mạnh của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam và kết hợp hài hòa lợi ích của cổ đông và người lao động
C. Chính sách chất lượng:
- Đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng D. Cam kết tương lai:
- Trở thành một định chế tài chính – bảo hiểm hàng đầu và có thương hiệu mạnh thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh Bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư tài chính một
cách sâu rộng. E. Logo, slogan:
“ The flame of trust”- Ngọn lửa của niềm tin 2.2.2.2. Các thành tích mà Tổng Công ty Bảo hiểm PVI đạt được:
Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam( PVI) là một đơn vị bảo hiểm có uy tín, chuyên nghiệp nhất trên thị trường bảo hiểm hiện nay. Hiện nay Tổng Công ty chiếm 23% thị phần bảo hiểm trong ngành bảo hiểm phi
nhân thọ. Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty đã gặt hái được nhiều thành công và thành tích đáng kể, điều đó cũng trực tiếp ảnh hưởng tốt đến vị thế của Công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa so với các công ty bảo hiểm khác trên địa bàn.
- Năm 2009, PVI đã vinh dự nhận cúp vàng “ Thương hiệu – Nhãn hiệu”.
- 2/9/2009, PVI tự hào là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ duy nhất lọt vào Top 100 của Giải Thưởng Sao vàng Đất Việt.
- Năm 2009, đón nhận huân chương lao động hạng II.
- Năm 2009, dành được danh hiệu: “Thương hiệu chứng khoán uy tín”
- 21/01/2011, PVI đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. - 27/5/2011, PVI được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
- Năm 2011, PVI được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính ở mức B+( Tốt) và World Finance trao giải thưởng Doanh nghiệp Bảo hiểm tiêu biểu của Việt Nam.
2.2.2.3. Các hoạt động xã hội mà Công ty PVI Khánh Hòa đã tham gia từ khi thành lập đến nay: khi thành lập đến nay:
- Định kỳ cuối năm, Công ty PVI Khánh Hòa đều cử đại diện lên huyện Khánh Vĩnh trao những suât quà cho bà con nơi đây có thêm
niềm vui đón tết.
- Thường xuyên trao các suất học bổng cho học sinh nghèo học giỏi
- Dành ra ngày thứ bảy làm việc không lương để ủng hộ giúp đỡ bà con miền lũ lụt, hay các phong trào “ trái tim cho em”; ủng hộ nạn
nhân chất độc màu da cam.
Những hoạt động từ thiện mà công ty đã và đang thực hiện mặc dù chỉ góp một phần rất nhỏ cho nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh trong xã hội này nhưng việc làm đó đã thể hiện được chữ “ tâm, thiện” trong văn
hóa của công ty.
2.2.2.4. Hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động của Công ty A. Chuẩn mực về tổ chức hoạt động: A. Chuẩn mực về tổ chức hoạt động:
Công ty có cơ cấu tổ chức và lao động rõ ràng. Có sự phân chia nhiệm vụ cụ thể giữa các phòng ban; quyền hạn của mỗi cá nhân trong công ty cũng được
xác định đúng với công tác.
B. Các quy trình chuẩn mực trong thực hiện công việc của các bộ phận:
Mỗi phòng ban, bộ phận phải tự thiết lập các quy trình thực hiện công việc thành các chuẩn mực để đảm bảo chất lượng đề ra, theo một hệ thống quản lý chất lượng cho toàn hệ thống làm việc của Công ty.
C. Chuẩn mực về chế độ họp hành: Họp định kỳ:
- Họp kế hoạch hoạt động năm:
+ Đối tượng: Tất cả các phòng trong Công ty và các trưởng văn phòng đại diện, các đại lý bảo hiểm trên địa bàn
+ Nội dung: Phổ biến kế hoạch hoạt động cả năm và chỉ tiêu do Tổng Công ty đưa xuống.
- Họp tổng kết hoạt động sáu tháng:
+ Đối tượng: Tất cả các phòng trong Công ty và các trưởng văn phòng đại diện
+ Thời gian: Cuối tháng 6 mỗi năm
+ Nội dung: Tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng hoàn thành kế hoạch trong 6 tháng cuối năm.
