2009 – 2011:
3.3.9. Gây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí của đối tác, của khách hàng
Đối tác và khách hàng là những nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có họ thì mới có hoạt động của công ty. Mà việc quan tâm, chăm sóc khách hàng tốt cũng là yếu tố thể hiện văn hóa doanh nghiệp. Để các đối tác và khách hàng luôn có ấn tượng tốt thì
công ty nên quan tâm đến những nội dung sau:
- Đối tác và khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho công ty nên việc tạo dựng mối quan hệ với họ là rất cần thiết. Từ đó sẽ có lợi cho việc ký
kết hợp đồng.
- Nên có cuộc khảo sát ý kiến khách hàng hằng nửa năm, điều này rất quan trọng đối với những công ty làm dịch vụ. Từ đó công ty sẽ xác định được mặt được, mặt chưa được của các dịch vụ, các chương trình để cùng
- Mọi khách hàng đều có quyền hỏi thăm những vấn đề họ chưa được hiểu thông qua đường dây nóng, email, fax và tất nhiên họ phải được giải đáp một cách rõ ràng, tận tình. Hình ảnh này sẽ làm khách hàng hài lòng và họ
cảm thấy mình được tôn trọng.
- Những góp ý, yêu cầu của đối tác của khách hàng công ty cần quan tâm, lắng nghe. Phải để khách hàng biết rằng chất lượng công việc do nhân
viên của công ty thực hiện cho khách hàng là tốt nhất, là chu đáo nhất.
- Phải đặt quyền lợi của khách hàng, của đối tác lên cao; không vì lợi ích của công ty mà làm việc gian dối làm ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng và hình ảnh của công ty. Nếu lấy được niềm tin của khách hàng thì rất có lợi cho việc kinh doanh cũng như khẳng định vị thế cạnh tranh của công ty
trên thương trường.
- Làm dịch vụ nên công ty không khỏi tiếp xúc với nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau nên cần cẩn trọng tránh tỏ ra coi thường khách hàng;
ngược lại cần cư xử tế nhị để cho khách hàng thấy được văn hóa của công ty.
KẾT LUẬN
Bác có nói: “ Người có tài mà không có đức thì là người vô dụng, còn người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bởi vậy xét trên khía cạnh một con người nếu anh ta biết dựa vào cả tài năng và nhân cách thì cuộc đời và sự nghiệp mới vững chắc, lâu bền. Với doanh nghiệp cũng vậy, sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ ở việc kinh doanh giỏi thể hiện qua lợi nhuận, thị phần mà để có sự phát triển vững mạnh trường tồn phải nằm ở yếu tố văn hóa nữa. Nói như thế để thấy được sự quan trọng của văn hóa doanh nghiệp; doanh nghiệp nào không quan tâm đến văn hóa hay để nó tự phát triển thì sớm muộn cũng sẽ bị đổ vỡ bởi những nguyên nhân bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Ngày nay, nhìn nhận một cách tổng quát văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao… Vì vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là vấn đề của mỗi doanh nghiệp mà các cơ quan Nhà nước cũng cần có trách nhiệm trong vấn đề này. Cần có sự quan tâm, hướng dẫn, tạo ra những diễn đàn… để các doanh nghiệp hiểu và ý thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Nhà nước cần đề ra những chủ trương chính sách về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp vì xây dựng văn hóa doanh nghiệp là việc làm
nhằm tăng tính chuyên nghiệp, cạnh trạnh cho các doanh nghiệp cũng đồng thời là tăng sức cạnh tranh cho cả nền kinh tế, đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển chuyên nghiệp, sẵn sàng vươn ra thế giới.
Dù em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thiện đề tài nhưng do khả năng nhận thức và thu thập tài liệu còn hạn hẹp nên chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được những lời nhận xét, nhứng ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo để giúp đề tài của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí cộng sản số 826 ( 8/2011), Tham luận: “ Xây dựng và phát triển DN trên nền tảng tư tưởng HCM”.
2. ThS. Mai Thị Linh, Bài giảng Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh, tr. 1-18, Bộ môn Quản Trị Kinh Doanh.
3. ThS. Phạm Đình Tịnh, Bài giảng văn hóa doanh nghiệp, khoa quản trị kinh
doanh, đại học Công nghiệp Tp. HCM.
4. TS. Nguyễn Quốc Tuấn, TS. Đoàn Gia Dũng, ThS. Đào Hữu Hòa, ThS.
Nguyễn Thị Bích Thu (2008), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, tr. 249-
253, NXB Lao Động.
5. PGS TS. Lê Doãn Tá, Văn hóa doanh nghiệp – Nền tảng phát triển kinh tế doanh nghiệp thời kỳ 2011- 2020 [Lý luận và thực tiễn phương Đông, phương Tây], NXB Chính Trị Quốc Gia.
6. Hội dầu khí Việt Nam (2011), Tạp chí năng lượng mới số đặc biệt kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành dầu khí, tr.(28, 33), Hà Nội.
7. Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (2011) ,Tạp chí nhịp cầu đầu tư số 249, Hà Nội.
8. Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI (2011), Báo cáo thường niên.
10. Website Bộ lao động thương binh và xã hội www.molisa.gov.vn 11. Website Tổng công ty bảo hiểm dầu khí PVI www.pvi.com.vn
12. www.giamdocdieuhanh.org 13. www.vnexpress.vn