- Họp tổng kết hoạt động năm:
+ Đối tượng: Tất cả các phòng trong Công ty + Thời gian: Cuối năm
+ Nội dung: Tổng kết hoạt động của năm. - Họp xét chế độ lương:
+ Đối tượng: Giám đốc, Phó giám đốc và các Trưởng phòng + Thời gian: Trong tháng 5 và Tháng 11 hàng năm
+ Nội dung: Xét duyệt chế độ lương của cán bộ công nhân viên - Họp định kỳ mỗi tháng:
+ Đối tượng: Giám đốc, Phó giám đốc và các Trưởng phòng + Thời gian: Đầu mỗi tháng
+ Nội dung: Tổng kết hoạt động tháng, đề ra kế hoạch tháng tới và phương hướng giải quyết.
+ Đối tượng: Các phòng + Thời gian: Thứ 2 đầu tuần
+ Nội dung: Tổng kết hoạt động tuần, đề ra kế hoạch tuần tới và phương hướng giải quyết.
Họp bất thường:
Tùy tình hình, nội dung cụ thể cần thiết phát sinh có thể tổ chức các cuộc họp khác nhau như: họp chuẩn bị tổi chức hay tham gia các sự kiện,
họp khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình kinh doanh… D. Chuẩn mực về chế độ báo cáo:
Báo cáo định kỳ: - Báo cáo tuần:
+ Đối tượng: Các trưởng phòng báo cáo cho Giám đốc + Thời gian: Đầu tuần hoặc cuối tuần
+ Nội dung: Báo cáo việc thực hiện công việc tuần trước và kế hoạch công việc tuần tới với mục tiêu và tiến độ rõ ràng.
- Báo cáo tháng:
+ Đối tượng: Các trưởng phòng và trưởng văn phòng đại diện báo cáo cho Giám đốc
+ Thời gian: Đầu tháng
+ Nội dung: Báo cáo tình hình hoạt động tháng trước và kế hoạch hoạt động tháng tới của các phòng.
+ Đối tượng: Các trưởng phòng và trưởng văn phòng đại diện báo cáo cho Giám đốc; Giám đốc báo cáo cho Tổng Giám đốc tập đoàn + Thời gian: Cuối tháng 6 và cuối năm
+ Nội dung: Báo cáo tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm hoặc năm trước và kế hoạch 6 tháng tới hoặc năm tới của các phòng ban/ văn phòng đại diện.
Báo cáo bất thường:
Đối tượng, thời gian và nội dung tùy thuộc vào tình huống cụ thể cần thiết phải báo cáo.
E. Chuẩn mực trong hoạt động đối nội – đối ngoại:
Chuẩn mực chung theo phương châm hoạt động của Công ty và theo nguyên tắc sau:
- Hoạt động đối nội: Đoàn kết, chia sẻ, tương trợ, cộng đồng
- Hoạt động đối ngoại: nhiệt tình, thân thiện, chuyên nghiệp, linh hoạt.
F. Chuẩn mực trong hoàn thiện hệ thống tuyển dụng:
- Việc tiến hành hoạt động tuyển dụng được quy định, hướng dẫn cụ thể theo Quy trình của hoạt động tuyển dụng của Tổng công ty
- Thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài hay các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi từ các trường đại học. Việc tuyển dụng phải lựa chọn được những ứng viên có đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng được với nhu cầu công việc đề ra.
- Nhân sự mới sau khi được tuyển dụng, nhất thiết phải qua thời gian thử việc với các nội dung được tiến hành như sau:
+ Đào tạo văn hóa PVI; tìm hiểu về tập đoàn, về công ty, nội quy, quy chế, thủ tục hành chính, chuyên môn nghiệp vụ.
+ Giao nhiệm vụ: Rõ ràng, cụ thể, phù hợp về tính chất, quy mô, yêu cầu thực hiện, để sau thời gian thử việc có thể đánh giá được.
+ Hướng dẫn: Tạo sự hỗ trợ nhất định, không hướng dẫn sâu làm mất tính thử thách và cạnh tranh trong công việc.
+ Giám sát: Theo dõi quá trình làm việc của nhân sự đủ để có thể đánh giá chính xác.
+ Đánh giá: Toàn diện từ hai phía, với hai bản đánh gia độc lập và trao đổi thông tin trực tiếp của người quản lý nhân sự và nhân sự đó.
G. Chuẩn mực về các nghi lễ truyền thống trong năm:
- Tết Dương Lịch: CBCNV được nghỉ 01 ngày. - Tất niên: thường vào 25/12 Âm lịch hàng năm. - Lễ xuân: gặp mặt chúc Tết Ban giám đốc.
- Gặp mặt đầu xuân: ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết; Giám đốc mừng tuổi CBCNV.
- Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Công ty tổ chức tiệc mừng chị em trong Công ty.
- Ngày chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5: CBCNV được nghỉ và được thưởng tùy theo mức quy định của tập đoàn.
- Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: Công ty tặng quà cho các cháu có thành tích học tập tốt, là con của các CBCNV.
- Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7: Có hoạt động quan tâm đến các gia đình CBCNV Công ty có người thân trong gia đình là thương binh liệt sĩ.
- Nghỉ mát mùa hè: thường vào tháng 7 mỗi năm; công ty tổ chức cho CBCNV đi nghỉ mát ở ngoại tỉnh. Công ty đã tổ chức thành công chuyến nghỉ mát cho CBCNV đến lục tỉnh miền Tây, khu resort White Sand…
- Ngày Quốc khánh 2/9: CBCNV được nghỉ - Trung thu: tặng quà cho con em CBCNV
- Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Công ty tặng hoa, quà cho các chị em trong công ty.
- Kỷ niệm ngày thành lập Tổng công ty 23/1:
+ Tổ chức cuộc thi viết: “Tìm hiểu về Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam” với những giải thưởng có giá trị dành cho tập thể và cá nhân.
+ Tổ chức hội thao, hội diễn văn nghệ tại Quãng Ngãi: công ty đã tích cực tham gia và dành được nhiều thành tích.
- Ngày Giáng sinh( Noel) 24/12: Tổ chức tiệc noel cho CBCNV công ty.
+ Đối tượng: toàn công ty và hai văn phòng đại diện
+ Thời gian: Khoảng một tiếng đầu giờ sáng thứ 2 tuần đầu tiên của tháng.
+ Nội dung: Hát tập thể “bài ca PVI”; tặng quà sinh nhật cho các nhân sự có ngày sinh trong tháng; giới thiệu nhân sự mới ( nếu có); phổ biến các hoạt động sinh hoạt tập thể.
H. Chuẩn mực về hoạt động của Công ty đối với các sự kiện quan trọng trong đời sống cá nhân CBCNV PVI:
Đó là các hoạt động thăm hỏi, ngoài cơ sở dựa trên thiện chí, tình cảm mọi người nói chung còn được quy định thành các chuẩn mực sau:
- Các sự kiện Hỷ của nhân sự công ty( đám cưới, tân gia) hoặc sự kiện Hiếu của nhân sự và người thân( cha mẹ, vợ chồng, con cái).
Ban thăm hỏi: Bắt buộc phải có sự tham gia của chủ tịch Công đoàn; trưởng phòng quản lý nhân sự đó; có thể có Giám đốc hoặc Phó giám đốc tham gia.
- Các sự kiện ốm đau, sanh đẻ: Nhân sự có người thân( cha mẹ, vợ chồng, con cái) bị ốm nặng; nhân sự có con cái mới sinh.
Ban tham hỏi: Bắt buộc phải có sự tham gia của chủ tịch Công đoàn; trưởng phòng quản lý nhân sự đó; có thể có Giám đốc hoặc Phó giám đốc tham gia.
- Các sự kiện lễ, tết: Tất cả CBCNV trong công ty thăm hỏi lẫn nhau và thăm hỏi ban lãnh đạo; điều này dựa trên thiện chí, tình
cảm quan tâm chia sẻ với văn hóa không quà biếu( các món quà mang tính chất tinh thần, không mang tính vật chất).
I. Chuẩn mực tuân thủ quy chế, nội quy công ty:
Tập thể CBCNV công ty phải nghiêm chỉnh tuân thủ các nội quy, quy chế, Pháp luật và các thỏa thuận khác liên quan đến các chuẩn mực hoạt động của Công ty. Nếu vi phạm thì bất cứ thành viên nào trong công ty cũng bị xử phạt như nhau.
2.2.2.5. Hệ thống các chuẩn mực về giao tiếp và truyền đạt thông tin trong Công ty: Công ty:
2.2.2.5.1. Cách thức giao tiếp và truyền đạt thông tin:
Công ty áp dụng linh hoạt cả hai mô hình truyền đạt thông tin dọc và ngang. Với mô hình này công ty có sự giao tiếp và truyền đạt thông tin linh hoạt, nhanh chóng giữa Giám đốc với các phòng và giữa các phòng với nhau. Với các thức truyền đạt kết hợp này Giám đốc có thể ra quyết định, theo dõi và đánh giá một cách chính xác và kỹ càng hơn. Bên cạnh đó cũng tạo nên sự hợp tác giữa các phòng nhằm giải quyết được các vấn đề liên quan đến nhiều phòng ban.
2.2.2.5.2. Hình thức giao tiếp và truyền đạt thông tin:
Kết hợp hình thức bằng lời nói và bằng văn bản trong giao tiếp và truyền đạt thông tin, cụ thể:
- Chủ trương, chính sách, chỉ dẫn của Tổng công ty: được giao tiếp và truyền đạt bằng lời nói trước; sau đó có văn bản.
- Điều lệnh hành động mang tính nghiệp vụ, hoạt động thường xuyên: giao tiếp và truyền đạt thông tin bằng lời nói, khi cần có thể bổ sung bằn văn bản.
- Khi có đề xuất thay đổi những vấn đề chủ trương, chính sách, thói quen… mang tính truyền thống: giao tiếp và truyền đạt thông tin bằng văn bản trước, sau đó tuyên truyền bằng lời.
2.2.2.5.3. Kênh giao tiếp và truyền đạt thông tin:
- Họp hành, trao đổi công việc trực tiếp.
- Bảng tin nội bộ, bản tin nội bộ hoặc Tổng công ty, website, email. - Thông qua các nghi lễ truyền thống diễn ra hằng năm.
- Diễn đàn và tham luận - Báo chí
- Các chương trình truyền thông khác
- Giao tiếp và truyền đạt thông tin không liên quan đến sự vụ, công việc cụ thể với mục đích lắng nghe, giải đáp thông tin, chia sẻ, duy trì kênh truyền thông xuyên suốt.
- Ban lãnh đạo có trách nhiệm tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với nhân sự do mình quản lý tối thiểu mỗi tháng một lần.
2.2.2.6. Hệ thống các chuẩn mực về giao tiếp và truyền đạt thông tin bên ngoài Công ty: ngoài Công ty:
- Giao tiếp bằng lời: Các nhân viên khi được ứng tuyển vào Công ty phải đảm bảo được kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng phản hồi sao cho hiệu quả. Các kỹ năng này
thường xuyên được trau dồi, luyện tập vì Công ty chủ yếu tương tác trực tiếp với khách hàng nên khônh chỉ toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên công ty luôn chú ý cách nói năng, sử dụng câu từ sao cho đúng mực nhằm tạo thiện cảm cho khách hàng.
- Giao tiếp không lời:
+ Mặt tiền công ty được xây dựng một cách chuyên nghiệp với bảng tên công ty ở chính diện, hai bên là các băng rôn, khẩu hiệu được thay đổi thường xuyên phù hợp với chủ điểm.
+ Bên trong công ty sạch sẽ, ngăn nắp, vị trí làm việc được bố trí phù hợp với yêu cầu công việc; nơi tiếp khách hàng trang trọng, lịch sự. + Nhân viên công ty mặc đồng phục theo đúng mẫu quy định của Tổng công ty; có bảng tên, phù hiệu, danh thiếp thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo sự tin cậy cho khách hàng.
2.2.2.7. Hệ thống Giáo dục – Đào tạo của Công ty
a. Giáo dục:
- Giáo dục một cách tự nhiên, thẩm thấu thông qua truyền thông( duy trì tính lịch sử của văn hóa công ty) thể hiện ở tác phong làm việc của nhân viên, phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo, và đặc biệt là phong cách làm việc của nhóm nhân sự nòng cốt – hình mẫu.